Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 12


-“Quê anh Thụ - Phác Lạn đứng đầu Hoa hồi, hồng ngâm đi khắp xứ… Quốc lộ 1B sang Điềm He

Lắm suối đèo hoa hồi xanh núi…”

(Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.690]

-“Na Chi lăng hoa hồi Văn Quan”

(Xứ Lạng du xuân) [47,tr.68]

Hoa hồi có hương thơm đặc trưng thơm ngọt ngào, thơm cay cay, thơm nồng… lan tỏa khắp các bản, các làng.

-“Lâu rồi mình lại qua Khâu Bay Ngào ngạt hương hồi xanh xanh cây Bên dường hoa kim anh điểm tuyết Bướm ngỡ bạn xuân rập rờn bay”

(Tình Khâu Bay) [41,tr.127]

-“Biết hương hồi thơm núi bởi tay ai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Biết tỉnh ta đẹp quê hương Hoàng Văn Thụ”

(Đẹp) [47,tr.717]

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 12

-“Lạng Sơn vọng gác tiền duyên

Hoa hồi đón quế trải hương cho đời”

(Đất này mẹ ru) [41,tr.64]

Hoa hồi còn là biểu tượng cho vẻ đẹp cho tâm hồn người con gái (người con gái vừa có nhan sắc bề ngoài, vừa có vẻ đẹp nồng nàn, ngọt ngào… ở bên trong):

-“Làm hoa đẹp giưa vườn Làm hương hồi xanh núi”

(Trọn tình em) [41,tr.66]

-“Trong rừng hồi nụ hoa e ấp Mắt anh đâu dám liếc nhìn em”

(Gặp em) [48,tr.29]


Hình ảnh bông hoa hồi tám cánh màu xanh, một sản vật đặc trưng của Xứ Lạng, tượng trưng cho vẻ đẹp của đất và người nơi đây, cho hương thơm và vẻ đẹp nơi đây. Đó là loài hoa đặc sản, là chất liệu quý hiếm của thị trường xưa và nay. Hoa hồi còn là là một thông điệp thân thiện, một tín hiệu tốt lành cho cuộc sống cuả đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn. Có lẽ chính vì thế mà hoa hồi đã được nhà thơ luôn giành tình cảm đặc biệt trong các bài thơ của mình.

3.2.2 Hát sli - một biểu tượng văn hóa của cộng đồng Nùng

Trong tiếng Nùng thì Sli có nghĩa là thơ. Người Nùng ở xứ Lạng gọi loại hình dân ca trữ tình của họ là Sli, một điệu hát tương tự như hát ví, hát ghẹo của người Kinh. Người Nùng rất mê hát Sli. Tục ngữ Nùng có câu: "Đêm ốm dài, đêm Sli ngắn". Nội dung của những điệu hát Sli thường đề cập đến mọi mặt của sinh hoạt đời sống, ca ngợi cảnh giàu đẹp của thiên nhiên, quê hương, hát giao duyên của thanh niên nam, nữ dân tộc Nùng... Trong lời hát Sli có sự liên tưởng, ví von, thông qua những hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình con người. Do đó, dù trong lời hát là cây cối, trăng sao, năm, tháng... nhưng cuối cùng vẫn để nói về tình cảm, tâm trạng và khát vọng của con người. Trong bài "Sli mùa xuân", có đoạn:

"Đón xuân năm mới được vui xuân Ngày xuân năm mới được vui hội Xuân đến hoa đua nở khắp rừng

Chim én thành đôi lượn cánh đồng…".

Các làn điệu Sli ở mỗi nhóm người của dân tộc Nùng có nét độc đáo riêng. Người Nùng Cháo có Sli Slình Làng; người Nùng Giang có Sli Giang; người Nùng Phàn Slình có Nhì Hau, Soong Hàu, còn gọi là Sli Nùng Phàn Slình... Điểm độc đáo là, hát Sli không cần phải có nhạc cụ đệm hay vũ điệu đi kèm. Người ta có thể hát Sli bất kỳ chỗ nào, lúc nào, miễn là có đối tượng để


hát đối, hát cùng hoặc là đối tượng được hướng tới để hát. Hát Sli có thể diễn ra ngoài trời hoặc trong nhà. Một cuộc hát Sli thường tổ chức hát đối đáp giữa chủ và khách; có thể hát trong nhiều đêm, mỗi bên ít nhất có hai người hát... Có lẽ bởi thế mà từ bao đời nay, trong dòng chảy lặng lẽ của thời gian, hát Sli vẫn được lưu truyền trong đời sống tinh thần của người Nùng.

-“Bãi sông Thương dưa thơm hai mùa

Tiếng nhản sli câu hát lan triền núi”

(Một khúc trường ca)[41,tr.62]

-“Tiếng sli vẫn ngân nga Ấm lòng người chiến sĩ”

(Góc một pháo đài) [41,tr.57]

-“Lời sli nối đường chợ Làng đồi màu ấm no!”

(Làng đồi) [48,tr.23]

Trong quá trình tồn tại và phát triển, hát Sli không chỉ có mặt trong đời sống của người Nùng như một nét văn hóa mà còn mang tính chất tâm linh, nghi lễ như: Hát mừng đám cưới, khánh thành nhà mới, hát giao duyên, hát trong các lễ hội cầu mùa đầu xuân của người Nùng… Khi điệu Sli vang lên trầm bổng là lúc đồng bào Nùng đang đắm mình trong tiếng lòng của chính mình. Chẳng hạn, với niềm vui mừng ngày sinh nhật, người Nùng có bài "Mừng sinh nhật", trong đó, có đoạn:

"Ngày lành tháng tốt mừng sinh nhật Con cái nhà ông hiếu thảo lành

Tiền của gia đình không mấy tiếc

Mong sao trả được công dưỡng nuôi…”.

Những làn điệu Sli cùng với lời ca tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giúp cho con người thêm tin yêu cuộc sống. Người Nùng cho rằng việc cười là việc hệ trọng nhất đời người. Vì vây, việc lo cưới hỏi càng chu đáo thì gia đình,


con cái, họ hàng càng có tiếng thơm và vinh hạnh. Người Nùng khi bước vào tuổi hôn nhân khoảng 15-16 tuổi thường tìm hiểu nhau qua các buổi đi nương rẫy, tham gia các lễ hội và tỏ tình qua các làn điệu hát Sli, điệu hát lượn trong ngày hội. Sau khi đôi bên trai gái đồng ý, bố mẹ nhà trai nhờ một người thân thích mang theo lễ vật sang nhà gái xin lấy “bát mệnh” tức thông tin về cô gái để đi so thấy hợp số tức “mỉnh hom” sau đó nhà trai nhờ đại diện mang một ký thịt lợn và một trai rượu sang thông báo cho nhà gái biết số mệnh của đôi trai gái đã hợp nhau:

Cha cầm bút ra ghi Mang giấy hồng điều gói Biên lấy “bác mệnh” hay Biên lấy ngày tháng đủ Đựng vào nải mang theo Cha cất kĩ trong túi

Cha mới lộn lại đường Mới quay về đất bản Lấy gốc mệnh ra xem Xem ngày giờ so tuổi Đi “so tuổi” bảo hay

So “bát mệnh” bảo được Ngày tốt đặt trầu cau Ngày lành đến dạm ngò Thông báo số “thơm tho”

Lễ đón dâu, đưa dâu, nhà trai sang nhà gái thành đoàn, dẫn đầu nhà trai là ông đón, một bà cô tượng trưng cho phúc đức nhà chồng, rồi đến chú rể và các bạn chú rể, hai chàng trai khiêng một con lợn quay vàng óng, một cậu con trai gánh xôi, một cô gái gánh tám con gà sống thiến, một con gà luộc, một dải lụa hồng và một mảnh vải đẹp. Dân tộc Nùng trước đây còn có tục khi đến gần


cửa nhà gái có đám trẻ con chăng dây ngang lối đi đòi nhà trai cho tiền mừng mới mở đường. Khi tới trước cổng nhà gái, thì người dẫn đầu đoàn nhà trai thường hát một điệu Sli để đánh tiếng cho họ nhà gái biết. Nhà gái cử một người đại diện ra xem đã đầy đủ các lễ vật theo yêu cầu của của nhà gái chưa rồi mới mời vào.

Trong đêm cưới có tổ chức văn nghệ thanh niên trong làng vui hát “cỏ lảu” hoặc tổ chức hát “sli giao duyên”. Ngay trong sli đối đáp giao duyên “sli” xuất hiện rất nhiều lần, và được lập đi lập lại làm tiêu đề cho những nội dung lời hát như: Sli thỉnh cầu; sli mời, sli ghẹo; sli sai; sli châm; sli đối đáp; sli nhỡ đường; sli kính; sli khen bản; sli nài bản; sli hái cây; sli ngợi ca nhà; sli xin an… sli lập xuân; sli khai xuân. Nội dung của những bài sli trên nói về thiên nhiên, sự vật nhưng ẩn sau đó là nói về tình cảm của con người. Tiếng sli trong các lễ hội cầu mùa đầu xuân của người Nùng:

-“Hoa sở nở muộn trắng đồi cao Ơi nàng có sli sli đối đáp

Chập tối vào bản hẵng “sli chao”!

Tháng Giêng chợ hội hội báo slao Trai gái trẻ già tới kết giao

Phải chi ai thiếu người che ô hộ Dắt nhau vào bản ta “sli chao”

(Hội sli báo slao)[47,tr.842]

-“ Anh mời em “sloong hầu” Hát câu sli đón mời

Rượu quýt với mứt hồng…”

(Thị tứ cầu hoa)[41,tr.140]


-“Hẹn ai hội chợ Khâu Lừa

Nắm nem bầu rượu đối sli trọn tình”

(Đất này mẹ ru)[41,tr.64]

Tiếng sli trong tình yêu nồng cháy:

-“Chuyện xưa ngọn núi Bố Nhắm sli vang núi mẹ Bằng giọng trái tim yêu

Ngọt ngào lời non nước

Núi Mẹ vọng sli rằng Trời xanh lồng núi cao Dáng đôi núi bóng hình

Phút nhìn nhau nồng cháy…”

(Quả tim xanh) [41,tr.67]

3.2.3 “Rượu” một biểu tượng nổi bật trong đời sống văn hóa dân tộc Nùng

Rượu là một sản phẩm để uống nhưng đã trở thành một hình tượng văn hóa trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Nùng. Khi đến với Lạng Sơn không thể không nhắc đến các đặc sản rượu của xứ sở này: “Rượu tắc kè Khảm khâu”; “Rượu cẩm nàng Tô”; “Rượu Mẫu Sơn”… Qua quá trình khảo sát Tập sli: Cỏ lẳu – Nùng Phàn slình (chuyện rượu của người Nùng Phản Slình) - Mã Thế Vinh sưu tầm và biên dịch thì từ “Rượu” xuất hiện đến 73 lần. Qua đó có thể thấy rượu có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống văn hóa của người Nùng.

Nếu như người Nùng coi hát sli là văn hóa thì họ cũng coi rượu là văn hóa - văn hóa ẩm thực. Rượu được dùng vào các hoạt động linh thiêng khi dâng lên thần linh, tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng tôn kính;rượu được dùng trong các ngày lễ, ngày tết, ngày hội trong năm và cả trong cuộc sống hàng ngày để giao bôi, tiếp đãi bạn bè, người thân.


Trong đám cưới của người Nùng - rượu là yếu tố số một. Rượu là lời cảm ơn bà mai, ông mối đã se duyên vợ chồng; là lời mời cha mẹ, cô bác, người thân:

-“Nay con đem khay rượu về mời Dâng khay trà tới gọi

Mời ông mối ăn cơm Mời bà mai uống rượu

-“ Nay con đem khay rượu về nài Mang khay trà tới gọi

Mời bác ngoại uống rượu

Rượu là một nét trong phong tục ứng xử văn hóa của người Nùng - uống để mừng gặp mặt, uống để sẻ chia nỗi vui, nỗi buồn, để giãi bày tâm sự. chính vì vậy có thể thấy, rượu là người bạn tâm tình, là kẻ tri âm, tri kỉ:

-“Rượu đây thật vừa lòng

-“Ngồi xuống mâm uống rượu

Chén rượu người một nửa”

-“Có gì phiền lòng xuống đãi rượu

-“Uống chén rượu qua ánh mắt”

-“Ngồi mâm được uống rượu

Uống rượu rượu cũng say”

-“Ngồi bàn được uống rượu

Uống rượu rượu đã say”

-“Tựa vách nhà uống rượu

Nên khi tiếp khách quý, lấy rượu ngon, rượu quý để chứng tỏ tình cảm của lòng mình với khách:

-“Gốc rượu ở Bằng Tường Ngọn rượu từ bên ngoại”

-“Mang rượu hoa ra đãi”


Có thể thấy, rượu chính là biểu tượng văn hóa có vai trò khá quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Nùng từ trước cho tới nay.

*Tiểu kết:

Qua quá trình khảo sát các tập thơ của nhà thơ Nùng - Mã Thế Vinh, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật thơ, cụ thể như sau:

Thơ Mã Thế Vinh là tiếng hát ca ngợi quê hương, xứ sở vùng cao biên giới - một vùng non nước hùng vĩ với những dãy núi cao vút như lũy, như thành, nhưng cũng đầy thơ mộng, lãng mạn, huyền ảo. Mỗi ngọn núi, con sông ở nơi đây đều gắn với các sự kiện lịch sử, các chiến thắng lẫy lừng từ thủa ông cha cho tới tận ngày nay; gắn với tình cảm kính yêu, biết ơn sâu nặng đối với Đảng, Bác Hồ của bà con các dân tộc vùng cao Xứ Lạng; gắn với quá trình đổi mới đi lên của cộng đồng các dân tộc nơi đây; cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống con người cùng các phong tục tập quán phong phú đã tạo nên nét bản sắc riêng biệt cho xứ sở “hoa đào, hoa hồi” đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho nhà thơ Nùng - Mã Thế Vinh. Bên cạnh đó là một số phương thức nghệ thuật nổi bật mà nhà thơ Mã Thế Vinh đã lựa chọn và thể hiện một cách linh hoạt trong các tác phẩm thơ ca của ông. Đó là việc kế thừa các tinh hoa của văn hóa, văn học truyền thống (văn hóa văn học dân gian Nùng) vào trong sáng tác thơ; đó là hệ thống biểu tượng thơ, hình ảnh thơ mang đậm bản sắc Nùng; đó là sự vận dụng các thể loại dân ca vào sáng tác thơ cho bà con người Nùng hát…

Thông qua việc khảo sát và phân tích trên chúng tôi cũng nhấn mạnh thêm và khẳng định: Mã Thế Vinh là một nhà thơ Nùng tiêu biểu, xuất sắc, là người con ưu tú của dân tộc Nùng, người góp phần quan trong trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc Nùng trong đời sống văn hóa, văn học thời kỳ hiện đại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022