Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 2


bẫy của cái xấu, cái phản giá trị từ những tác động bên ngoài. Trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, mức độ toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ.

Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra đến Thanh Hóa, mỗi địa phương có ít nhất 01 trường đại học (trừ tỉnh Quảng Trị). Cùng với các trường đại học trên cả nước, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đặc biệt coi trọng việc giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Đã có lớp lớp sinh viên được trang bị vững vàng về lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị, những “Sinh viên 5 tốt” kiên định, quyết tâm vượt mọi thử thách để thực hiện mục tiêu học tập vì ngày mai lập nghiệp. Trước những tác động khách quan từ môi trường xã hội và từ chính bản thân sinh viên, bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót cần được nghiên cứu và tháo gỡ. Mặt khác, vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên còn vắng bóng những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu góp phần phát huy tính tích cực xã hội; ngăn chặn và phòng ngừa những tác động tiêu cực từ đời sống xã hội đến bản lĩnh chính trị của sinh viên. Vì vậy, “cần phải rất quan tâm rèn luyện bản lĩnh chính trị; không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc” [72; tr.18].

Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu: Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộlàm luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ; từ đó, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

- Làm rõ những vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên.

- Đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, xác định những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 2

- Xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. (Tập trung nghiên cứu sinh viên đại học hệ chính quy tập trung).

- Về không gian: Nghiên cứu bản lĩnh chính trị của sinh viên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại 05 trường đại học: Trường Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Hà Tĩnh; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thanh niên, sinh viên.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử và logic được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên; phân tích thực trạng những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020; xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.


Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu trong nước và ngoài nước về bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên; Nghiên cứu tài liệu thứ cấp về khái niệm, các nhân tố cấu thành nội dung, những yếu tố ảnh hưởng bản lĩnh chính trị của sinh viên. Xác định nhóm vấn đề tương ứng với các nhóm tài liệu cần thiết, chọn lọc các nội dung quan trọng có liên quan; so sánh và đối chiếu với mục đích nghiên cứu đề tài để đánh giá, khái quát và đưa ra những nhận định riêng.

Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên tại 05 trường đại học ở 05 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tổng số sinh viên được lựa chọn khảo sát là 1.036 người đại diện cho các nhóm ngành sư phạm, kiến trúc và xây dựng, kinh doanh, công nghệ - thông tin, luật, nông - lâm - ngư nghiệp. Tác giả tập trung khảo sát những biểu hiện bản lĩnh chính trị của sinh viên đó là lập trường chính trị của sinh viên, phẩm chất chính trị của sinh viên, năng lực chính trị của sinh viên, dũng khí chính trị của sinh viên.

Để phân tích thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ở chương 3, ngoài số liệu khảo sát xã hội học, tác giả sử dụng Báo cáo Đại hội Hội Sinh viên các trường đại học nhiệm kỳ 2020-2023; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các trường đại học nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2018-2023); các báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam từ năm 2016 đến nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để tổng hợp, so sánh, khái quát, hệ thống hóa... để làm rõ các luận cứ, luận chứng, các yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của sinh viên, đánh giá thực trạng, xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những nhân tố nào tạo thành bản lĩnh chính trị của sinh viên?

- Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ biểu hiện như thế nào trong thời gian qua?

- Những vấn đề gì đang đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các


trường đại học vùng Bắc Trung Bộ?

- Những giải pháp nào đối với việc tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Bản lĩnh chính trị của sinh viên do bốn nhân tố cơ bản cấu thành, đó là lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Với những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, cần có những giải pháp nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

6. Những đóng góp mới của đề tài

6.1. Những đóng góp về lý luận

- Xây dựng một khung lý thuyết khoa học tương đối hoàn chỉnh về bản lĩnh chính trị của sinh viên để luận giải và làm rõ bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Cung cấp một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên.

- Luận án góp phần làm phong phú thêm vào hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và rèn luyện sinh viên nói chung; về rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên nói riêng.

6.2. Những đóng góp về thực tiễn

- Luận án là cơ sở lý luận quan trọng để các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ xây dựng các chủ trương, kế hoạch tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể và cá nhân tham gia công tác giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án được trình bày thành 4 chương, 11 tiết.


