ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------
CHU THỊ HỒNG VÂN
BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 2
- Về Khái Niệm Bản Sắc Dân Tộc Và Hành Trình Sáng Tạo Của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn
- Hành Trình Thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------
CHU THỊ HỒNG VÂN
BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Hương
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Học viên
Chu Thị Hồng Vân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Mai Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Chu Thị Hồng Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lí do lựa chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3. Phương pháp nghiên cứu 17
4. Phạm vi nghiên cứu 17
5. Đóng góp của luận văn 18
6. Cấu trúc của luận văn 18
PHẦN NỘI DUNG 20
Chương 1: VỀ KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN 20
1.1. Về khái niệm bản sắc dân tộc 20
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 25
1.2.1. Thơ Nguyễn Duy 26
1.2.2. Thơ Đồng Đức Bốn 35
Chương 2: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG CẢM HỨNG 45
2.1. Quê hương, đất nước 45
2.1.1. Quê hương, đất nước trong thơ ca Việt Nam 45
2.1.2. Quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 48
2.2. Bản sắc của con người 62
2.2.1. Về những người thân trong gia đình 66
2.2.2. Về những chàng trai nơi thôn dã 73
2.2.3. Về những cô gái quê, cô thôn nữ 77
Chương 3: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 83
3.1. Vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống 83
3.2. Khai thác và vận dụng hình ảnh của thơ truyền thống 87
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu 96
3.3.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 96
3.3.2. Giọng điệu thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 102
PHẦN KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại tạo nên những chuyển đổi cơ bản trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong không khí đổi mới, dân chủ, văn nghệ đã được “cởi trói”, văn nghệ sĩ có thể “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và con người. Theo đó, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng được giải phóng triệt để hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cả nước vào tháng 10 năm 1987 đã tác động rất lớn đến tinh thần của những người cầm bút, nhất là ý thức tự “cởi trói” trong lĩnh vực sáng tạo. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật giai đoạn này. Từ chỗ là những nghệ sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi dần phai nhạt thay vào đó là cái nhìn mang đậm chất đời tư thế sự. Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975. Nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực đời sống và con người.
1.2. Tư duy thơ thay đổi, quan niệm thơ thay đổi kéo theo một hệ quả tất yếu là sự đổi mới toàn diện và sâu sắc của thơ. Theo đó, những khuynh hướng mới trong thơ cũng như sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các nhà thơ được phát triển. Khảo sát qua thơ Việt Nam sau 1975, chúng tôi nhận thấy, thơ có những khuynh hướng tìm tòi, đổi mới phương thức thể hiện đa dạng. Trong đó có thể thấy, khuynh hướng trở về tiếp thu, sáng tạo truyền thống, hiện đại hóa trên cơ sở tiếp
thu truyền thống là một trong những khuynh hướng tìm tòi khá đậm, khá thành công của thơ đương đại.
1.3. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những cây bút tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và trưởng thành trong phong trào thơ chống Mỹ, Nguyễn Duy đã sớm tạo được phong cách riêng độc đáo và ngày càng thu hút được sự mến mộ của công chúng. Đến với thơ muộn hơn và đời thơ cũng ngắn ngủi, nhưng với “giọng” riêng không lẫn, thơ Đồng Đức Bốn cũng đã tạo được dấu ấn riêng trong thơ Việt đương đại. Mỗi người một vẻ nhưng một trong những điểm gặp gỡ và góp phần không nhỏ tạo nên nét riêng, thành công riêng cho cả hai cây bút là sự tiếp thu sáng tạo, hiệu quả thơ truyền thống - đổi mới trên cơ sở tiếp thu truyền thống thơ dân tộc. Có thể nói các nhà thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cùng nhiều cây bút khác đã khẳng định một trong những hướng tìm tòi đổi mới giàu hiệu quả của thơ đương đại Việt Nam.
1.4. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ đương đại nói chung và hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nói riêng. Các công trình, bài viết mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt ở một tác giả hay cụm tác phẩm. Từ những lí do đó, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Từ đó, nhằm khẳng định một trong những nét độc đáo trong phong cách sáng tạo và đóng góp của hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn góp phần tạo nên diện mạo mới của thơ Việt Nam đương đại. Ở một phạm vi nhất định, luận văn cũng góp phần vào việc tổng kết, đánh giá tiến trình vận động, đổi mới của thơ đương đại Việt Nam.