Quế Đường thi vựng tuyển toàn tập 桂堂詩彙選全集 là tập thơ sưu tầm tổng
hợp thơ Lê Quế Đường. Hiện nay Viện nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ hai bản viết tay kí hiệu VHv.2341 và A.576. Bản 桂堂詩彙選全集 Quế Đường thi vựng
tuyển toàn tập VHv.2341 do Diên Hà Bảng Nhãn quan trước, hậu học là Thiên Lộc Phan Lâm Khanh và Liêm Giang Nguyễn Dịch Kiến biên tập và hiệu đính, có mục lục và phân loại rò ràng, toàn bộ tập thơ có 514 bài. Bản Quế Đường thi tập 桂堂詩
集 Quế Đường thi tập A.576, đề rò Diên Hà Quế Đường Lê Quý Đôn trước, nhưng không đề tên người sao chép, không có mục lục, toàn bộ tập thơ chép 252 bài. Giữa hai bản VHv.2341 và A.576 số lượng thơ ca xuất nhập nhiều chỗ khác nhau, nhưng ở cả hai bản chủ yếu là thơ ca xướng họa, đề vịnh của tác giả và một số nhân sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc trong thời gian đi sứ. Đây là nguồn tư liệu thơ ca quý giá góp phần bổ sung nghiên cứu trên nhiều phương diện về hoạt động xướng họa thơ ca, giao lưu học thuật cũng như tình hình diện mạo của đoàn sứ nói chung. Về thơ ca, Lê Quý Đôn còn viết nhiều thơ phú chữ Nôm như: Rắn đầu rắn mặt, Chim khôn chim đậu nóc nhà quan, Gái quá thì, Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Mẹ ơi con muốn lấy chồng, Mẹ khuyên con về nhà chồng, Trì gia cách ngôn…
Thái Ất dị giản lục 太乙易簡 錄 được Lê Quý Đôn soạn năm 1766. Hiện
nay Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 3 bản: A.919; VHv. 284; VHv.365
Thánh mô hiền phạm lục 聖 謨 賢 範 錄 gồm 12 quyển, chia thành 12 đề mục, ghi chép lại danh ngôn huấn giáo trong các kinh điển của thánh hiền và chữ nho để hướng mọi người theo con đường tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho giáo. Hiện nay Viện nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ 2 bản: A.846; VHv.275/1-4.
Thư kinh diễn nghĩa 書經演義 có 3 quyển, hoàn thành năm 1772. Hiện nay
Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 1 bản A.1251
Có thể bạn quan tâm!
- Bắc sứ thông lục 北使通錄 và giao lưu học thuật Việt - Trung thế kỉ XVIII - 1
- Bắc sứ thông lục 北使通錄 và giao lưu học thuật Việt - Trung thế kỉ XVIII - 2
- Những Năm Tháng Thăng Trầm Chốn Quan Trường [1764-1784]
- Bắc sứ thông lục 北使通錄 và giao lưu học thuật Việt - Trung thế kỉ XVIII - 5
- Nội Dung Bắc Sứ Thông Lục Quyển Bốn
- Sơ Lược Nội Dung Bắc Sứ Thông Lục Quyển Hai Và Quyển Ba
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Toàn Việt thi lục 全越詩錄 gồm 20 quyển sưu tầm, sao chép 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời nhà Lý đến thời Lê Thánh Tông. Sách chưa được in, đều là chép tay. Hiện nay Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 10 bản: VHv.116; VHv.117/1-2; VHv.777/1-2; VHv.1450/1-2; A.132/1-4; A.393; A.1262/1-5; A.1334;
A.2743; A.3200/1-4. Trong những hợp tuyển thơ Việt Nam trước thế kỷ XVIII, Toàn Việt thi lục có quy mô lớn nhất. Mặc dù sách viết tay và còn nhiều lầm lẫn, nhưng bộ sách vẫn là kho báu của nền văn hoá dân tộc Việt.
Vân đài loại ngữ 雲臺類語 gồm 9 quyển, chia thành các 9 loại gồm: Lý khí,
Hình tượng, Khu vũ, Vựng điển, Văn nghệ, Am tự, Thư tịch, Sĩ quy, Phẩm vật. Sách được Lê Quý Đôn hoàn thành năm 1773 khi ông 47 tuổi, kinh lịch nhiều nơi, lịch duyệt nhiều loại sách sử, tích tập soạn thành. Hiện nay Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 8 bản: A.141; A.1338; VHv.2436/1; VHv.1168/1-4; VHv.1483; VHv.1807/1-2; VHv.1808/1-2; VHv.1809/1-3.
1.2.2. Các trước tác đã mất hoặc chưa tìm thấy
Quế Đường văn tập 桂堂文集, Quế Đường di tập 桂堂遺集, Hoàng Việt văn
hải 皇越文海, Liên châu thi tập 連州詩集, Quốc sử tục biên 國史俗編, Thưởng tâm nhã tập 賞心雅集, Hội hải minh châu toàn tập 會海明珠全集, Hoạt nhân tâm
kinh 活仁心經, Đạo đức kinh diễn thuyết 道德經演說, Liên sơn quy tàng nhị dịch
thuyết 連山歸藏二易說, Kim cương kinh chú giải 金剛經注解, Thái Ất quái vận 太乙 卦 運, Xuân Thu lược luận 春秋略論, Thi thuyết 詩說, Lễ thuyết 禮說, Thiên văn
thư 天文書, Địa lý tinh ngôn thư 地里精言書, Dân chính thư 民政書, Tồn tâm lục
存心錄, Danh thần lục 名神錄, Hoàng triều tri giám cương mục 皇朝智 鑑 剛目,
Vũ bị tâm lược 武備 心略, Địa lý tuyển yếu 地里選要, Lục bhâm hội thống 陸壬會統, 陸壬選醉 Lục nhâm tuyển túy…
2. Văn bản Bắc sứ thông lục北使通錄
2.1. Khảo sát văn bản học
2.1.1. Tình hình văn bản
Kho sách Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ một bản chép tay Bắc sứ thông lục, kí hiệu A.179 được bảo quản nguyên vẹn, không bị mờ rách. Do đây là văn bản độc bản nên chúng tôi không thể tiến hành đối chiếu khảo chứng với dị bản khác mà nghiễm nhiên coi đó là văn bản nền để tiến hành mô tả, dịch thuật và nghiên cứu văn bản.
Về kích cỡ và kết cấu: Văn bản Bắc sứ thông lục khổ 28 x 16cm, dày 354tr, trang bìa ngoài giấy xi măng quét cậy, bên trong là hai quyển Bắc sứ thông lục quyển thượng và quyển hạ đóng chung thống nhất trong một bản mang tên Bắc sứ thông lục. Quyển thượng – hạ đều có trang bìa phân tách rò rệt. Tại trang bìa quyển thượng, phía bên trên có hai dấu kiểm kê năm 1967, 1974 của Viện Thông tin Khoa học Xã hội và hai dấu kiểm kê năm 1986, 1991 của Viện nghiên cứu Hán Nôm; phía dưới có dấu xanh hình bầu dục của Viện viễn đông bác cổ Pháp. Ngoài ra, tại các trang 59a, 90b quyển thượng; trang bìa quyển hạ, trang 8a, 86b quyển hạ đều có đóng dấu bầu dục của EFEO.
Quyển thượng, mở đầu là trang bìa ghi Bắc sứ thông lục quyển thượng, tiếp đến một bài tựa, một đề từ, trang nhan đề Bắc sứ thông lục (quyển chi nhất) và nội dung 91 tờ. Quyển hạ, sau trang bìa, đến trang 1a ghi Bắc sứ thông lục (quyển chi tứ). Điều đó chứng tỏ Bắc sứ thông lục vốn có bốn quyển (Việc này Lê Quý Đôn đã viết trong lời đề tựa). Nhưng tại thời điểm sao chép thành văn bản hiện nay, đã mất quyển hai và quyển ba, chỉ còn có quyển một và quyển bốn. Người sao chép đã chủ động chua thành quyển thượng – quyển hạ và đóng chung thành một cuốn sách thống nhất như ngày nay. Văn bản ấy được cất giữ ở Viện Viễn đông bác cổ Pháp,
sau trao lại cho Viện thông tin Khoa học Xã hội, rồi chuyển về Viện nghiên cứu Hán Nôm bảo quản lưu giữ. Về lí do mất quyển hai, quyển ba sách Bắc sứ thông lục hiện chúng tôi chưa khảo cứu được nguyên do chính xác.
Về chữ viết: Toàn bộ văn bản được viết tay trên nền giấy dó, lối chữ chân phương, chữ to, khoảng cách rộng, có chấm son ngắt câu khá rò ràng và dễ đọc. Dòng nhiều nhất là 28 chữ, dòng ít nhất là một chữ. Toàn bộ văn bản có khoảng gần sáu vạn chữ. Trong văn bản có một số ít chỗ chép bỏ trống hoặc đảo ngược trật tự. Nhìn chung văn bản chép đều tay dễ đọc, không có sai sót đáng kể.
2.1.2. Niên đại tác phẩm và văn bản
Về niên đại tác phẩm: Ngay trong lời tựa đầu sách, tác giả viết rò: ―戊 寅冬果 奉 差 充 副 使. 庚 辰 春 進 關. 壬 午 春 回 國 復 命. 途 中 紀 錄 不 覺 成 帙‖. (Mùa đông năm Mậu Dần [1758] tôi được sai làm Phó sứ. Mùa xuân năm Canh Thìn [1760] đoàn sứ đến cửa khẩu Nam Quan, mùa xuân năm Nhâm Ngọ [1762] về nước phục mệnh. Những ghi chép trên đường đi sứ bỗng chốc trở thành một tập sách). Như vậy bộ sách được viết trong hai năm trên đường đi sứ từ khi đoàn sứ bộ
khởi trình năm Canh Thìn [1760] đến khi về nước năm Nhâm Ngọ [1762]. Cuối lời đề tựa, Lê Quý Đôn viết: ―景 興 癸未 秋 仲 入 侍 添 差 韓 林 院 承 旨兼 秘 書 閣學 士 穎 城 伯 桂 堂 黎 貴 惇 允 厚 書‖ (Chức Nhập thị Thiêm sai Hàn lâm viện
Thừa chỉ kiêm Bí thư các học sĩ Dĩnh Thành bá Quế Đường Lê Quý Đôn viết tựa vào tháng 8 năm Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 [1763]). Đến năm Canh Tý [1780], nhân khi có người mượn đọc Lê Quý Đôn mới viết thêm lời đề từ hoàn chỉnh bộ sách với trật tự kết cấu bốn quyển.
Về niên đại văn bản: Bắc sứ thông lục A.179 là bản viết tay, sao chép lại từ một khác trước đó. Trong sách Bắc sứ thông lục quyển một xuất hiện chữ
―diên‖ viết kiêng húy tại các trang 5b-2; 9b-5; 9b-6; 10a-1; 10a-2; 10a-6; 34a-2;
36a-8; 38a-6. Ở trang 37a xuất hiện chữ ―cửu‖ viết kiêng húy theo tự dạng
thường gặp. Qua so sánh đối chiếu tự dạng hai chữ này, chúng tôi thấy các chữ
―diên‖ ở phần trên thực chất là do viết nhầm từ chữ ―cửu‖ mà thành, vì tự dạng hai chữ này gần giống nhau. Đây đều là hiện tượng kiêng húy chữ ―cửu‖ ( 玖 .
Lại có chữ ―đề‖ kiêng húy chữ 提 ―đề‖ tại trang 5b-4. Cụ thể như một số trang dưới đây:
BSTL,q1,tr.37a BSTL,q1,tr.5b
Theo Ngô Đức Thọ, hiện tượng kiêng húy chữ ―cửu‖ và ―đề‖ có từ đầu thời Lê Trung Hưng. (Ngô Đức Thọ, 1997, tr.99, tr.103). Ngô Đức Thọ đã dẫn lời Lê Quý Đôn để khẳng định lệ kiêng húy chữ ―cửu‖ là ―do Khai Tế khi làm Thượng thư bộ Hộ đời Minh Thái Tổ đặt ra trước, để phòng tệ gian lậu, chữa đổi‖. Chữ
(玖) ―cửu‖ là cách viết đại tả của chữ 九 ―cửu‖. Cách viết này chúng ta vẫn quen
gọi là viết kép‖. Việc nhận diện chữ viết kiêng húy của chữ ―cửu‖ cả về âm và nghĩa đã rò. Nhưng do nhiều người băn khoăn về chữ ―cửu‖ kiêng húy của ai, nên Ngô Đức Thọ đã khảo sát tư liệu và đoán định chữ ―cửu‖ có thể do kiêng húy
bà Phạm Thị Ngọc Trần – vợ cả vua Lê Lợi, ―để tỏ lòng tôn kính đối với bà (…) đã hi sinh vì nghĩa cả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn‖. Còn chữ ―đề‖ là kiêng húy tên chức quan Đề điệu ―nhằm mục đích đề cao vai trò của chức quan Đề điệu trong các khoa thi. Do truyền thống tôn trọng khoa cử, các nhà nho nước ta không chỉ viết chữ ―đề‖ kiêng húy (hoặc cả chữ ―điệu‖) trong thi cử, mà còn dùng trong cả khi soạn thảo văn bản thuộc các lĩnh vực khác nữa.‖ (Ngô Đức Thọ, 1997, tr.96). Những dấu hiệu kiêng húy đời Lê Trung Hưng xuất hiện trong sách Bắc sứ thông lục, chứng tỏ văn bản này sao chép lại từ một văn bản thời Lê Trung Hưng. Khi sao chép các nhà nho nước ta đã chép luôn cả những chữ kiêng húy thời đó. Lê Quý Đôn sống ở cuối thời kì Lê Trung Hưng. Văn bản Bắc sứ thông lục A.179 hiện nay phải chăng được sao chép chính từ bản gốc của Lê Quý Đôn?
Một vấn đề đặt ra là văn bản Bắc sứ thông lục A.179 được sao chép khi nào? Đọc sách Bắc sứ thông lục quyển hạ, chúng tôi phát hiện tại trang 10b-1; 23b-4; 23b-6; 23b-7; 23b-7 có hiện tượng kiêng húy chữ ―thì‖ 時 đổi viết thành chữ 辰
―thìn‖.
BSTL,q4,tr.23a
Theo Ngô Đức Thọ, chữ ―thì‖ đổi viết thành chữ ―thìn‖ là kiêng húy tên vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) thời Thành Thái [1889-1907]. (Ngô Đức Thọ,
1997, tr.171). Lệ kiêng tên húy của vua Tự Đức vốn được quy định từ năm 1847 khi vua Tự Đức lên ngôi. Nhưng thời kì này chữ ―thì‖ được thường viết kiêng húy dưới dạng bớt nét hoặc đổi dùng chữ 寺/序. Riêng cách viết đổi chữ ―thì‖ thành
chữ ―thìn‖ mới có trong các văn bản đời Thành Thái. Trong văn bản Bắc sứ thông lục, trường hợp kiêng húy này không phổ biến, có chỗ viết kiêng húy có chỗ không. Điều đó càng phù hợp với phong cách sao chép văn bản và hiện tượng kiêng húy thời Thành Thái dường như ―tùy thuộc vào sự chú ý của người viết, không khắt khe nghiêm ngặt như trước.‖ (Ngô Đức Thọ, 1997, tr.174). Những dấu hiệu và cách thức kiêng húy xuất hiện trong văn bản chứng tỏ niên đại sao chép văn bản Bắc sứ thông lục vào khoảng từ thời Thành Thái trở về sau.
Một dấu hiệu nổi bật khác là trong văn bản Bắc sứ thông lục, các dấu xanh hình bầu dục của Viện viễn đông bác cổ Pháp được đóng nhiều lần và vẫn còn rò nét ở nhiều trang văn bản. Viện viễn đông bác cổ Pháp được thành lập năm 1900 tại Hà Nội và đến năm 1957 thì dời sang Phnom Penh. Do vậy chúng tôi bước đầu cho rằng văn bản Bắc sứ thông lục hiện nay chính là bản sao chép từ khoảng đời Thành Thái [1889-1907] đến trước năm 1957.
2.1.3. Tác giả
Tác giả sách Bắc sứ thông lục là Quế Đường Lê Quý Đôn hiệu Doãn Hậu. Ông hoàn thành bộ kỉ sự này sau khi đi sứ Trung Quốc về nước. Khi đó, ông giữ chức Nhập thị thiêm sai Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Bí thư các Học sĩ, tước Dĩnh Thành bá. Đến năm Canh Tý [1780], khi ông đang nhiệm chức Hành hộ phiên cơ mật sự vụ kiêm Chưởng tài phú Hữu hiệu điểm, tước Nghĩa Phái Hầu, nhân khi Thị giảng Nguyễn Duy Hoành mượn đọc bộ kỉ sự, ông mới lấy ra và viết thêm lời đề từ. Diên Hà Quế Đường Lê Quý Đôn là tác giả soạn sách Bắc sứ thông lục đã thành định luận, không có điều gì hiềm nghi và tranh cãi.
2.2. Về các bản dịch Bắc sứ thông lục 北使通錄
Bắc sứ thông lục là bộ sách quý do Lê Quý Đôn biên soạn. Tác phẩm chép chi tiết nhật trình của chuyến đi sứ do chính ông làm Phó sứ cũng là một trong những chuyến đi sứ quan trọng và tiêu biểu nhất thời Cảnh Hưng nên được giới nghiên cứu sớm quan tâm chú ý. Hiện đang có hai bản dịch chú sách này. Bản thảo dịch chú viết tay, lưu hành nội bộ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm do Trịnh Ngữ dịch và Ngô Thế Long hiệu đính năm 1976. Bản dịch khác do Vũ Đăng Long dịch, đã đánh máy, lưu hành nội bộ tại Khoa sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Cả hai bản dịch này đều căn cứ trên văn bản Bắc sứ thông lục kí hiệu A.179 để tiến hành dịch thuật và chú thích nhất định. Bản dịch của Vũ Đăng Long đã sơ lược giới thiệu nội dung và tình hình văn bản Bắc sứ thông lục. Do hai bản này đều đã mờ và rách nát khó đọc, nên khi lựa chọn đề tài Bắc sứ thông lục và giao lưu học thuật Việt – Trung, chúng tôi quyết định tiến hành dịch lại toàn bộ văn bản. Trong quá trình dịch thuật, chúng tôi trân trọng, tham khảo, kế thừa và nhấn mạnh tập trung hơn vào phần chú thích.
Ngoài ra mới đây tác giả Hoàng Thị Thi – sinh viên K53 Hán Nôm đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài: ―Bắc sứ thông lục – giới thiệu, tuyển dịch và chú giải”. Ngay ở tên đề tài và trong nội dung khóa luận, tác giả đã nói rò phạm vi và kết quả đạt được. Về việc dịch nghĩa, khóa luận đã dịch xong quyển 1 và một nửa quyển 4. Về phần giới thiệu tác giả đã ―đôi nét giới thiệu tác giả tác phẩm‖, ―vài nét về vụ đi sứ năm Canh Thìn đời Cảnh Hưng và giá trị tác phẩm‖. Chúng tôi coi đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
2.3. Nội dung văn bản Bắc sứ thông lục 北使通錄
2.3.1. Nội dung Bắc sứ thông lục quyển một
(1) Trọng trách của đoàn sứ
Bắc sứ thông lục quyển một ghi chép toàn bộ các công việc trù bị cho chuyến đi sứ năm Canh Thìn [1760]. Quá trình chuẩn bị ấy kéo dài trong hơn một