B. NỘI DUNG Chương 1‌

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học

1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị là một phạm trù tổng hợp thể hiện nhiều đức tính và phẩm chất của con người. Khi con người đạt đến một trình độ nhận thức chính trị nhất định và ổn định thì có thể có bản lĩnh chính trị. Vấn đề bản lĩnh chính trị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dưới các cách tiếp cận khác nhau, nhiều văn bản, tài liệu, công trình khoa học đã được ban hành và công bố có liên quan đến bản lĩnh chính trị.

1.1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước Sách tham khảo

- M.I.Calinin (1973), Giáo dục cộng sản [21]. Cuốn sách nhấn mạnh một trong những phương pháp giáo dục chủ nghĩa cộng sản quan trọng là sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục đối với ý thức con người. Tác giả cho rằng, giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất cao quý đó là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục chủ nghĩa cộng sản; cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực.

- V.A.Xukhômlinxki (1983), Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ [176]. Cuốn sách đã nghiên cứu cơ bản về giáo dục niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ là học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 11). Để hình thành niềm tin, tác giả cho rằng, quá trình giáo dục kết hợp giáo dục nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, thông qua đó hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ vào tương lai, vào chế độ cộng sản chủ nghĩa. Niềm tin là nguyên nhân, là động lực bên trong để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tác giả cũng đã tập trung trình bày khá sâu sắc về mối quan hệ giữa trí tuệ và đạo đức ở thế hệ trẻ và cho rằng sự phát triển về mặt trí tuệ phải phục tùng sự phát triển về mặt đạo đức, làm cho mặt đạo đức thêm sâu sắc.


- Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [25]. Cuốn sách có tính chất giáo khoa nghiệp vụ chuyên ngành công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác lý luận và kinh nghiệm, kỹ năng công tác tuyên truyền tư tưởng... Trong đó, cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh công tác dạy học lý luận, đổi mới cách thức, biện pháp dạy học lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.

- Stephen M.R.Covey, Rebbecca Merrill (2010), Tốc độ của niềm tin [140]. Cuốn sách đã nghiên cứu sâu vấn đề niềm tin đến tận cội nguồn của nó và đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng niềm tin lâu dài và bền vững. Tác giả cho rằng, niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. Nếu biết mở rộng niềm tin sáng suốt đúng lúc và đúng cách, con người sẽ làm chủ được hoàn cảnh và đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc sống. Mặc dù không bàn sâu về niềm tin chính trị mà chỉ bàn về niềm tin theo cách hiểu rộng nhất của từ này, đây vẫn thực sự là nguồn tài liệu bổ ích để phân tích sâu hơn một trong những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, các nhà nghiên cứu không trực tiếp bàn về bản lĩnh chính trị mà đề cập đến một trong những nội dung của bản lĩnh chính trị đó là niềm tin, giáo dục chủ nghĩa cộng sản và công tác tuyên truyền tư tưởng trong tình hình mới. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả làm rõ nội hàm khái niệm bản lĩnh chính trị.

1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Sách tham khảo

- Bùi Đình Phong (Chủ biên, 2014), Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh [131]. Cuốn sách đã trình bày nguồn gốc hình thành, một số nội dung cơ bản của bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh; bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. Tác giả cho rằng, bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh là bản lĩnh của Người đã đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bế tắc về lí luận cách mạng, thức tỉnh nhân dân về con đường cứu nước, giữ vững nền độc lập dân tộc và tìm hướng phù hợp lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội phát triển đi lên. Nói cách khác, đó là bản lĩnh tìm đường, dẫn đường và thiết kế tương lai cho dân tộc Việt Nam. Để


làm rõ mục đích nghiên cứu, tác giả đã đưa ra khái niệm về bản lĩnh và bản lĩnh chính trị. Những nội dung quan trọng của bản lĩnh chính trị đó là: sự vững vàng, kiên định trong quan điểm lập trường chính trị, không dao động trước bất cứ tác động bên ngoài nào; sự nhạy bén trước những diễn biến nhanh chóng, những thay đổi mang tính bước ngoặt, bất ngờ; sự đúng đắn, độc lập sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh; sự vững vàng về lập trường, sắc sảo trong đánh giá và tìm phương sách giải quyết.

- Trần Thành (Chủ biên, 2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [144]. Cuốn sách đã làm rõ được khái niệm bản lĩnh chính trị và sự cần thiết phải thống nhất giữa bản lĩnh chính trị với năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ trong hệ thống chính trị, những yêu cầu và biểu hiện của sự thống nhất đó trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Tác giả đã cho rằng, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ được quy định ở khí chất và phẩm chất, năng lực, trong đó, phẩm chất chính trị là yếu tố quy định nghiêm ngặt bản lĩnh chính trị. Không đủ phẩm chất chính trị thì không thể có được bản lĩnh chính trị vững vàng, dẫn tới suy nghĩ và hành động sai lầm. Đặc biệt, tác giả đã khẳng định, bản lĩnh chính trị được hình thành, phát triển do các yếu tố: thứ nhất, những tiền đề tâm - sinh lý của bản thân người cán bộ; thứ hai, thông qua sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân người cán bộ cũng như sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội; thứ ba, được hình thành, rèn luyện, phát triển trên nền văn hóa chính trị của bản thân người cán bộ đó; thứ tư, được hình thành, trau dồi, rèn luyện trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị của chính đội ngũ cán bộ; ngoài ra, là các yếu tố tổ chức, yếu tố phong trào…

- Hồ Bá Thâm (2006), Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay [143]. Cuốn sách đã khẳng định bản lĩnh là nhân tố rất quan trọng trong phát triển nhân cách, phát triển tài năng và đảm bảo cho thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Tác giả cho rằng, bản lĩnh là một nhân tố cơ bản nằm giữa đức và tài, hội tụ cả đức và tài nhưng lại là một nhân tố độc lập tương đối, không thể thay thế. Đặc biệt trong công trình này, tác giả đã làm rõ khái niệm, cấu trúc bản lĩnh của thanh niên; làm rõ nội dung, giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị của thanh niên hiện nay.

Bài viết trên Tạp chí có chỉ số ISSN

- Nguyễn Đức Thắng (2016), “V.I.Lênin với vấn đề nâng cao bản lĩnh


chính trị và trình độ trí tuệ của người cộng sản” [146]. Bài viết đã khẳng định, ngay sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô Viết vừa ra đời đã phải đối mặt khó khăn thách thức rất lớn. Những nguy cơ mới do các phần tử cơ hội tìm mọi cách chui vào bộ máy Đảng và chính quyền Nhà nước để trục lợi. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lây nhiễm bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, sa sút về lập trường, bản lĩnh chính trị, quan liêu hóa, thiếu trung thực, thoái hóa biến chất, sách nhiễu nhân dân. Để bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng, V.I.Lênin đòi hỏi mỗi người cộng sản phải ra sức tự học tập, rèn luyện, làm cho học thức không nằm trên giấy. Mỗi đảng viên cộng sản phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững bản lĩnh chính trị trong đấu tranh với các phần tử cơ hội, xét lại để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (CNXH), bảo vệ chính quyền Nhà nước.

- Phạm Ngọc Anh (2017), “Bản lĩnh và trí tuệ Hồ Chí Minh trong việc vượt qua những thách thức lịch sử” [4]. Bài viết đã khẳng định bản lĩnh Hồ Chí Minh là bản lĩnh sống, bản lĩnh làm người và kết tinh lại ở tầng sâu nhất, bền vững và sáng chói. Bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh Hồ Chí Minh được thôi thúc và định hình từ truyền thống của gia đình sĩ phu, khoa bảng, được hun đúc từ truyền thống dân tộc, ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay và nghị lực phi thường được nung nấu từ trái tim yêu nước mãnh liệt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh). Bản lĩnh Hồ Chí Minh kết thành giá trị, có sức phát sáng, bởi nó hàm chứa tính hợp lý, hợp quy luật.

- Nguyễn Ngọc Hà (2020), “Không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị - một nhân tố quyết định thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam” [181]. Bài viết đã nêu rõ sự thành công của một đảng chính trị phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Với tư cách là một đảng chính trị, nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của đảng chính là bản lĩnh chính trị. Tác giả đã khẳng định, bản lĩnh chính trị chính là nhân tố tổng hợp của lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Bản lĩnh chính trị thể hiện ở sự vững vàng, kiên định, không dao động trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; quyết tâm phấn đấu, vượt mọi thử thách mà cuộc sống đặt ra để đạt được mục tiêu đã định. Bản lĩnh chính trị thường lộ diện rõ ràng ở các bước ngoặt lịch sử, trong các tình thế hiểm nghèo mà đảng chính trị gặp phải.

- Nguyễn Văn Huyên (2016), “Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí