Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp - 6


nhân của tình trạng trên chủ yếu là do các chủ thể khi soạn thảo VBQPPL thường không coi trọng thủ tục này hoặc nếu có tiến hành lấy ý kiến thì chỉ mang tính hình thức, văn bản vẫn được ban hành một cách chủ quan mà không tham khảo, tiếp thu những điểm hợp lý của các ý kiến thu thập được. Tình trạng này dẫn tới khi văn bản ban hành được áp dụng trên thực tiễn đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận cũng như của các cơ quan chức năng. Ví dụ: Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất được quyền khai thác titan có nội dung mâu thuẫn với Văn bản số 1580/UBND-NN của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 13/7/2006 về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đồng ý dự án Xây dựng khu khách sạn nghỉ dưỡng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam do không có văn bản lấy ý kiến các cơ quan quản lý về tài nguyên khoáng sản, nên 3,18 ha dự án của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam "đè" lên một phần diện tích khai thác titan của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất. [21]

Ngoài sai phạm về việc không lấy ý kiến của các đối tượng liên quan trong trường hợp cần thiết và theo pháp luật quy định thì một sai phạm về thể thức, trình tự ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai cần đề cập đến là hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL, sai phạm này xảy ra chủ yếu tại các chính quyền địa phương. Vẫn còn tình trạng các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai ban hành nhưng bỏ qua khâu thẩm định của cơ quan tư pháp, điển hình tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế. Đây là các tỉnh mà văn bản ban hành nhưng chưa qua khâu thẩm định chiếm một tỷ lệ rất cao. Ngoài ra, hoạt động thẩm định ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, nội dung thẩm định chưa sâu, chưa toàn diện, chưa tạo cơ sở để tham mưu giúp UBND các cấp quyết định những vấn đề quan trọng và còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo VBQPPL vẫn còn diễn ra và cần được kịp thời chấn chỉnh.


Có thể nói, thực tiễn ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng hiện nay vẫn tồn tại nhiều sai phạm về trình tự, thủ tục ban hành, trước mắt cần có những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này, nâng cao chất lượng văn bản, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

2.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động banhành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Qua tìm hiểu thực trạng ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai hiện nay, có thể thấy mặc dù pháp luật đã có các quy định điều chỉnh hoạt động này, tuy nhiên trên thực tế hoạt động ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây ra.

* Nguyên nhân khách quan.

Do xã hội vận động và phát triển không ngừng, đặc biệt trong điều kiện đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các quan hệ xã hội ngày càng thay đổi. Hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự gia tăng của các tổ chức kinh tế và nhu cầu sử dụng đất để tiến hành các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Mặt khác, nhu cầu về đất cũng như sự thay đổi của nền kinh tế làm biến đổi sức mua của đồng tiền dẫn tới giá đất ngày càng cao trong khi bảng giá đất do Nhà nước quy định không thể kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, dân số ngày càng gia tăng trong khi diện tích đất của mỗi quốc gia thì hầu như không thay đổi. Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng tăng làm thay đổi diện tích các loại đất cũng như sự phân bố của chúng… Những nguyên nhân khách quan đó đã khiến cho các quan hệ đất đai ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp dẫn tới tình trạng nhiều quan hệ, tình huống, vấn đề đã phát sinh hoặc có thể phát sinh trong tương lai chưa được quy định vào trong các VBQPPL đất đai. Vì vậy, hoạt động ban hành


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

VBQPPL trong lĩnh vực đất đai tồn tại nhiều hạn chế là không thể tránh khỏi nếu như không muốn nói là một tất yếu khách quan.

* Nguyên nhân chủ quan.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp - 6

Thứ nhất, hệ thống pháp luật đất đai của nước ta hiện nay chưa đầy đủ, đồng bộ, và thiếu thống nhất.

Một là, việc phân định thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai cho các chủ thể chưa rò ràng, thậm chí chồng chéo nhau dẫn đến trường hợp cùng một vấn đề nhưng nhiều chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật để giải quyết.

Hai là, một số VBQPPL đất đai có nội dung mâu thuẫn nhau khiến cho các chủ thể khi xây dựng và ban hành văn bản gặp nhiều lúng túng bởi có thể phù hợp với văn bản pháp luật này nhưng lại trái với văn bản pháp luật khác.

Ba là, hiện nay vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể ban hành văn bản pháp luật sai trái gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội chưa được pháp luật đề cập một rò ràng và cụ thể.

Bốn là, vấn đề thể thức VBQPPL hiện nay tuy đã được hướng dẫn khá chi tiết tại một số văn bản pháp luật, nhưng nội dung của các văn bản điều chỉnh vấn đề này còn mâu thuẫn, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho việc ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, năng lực, trình độ của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai chưa đáp ứng yêu cầu.

Trên thực tế, nhiều cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản chưa được đào tạo nghiệp vụ hoặc nghiệp vụ không cao, chưa nắm bắt được hết các quy định của pháp luật về hoạt động ban hành văn bản pháp luật, cũng như những quy định pháp luật khác. Hơn nữa, hiện nay pháp luật chưa có các quy định về trách nhiệm đối với chủ thể xây dựng và ban hành văn bản pháp luật dẫn đến chất lượng văn bản được ban hành còn nhiều hạn chế.


Thứ ba, công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL trong lĩnh vực đất đai chưa

được quan tâm đúng mức và hiệu quả đạt được chưa cao.

Hiện nay, công tác kiểm tra văn bản trong quản lý đất đai nhằm phát hiện những sai phạm chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình kiểm tra, đặc biệt là ở các địa phương.

Thứ tư, quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản, các chủ thể có thẩm quyền đôi khi không tuân thủ đầy đủ các thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là giai đoạn thẩm định đối với dự thảo VBQPPL và việc lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan hoặc hoạt động đăng công báo, niêm yết công khai.

Thứ năm, kinh phí dành cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai còn hạn chế.

Hiện nay, mức kinh phí dành cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai còn rất hạn chế, không đảm bảo để đầu tư thực hiện các công việc cần thiết như: thuê chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức phản biện, tư vấn lấy ý kiến rộng rãi, thẩm tra, thẩm định. . .

Việc quy định về kinh phí chi cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai như vậy là chưa hợp lý so với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, cũng như so với khối lượng công việc mà các chủ thể phải tiến hành triển khai trên thực tế là một nguyên nhân dẫn tới công tác xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai không đạt được hiệu quả mong muốn, chất lượng văn bản không cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II:

Chương II nêu lên các vấn đề về thực trạng ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Qua đó ta có thể hiểu rò hơn về hoạt động ban hành VBQPPL trong


lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước trong thời gian qua, đồng thời thấy được những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước cũng như nguyên nhân của những hạn chế nêu trên. Vậy, giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai thời gian tới như thế nào. Vấn đề này sẽ được trình bày tại chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.


CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

3.1. Xây dựng hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đúng thẩmquyền, đúng trình tự, thủ tục và thống nhất, đồng bộ

Hệ thống pháp luật đất đai nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế khiến cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai theo hướng ban hành đầy đủ, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và đồng bộ, thống nhất.

Hoàn thiện về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, cần xây dựng quy định pháp luật về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, trong đó quy định cụ thể chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, loại VBQPPL được ban hành cũng như quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của từng chủ thể đối với từng lĩnh vực đất đai cụ thể. Ngoài ra, cần ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đúng thẩm quyền. Để thực hiện tốt hoạt động này, trong quá trình ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, các chủ thể có thẩm quyền cần nắm rò các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL nói chung cũng như thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng như : Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác; nắm rò các loại văn bản mà chủ thể đó được phép ban hành cũng như lĩnh vực cụ thể mà chủ thể đó có thẩm quyền ban hành VBQPPL.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Để thực hiện tốt hoạt động này, các chủ thể có thẩm quyền ban hành cần tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL đã được quy định


cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan để xây dựng tốt dự thảo VBQPPL; thực hiện tốt hoạt động lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai; thực hiện tốt hoạt động thẩm định, thẩm tra trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai.

Để xây dựng được hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực đất đai thống nhất và đồng bộ, pháp luật cần quy định rò ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước. Khắc phục tình trạng các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau với giá trị pháp lý khác nhau, nội dung mâu thuẫn chồng chéo nhau để hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao.

Cần quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với VBQPPL đất đai có sai phạm và hậu quả pháp lý của việc áp dụng các hình thức đó đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể xây dựng và ban hành VBQPPL đất đai nêu trên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, vì vậy cần quy định rò ràng, cụ thể để xác định mức độ thiệt hại về vật chất do văn bản đó gây ra, từ đó xác định việc bồi thường thiệt hại và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản đó.

Cần quy định cụ thể và rò ràng hơn nữa về từng trường hợp sử dụng đối với loại VBQPPL nhất định, đặc biệt là những văn bản có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý của Nhà nước, để hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai phù hợp với những vấn đề cần điều chỉnh trong lĩnh vực đất đai, với nội dung công việc cần giải quyết.

Cần khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Đất đai với các văn bản luật khác. Cụ thể là:

Về thuật ngữ pháp lý quy định về vấn đề sở hữu đất đai quy định khác nhau giữa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự nên quy


định thống nhất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

Cần thống nhất Luật Đất đai năm 2003 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 trong vấn đề chuyển nhượng các dự án đầu tư theo hướng cho phép một số trường hợp chủ đầu tư có thể chuyển nhượng dự án đầu tư, mặc dù dự án đó chưa được thực hiện nhằm khuyến khích đầu tư.

Đối với vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp QSDĐ quy định không thống nhất giữa Luật Đất đai với Luật Công chứng, nên quy định thống nhất theo Luật Đất đai 2003: các chủ thể khi thế chấp quyền sử dụng đất có thể lựa chọn thủ tục chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại cơ quan công chứng.

Khắc phục mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng: quy định thống nhất về hành vi hành chính, quyết định hành chính bị khiếu nại; quy định chung về thời hiệu khiếu nại cũng như vấn đề khiếu kiện tiếp.

Ngoài ra cần khắc phục tình trạng ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước cấp dưới có nội dung trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

3.2. Hoàn thiện pháp luật đất đai đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Thứ nhất, đối với vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần sửa đổi quy định về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 24 Luật Đất đai năm 2003, theo đó, thời hạn của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đủ dài và phù hợp tương đối so với thời hạn của các dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Tổ chức thực hiện tốt vấn đề công khai hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương, công khai hoá các quy hoạch sử dụng đất tổng thể và chi tiết trên địa bàn cả nước và triển khai đến từng khu vực, từng địa bàn cụ thể, pháp luật cần quy định các hình thức trách nhiệm pháp lý cụ thể, rò ràng đối với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2022