Khái Niệm Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên


Các triết gia như Khổng Tử, Platôn… đã tiếp cận từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước. Nhà triết học Hy Lạp Arixtốt lại khẳng định, con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không phải là nô lệ hay phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái. Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền trong thiên hạ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị về thực chất bắt nguồn từ mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó, trước hết và cơ bản nhất là lợi ích kinh tế. Từ đó ta thấy, cái chi phối trực tiếp chính trị chính là quan hệ giai cấp và vấn đề trung tâm then chốt nhất trong chính trị là vấn đề quyền lực nhà nước. Vấn đề quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà nước là hai vấn đề cơ bản nhất của chính trị. Hay nói cách khác, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chính trị luôn gắn liền với đạo đức, và Người đặc biệt nhấn mạnh đạo đức: “Mục tiêu của chính trị là hành động vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ. Nội dung cơ bản trong quan niệm về chính trị là đoàn kết và đạo đức. Chính trị là đoàn kết. Chính trị - sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và phát triển đất nước là sự đoàn kết...” [113; tr.263].

Một cách tiếp cận khác, Từ điển Triết học định nghĩa: “Chính trị là sự tham gia vào các công việc nhà nước, việc qui định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Lĩnh vực chính trị bao gồm các vấn đề chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái, v.v.. Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối ngoại). Các quan hệ giữa các giai cấp và do đó, cả chính trị của họ nữa bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Những tư tưởng chính trị và những thể chế tương ứng với chúng là kiến trúc thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng chính trị là hệ quả thụ động của kinh tế...” [169; tr.85-86]. Chính


trị được đặt trong mối quan hệ giữa các giai cấp và các cộng đồng xã hội về vấn đề nhà nước; là sự tham gia của Nhân dân vào các công việc nhà nước; là tổng hợp những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đó được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Dẫu tiếp cận theo cách nào, quan niệm về chính trị vẫn xoay quanh những hoạt động trong mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, giữa quốc gia này với quốc gia khác mà trọng tâm cốt lõi là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực của giai cấp và nhà nước đó. Theo đó, chúng tôi cho rằng: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến những quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực của Nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.

2.1.1.3. Bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh của một cá nhân hay tổ chức có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ ảnh hưởng của cuộc sống xã hội đến quan điểm, thái độ, hành vi của chủ thể có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh khoa học, bản lĩnh sống, bản lĩnh nghề nghiệp... trong đó bản lĩnh chính trị là phần cốt lõi nhất, cơ bản nhất. Bản lĩnh chính trị trước tiên là bản lĩnh của con người (cá nhân) và nó được thể hiện ở hành vi của mỗi cá nhân trong lĩnh vực hoạt động chính trị - lĩnh vực giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc trong quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, “bản lĩnh chính trị là phẩm chất chính trị của một người đã phát triển đến mức có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị của mình trước những bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị; không dao động, chùn bước trước gian khổ, khó khăn, kiên quyết thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng đã định” [167; tr.345]. Bản lĩnh chính trị được tiếp cận là một phẩm chất chính trị do thực tiễn chính trị tạo nên. Nếu không đặt trong tình huống có vấn đề, bản lĩnh chính trị chỉ đơn thuần là một biểu hiện của tâm lý. Quan niệm này nhấn mạnh yếu tố lập trường của chủ thể khi đặt hành động trong tình huống phức tạp.

Từ trước đến nay, vấn đề bản lĩnh chính trị được nhiều nhà nghiên cứu đề

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 5


cập đến. Có ý kiến cho rằng, bản lĩnh chính trị được quy định ở khí chất, phẩm chất, năng lực, trong đó, phẩm chất là yếu tố quy định nghiêm ngặt bản lĩnh chính trị: “Bản lĩnh chính trị là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ mà nhờ nó hành động mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị được định hướng theo hướng tích cực (xét theo kết quả cuối cùng), mang lại thắng lợi nhất định cho một sự kiện chính trị” [144; tr.14]. Bản lĩnh chính trị còn được khẳng định là nhân tố tổng hợp của lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị gắn với hành vi của mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị: “Bản lĩnh chính trị thường lộ diện rõ ràng ở các bước ngoặt lịch sử, trong các tình thế hiểm nghèo...” [183].

Xuất phát từ quan điểm cho rằng, bản lĩnh chính trị không chỉ mang tính tâm lý thuần túy bởi vì trên thực tế, xem xét theo khía cạnh tâm lý thuần túy chẳng qua là phương pháp cá biệt hóa, trừu tượng hóa để phân tích chứ không có thái độ tâm lý nào lại không gắn với hành động. Như vậy, bản lĩnh chính trị chỉ được hình thành và xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể gắn với hoạt động sống của con người như hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, nghiên cứu khoa học, thể thao, tôn giáo... Trên cơ sở đó, luận án tiếp cận bản lĩnh chính trị theo hướng là nhân tố tổng hợp của các giá trị tiêu biểu của con người.

Bản lĩnh chính trị là tập hợp những nhân tố tiến bộ, tích cực, thể hiện rõ năng lực làm chủ trong những nhiệm vụ đặc biệt, trước những thách thức cao độ, vào những thời điểm có tính chất bước ngoặt lịch sử. Xét theo kết quả đạt được, bản lĩnh chính trị gắn liền với mục tiêu, lý tưởng của con người để đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn mà nhờ nó hành động của mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị được định hướng tích cực, mang lại thắng lợi nhất định cho một sự kiện hay mục tiêu chính trị.

Theo đó, chúng tôi quan niệm: Bản lĩnh chính trị là nhân tố tổng hòa giữa lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị, được hình thành và bộc lộ trong thực tiễn chính trị, thể hiện sự vững vàng, kiên định, không bị dao động trước bất cứ tác động nào từ bên ngoài; quyết tâm phấn đấu thực hiện mục đích đã xác định ở một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó.

Bản lĩnh chính trị của mỗi người thể hiện rõ ở sự vững vàng, kiên định về lập trường chính trị, không dao động hay thay đổi trước bất cứ sự tác động nào. Nhưng trước những biến động nhanh chóng, những tình huống mang tính bất

29


ngờ, khó lường, người có bản lĩnh chính trị luôn bình tĩnh, năng động và nhạy bén để khắc phục vượt qua, xử lý linh hoạt, có hiệu quả các vấn đề chính trị - xã hội gặp phải. Trước những biến động phức tạp của đời sống xã hội, nếu không đánh giá đúng bản chất, không hiểu rõ được quy luật vận động khách quan thì không thể làm chủ được tình hình, dễ dao động, ngả nghiêng, lúng túng trong xử lý. Chủ thể chính trị cần trang bị đủ tri thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, luôn chủ động, độc lập xử trí kịp thời, chính xác các tình huống. Bởi vậy, năng lực chính trị là nhân tố cơ bản, cần thiết để có bản lĩnh chính trị. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị cũng đòi hỏi phải có phẩm chất chính trị, đó là ý chí đấu tranh, là thái độ trung thực trong bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, không lùi bước trước tiêu cực, kiên định mục tiêu chính trị mà bản thân đã đặt ra.

2.1.2. Khái niệm bản lĩnh chính trị của sinh viên

2.1.2.1. Sinh viên

Thuật ngữ sinh viên “Students” có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là những người làm việc nhiệt tình để tìm hiểu và khai thác tri thức. Ở Việt Nam, sinh viên là một bộ phận thanh niên tuổi đời chủ yếu từ 18 đến 25, được tuyển chọn qua các kỳ thi Quốc gia và được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “sinh viên là người đang học ở bậc đại học” [178; tr.1380]. Hoạt động chính của sinh viên là học tập và rèn luyện để trở thành những người lao động vừa có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp.

Sinh viên là những người đã có trưởng thành nhất định cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, cả về mặt sinh học lẫn quan hệ xã hội. Với tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, thích tìm tòi, sáng tạo, sinh viên là những người giàu ước mơ, hoài bão, giàu trí tưởng tượng, luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, sùng bái sự công bằng, bài xích sự bất công, có nhu cầu nâng cao học vấn cũng như nhu cầu bày tỏ chính kiến, quan điểm của bản thân.

Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập có tính chất nghiên cứu dưới sự điều khiển của giảng viên nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ xảo, kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp tương lai. Quá trình học tập của sinh viên là quá trình vận động, lớn lên về nhiều mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần; năng lực

30


trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển; khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa ngày càng cao. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại đã làm cho hiểu biết của sinh viên về những vấn đề chính trị - xã hội không ngừng tăng lên. Theo đó, có thể hiểu: Sinh viên là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng và được đào tạo theo một chuyên môn nhất định để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Với truyền thống hiếu học, tôn trọng người hiền tài, các thế hệ người dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong bất cứ giai đoạn nào, đội ngũ trí thức là nguồn lực quan trọng của đất nước, tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Sinh viên với tư cách là nguồn dự trữ chủ yếu để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, làm vốn liếng lẫn tài nguyên quốc gia vững mạnh có vai trò hết sức to lớn. “Sinh viên Việt Nam là bộ phận thanh niên ưu tú, có tri thức, sáng tạo, sống có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng; là lực lượng quan trọng, kế thừa, phát huy những thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phần lớn sinh viên Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc; luôn tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” [72; tr.22-23].

2.1.2.2. Bản lĩnh chính trị của sinh viên

Bản lĩnh chính trị của sinh viên là sự thể hiện và khẳng định những mặt mạnh của chủ thể chính trị, từ phẩm chất, năng lực, phẩm chất cho đến dũng khí trong trong các mối quan hệ chính trị. Biểu hiện rõ nhất của sinh viên có bản lĩnh chính trị là có lập trường vững chắc, có năng lực, phẩm chất, dũng khí tích cực để độc lập, kiên trì đi đến mục đích mà mình đã chọn. Sinh viên là những người trẻ, đang trưởng thành, đang hoàn thiện về mọi mặt. Bản lĩnh chính trị của sinh viên tiếp tục được giữ vững và tăng cường khi lập trường, năng lực, phẩm chất, dũng khí luôn được chú ý bồi dưỡng và rèn luyện.

Sinh viên là những người đã có một nền tảng tri thức tương đối vững vàng, có khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn tương đối hiệu quả để có thể tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi chính trị của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [116; tr.96]. Tri thức đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành thế giới quan và


phương pháp luận, tri thức càng vững vàng càng phản ánh đúng bản chất và quy luật vận động chính trị; kinh nghiệm càng phong phú, được đúc kết, kiểm nghiệm trong thực tiễn, càng giúp sinh viên nâng cao nhận thức, khả năng tư duy để bản lĩnh chính trị ngày càng vững chắc.

Hành trình đi đến bản lĩnh chính trị đối với sinh viên trước hết là học tập, học ở nhà trường, học trong sách vở, học từ bạn bè, học từ thầy cô... Tri thức có được khi biết xác định một phương pháp học tập khoa học, biết lần ra mạch ngầm, tìm ra logic nội tại của một vấn đề trên cơ sở của một quá trình tư duy để tìm ra chân lý. Bởi vậy, có quan điểm cho rằng, bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam “là ý thức, trách nhiệm trong học tập, lao động để tạo ra cho mình có đủ trí tuệ, trình độ học vấn, tài năng, ý chí góp sức vào xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” [29; tr.55].

Trong cuốn sách Xây dựng Bản lĩnh thanh niên hiện nay, tác giả Hồ Bá Thâm đã khẳng định, bản lĩnh là nhân tố rất quan trọng trong phát triển nhân cách, phát triển tài năng và đảm bảo thành công trong sự nghiệp và cuộc sống; bản lĩnh chính trị là “một phẩm chất sống của thanh niên - những người trẻ trong lứa tuổi trưởng thành từ khoảng 18 - 35 tuổi, có một thái độ kiên định trong cuộc sống, từ suy nghĩ, học tập, rèn luyện bản thân và cống hiến cho xã hội” [143; tr.70].

Trong các phẩm chất của con người, phẩm chất chính trị là thang giá trị cơ bản, cốt lõi nhất bởi nó được đặt trong mối liên hệ với đời sống hiện thực. Yêu cầu về phẩm chất chính trị đối với sinh viên được thể hiện rất rõ trong định hướng phấn đấu đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà các chủ thể sinh viên đặt ra. Khi phẩm chất chính trị được sinh dưỡng và phát triển toàn diện theo đúng định hướng thì bản lĩnh chính trị của sinh viên sẽ ngày càng vững vàng và phát sáng trong đời sống thực tiễn.

Trong mối quan hệ giữa các nhân tố tạo nên bản lĩnh chính trị, năng lực và phẩm chất là nhân tố cơ sở để thúc đẩy thành hành động của chủ thể chính trị. Lập trường và dũng khí được coi là mặt thể hiện của bản lĩnh giúp sinh viên làm chủ hành vi và hoạt động của mình khi tham gia vào đời sống chính trị. Như vậy, bản thân yếu tố nhận thức hay phẩm chất sẽ không tạo nên bản lĩnh chính trị nếu không có lập trường chính trị vững vàng và một dũng khí tích cực để thực hiện hành vi trong các tình huống chính trị.

Sự kết hợp giữa lập trường chính trị và dũng khí chính trị tạo nên một loại


năng lực tinh thần đặc biệt cho phép cá nhân thực hiện định hướng của mình theo đúng mục đích đề ra. Loại năng lực này giúp sinh viên biến những dự định thành hiện thực; giúp giải quyết công việc đúng đắn, có cuộc sống khoa học, dám đương đầu với mọi thử thách, dám chịu trách nhiệm trước hành động của mình, không trông chờ, ỷ lại, sống có lòng tự trọng cao; loại bỏ được những cám dỗ, những tiêu cực của cuộc sống để cống hiến được nhiều hơn cho xã hội.

Bản lĩnh chính trị xuất hiện khi cá nhân đặt mình vào một tổ chức chính trị - xã hội theo mục tiêu, lý tưởng nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, cho tập thể và cho xã hội. Không có bản lĩnh chính trị chung chung, bản lĩnh chính trị phải gắn liền với một cá nhân trong xã hội hay với một thành viên trong tổ chức của Đảng chính trị, của nhà nước. Bản lĩnh chính trị gắn liền với từng chủ thể chính trị bởi nó được cấu thành bởi những nhân tố khác nhau, ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc phân định về cơ cấu bản lĩnh chính trị của sinh viên để tìm hướng đi cho giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị, còn trong thực tế, những yếu tố này hòa quyện vào nhau, không có nhân tố tồn tại độc lập.

Theo những phân tích trên chúng tôi quan niệm: Bản lĩnh chính trị của sinh viên là nhân tố tổng hòa giữa lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị, được hình thành và bộc lộ trong thực tiễn chính trị, thể hiện sự vững vàng, kiên định, không bị dao động trước bất cứ tác động nào từ bên ngoài; quyết tâm vượt mọi thử thách để thực hiện mục tiêu học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

2.2. Nội dung bản lĩnh chính trị của sinh viên

Bản lĩnh chính trị của sinh viên là nhân tố tổng hòa do bốn thành tố cơ bản cấu thành, đó là lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Bốn thành tố này có sự thống nhất, phát triển, tạo nên trạng thái chính trị bền vững và ổn định, đảm bảo cho sinh viên thực hiện mục tiêu đã xác định.

2.2.1. Lập trường chính trị của sinh viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là luôn phải “nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [112; tr.354], đó là biểu hiện tính giai cấp, tính Đảng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Vấn đề đặt ra cho sinh viên hiện nay là phải luôn giữ vững lập trường trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động


chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ để phấn đấu học tập, rèn luyện và sẵn sàng cống hiến. Sinh viên cần xác định được những yêu cầu cụ thể về lập trường chính trị để xây dựng các giá trị cốt lõi: Trung thành, kiên định, khát vọng, dấn thân, tin tưởng và trách nhiệm nhằm đem lại hiệu quả rõ nét hơn, để thực hiện vai trò định hướng các thành tố khác trong bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Thứ nhất, tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.

Thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để sinh viên có thể luận giải những vấn đề thực tiễn đặt ra, đó là “kiên định, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới” [39; tr.40-41]. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên hiểu rõ hơn, đầy đủ và chính xác hơn vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước đi theo con đường CNXH.

Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh sẽ lạc mất phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [110; 234]. Bởi vậy, cần phải nhận thức được và thấm nhuần những quan điểm cơ bản, nền tảng và mang tính chân lý bền vững của ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là triết học, kinh tế chính trị học, CNXH khoa học; hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức kết tinh những giá trị tinh thần cao quý của phương Đông và phương Tây, thể hiện con đường cách mạng đúng đắn nhằm mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân tộc Việt Nam. Những nội dung này được cung cấp cho sinh viên từ năm môn học lý luận chính trị: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19-7-2019 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị.

Thứ hai, nghiêm chỉnh chấp hành, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; quy chế, nội quy của nhà trường; giữ

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí