2.3.2. Nội dung Bắc sứ thông lụcquyển bốn
(1) Nhật trình chiều về từ An Huy đến Quảng Tây
Bắc sứ thông lục quyển bốn ghi chép hành trình chiều về từ ngày 26 tháng 6 năm Tân Tỵ [1761] khi đoàn sứ về tới địa phận Hòa Châu – An Huy cho đến ngày mồng 7 tháng giêng năm Nhâm Ngọ [1762] chuẩn bị qua cửa Nam Quan về nước. Nhật trình đường về được ghi chép chi tiết từng ngày giờ, từng địa điểm, từng độ đường, từng sự kiện thường nhật. Lê Quý Đôn ghi chép tuần tự các điểm dừng đỗ, và khởi hành, các sự việc diễn ra trên đường về theo thời gian. Bởi vậy chúng tôi cũng men theo trật tự thời gian tìm hiểu con đường cụ thể mà đoàn sứ đi về. Những sự kiện nổi bật và thường xuyên chúng tôi sẽ phân tích chi tiết và sâu chuỗi xuyên suốt trên toàn hành trình chiều về của đoàn sứ.
Tháng 6: Ngày 26, 27 tháng 6, đoàn sứ dừng nghỉ, chủ thuyền bán muối nên không đi được. Ngày 28 sứ thuyền về đến Hòa Châu tỉnh An Huy.
Tháng 7: Ngày 14 tháng 7 đoàn sứ đến địa phận huyện Vu Hồ tỉnh An Huy. Ngày 15 giờ Mùi đoàn sứ đến huyện Phồn Xương, Ngày 27 giờ Thân đến huyện Bành Trạch. Ngày 30 giờ Thân đến huyện Hồ Khẩu. Hành trình tháng 7: Vu Hồ - Phồn Xương – Bành Trạch - Hồ Khẩu. Trong tháng 7, nổi bật nhất là việc các quan sứ và quan Bạn tống phải nhiều lần nhắc nhở, đệ trình lên quan Khâm sai đề nghị chủ thuyền hạn chế bán muối, nhổ neo nhanh chóng đưa Sứ thần về nước.
Tháng 8: Ngày mồng 3 tháng 8, sứ đoàn đến huyện Đức Hóa thuộc phủ Cửu Giang tỉnh Giang Tây. Ngày mồng 6, Sứ thần đền huyện Hoàng Mai thuộc phủ Hoàng Châu tỉnh Hồ Bắc. Ngày 11 đoàn sứ đến thị trấn Vũ Huyệt thuộc huyện Quảng Tế thuộc phủ Hoàng Châu tỉnh Hồ Bắc trú lại. Ngày 26 sứ thuyền đến phủ thành Hoàng Châu tỉnh Hồ Bắc. Hành trình tháng 8: Đức Hóa – Hoàng Mai – Quảng Tế – Hoàng Châu. Trong tháng 8, các Sứ thần, đặc biệt là Lê Quý Đôn nhiều lần giao lưu bút đàm với các quan lại Trung Quốc.
Tháng 9: Ngày mồng 7, giờ Tỵ đi được 60 dặm, giờ Thân đến bến Sơn Quy, phủ Hán Dương tỉnh Hồ Bắc đỗ lại. Ngày mồng 8 thuyền đi được 10 dặm, đến cảng Liên Ngư, phủ Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc. Ngày 23 sứ thuyền đến huyện Ba Lăng, phủ Nhạc Châu tỉnh Hồ Nam dự định nhổ neo vượt hồ nên sắm sửa lễ vật tế tôn thần hồ
Động Đình. Ngày 29, đoàn sứ về đến huyện Tương Âm, làm lễ tạ thần hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam. Hành trình đường về tháng 9: Hán Dương – Vũ Xương - Nhạc Châu – Tương Âm. Trong tháng 9, đoàn sứ về đến vùng sông nước Tiêu Tương, hồ Động Đình, các quan sứ tấu trình lên quan Tuần phủ Vũ Xương xin cấp thêm thuyền. Sứ thần thúc giục chủ thuyền nhổ neo.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Năm Tháng Thăng Trầm Chốn Quan Trường [1764-1784]
- Các Trước Tác Đã Mất Hoặc Chưa Tìm Thấy
- Bắc sứ thông lục 北使通錄 và giao lưu học thuật Việt - Trung thế kỉ XVIII - 5
- Sơ Lược Nội Dung Bắc Sứ Thông Lục Quyển Hai Và Quyển Ba
- Giá Trị Tác Phẩm Bắc Sứ Thông Lục 北使通錄
- Bối Cảnh Văn Hóa Xã Hội Và Học Thuật Việt - Trung Thế Kỉ Xviii
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Tháng 10: Ngày mồng 1 tháng 10, Lê Quý Đôn đến yết kiến quan Tuần phủ phủ Trường Sa tỉnh Hồ Nam. Ngày mồng 4 giờ Thân đến huyện Tương Đàm đỗ lại phát lụa may 13 lá cờ, thuyền Sứ thần viết: ―An Nam cống sứ phụng chỉ hồi quốc‖, thuyền quan Bạn tống viết: ―Phụng tống cống sứ hồi quốc.‖ Buổi sáng ngày mồng 9 thuyền đi được 20 dặm đến huyện Hoành Sơn. Ngày 11 buổi sáng, đi được 30 dặm đến phủ Hoành Châu đỗ lại. Ngày 17 giờ Dậu đến huyện Kỳ Dương trú lại. Ngày 20 giờ Dậu đến gò cũ ở Vĩnh Châu. Ngày 28 đi được 20 dặm đến thành Toàn Châu trú lại, cúng tiền vàng chùa Tương Sơn và miếu Động Đình trên bờ sông. Hành trình tháng 10: Trường Sa – Tương Đàm – Hoành Sơn – Hoành Châu – Kỳ Dương – Vĩnh Châu – Toàn Châu. Trong tháng 10 các sứ thần tế cáo cảm tạ tôn thần hồ Động Đình, du lãm một số di tích, gặp gỡ bái yết một số quan địa phương.
Tháng 11: Ngày mồng 3 tháng 11 đoàn sứ đến huyện Hưng An, phủ Quế Lâm tỉnh Quảng Tây. Ngày mồng 7 tháng 11, sứ thần về đến phủ thành Quế Lâm tỉnh Quảng Tây. Ngày 17 buổi sáng đi được 40 dặm đến huyện Dương Sóc, lại đi tiếp 75 dặm, giờ Thân đến phủ Bình Lạc. Ngày 19 sương mù dày đặc, giờ Thìn đi được 75 dặm đến huyện Chiêu Bình. Ngày 21 giờ Dậu đến đê phủ Ngô Châu. Ngày 26 đi được 15 dặm đến huyện Đằng. Ngày 28 huyện Bình Nam. Ngày 30 đi được 35 dặm, giờ Thìn đến phủ thành Tầm Châu. Hành trình tháng 11: Hưng An – Quế Lâm – Dương Sóc – Bình Lạc – Chiêu Bình – Ngô Châu – huyện Đằng – Bình Nam
– Tầm Châu. Trong tháng 11, xảy ra việc thuyền quan Thị tuyển Dạng Trung bị va vào đá ngầm hỏng, đoàn sứ bị khám thuyền và tịch thu các sách mua của Trung Quốc, các Sứ thần tấu trình đề nghị chấm dứt dùng chữ ―di quan‖ ―di mục‖ được chấp nhận, Sứ thần đệ trình công văn kiến nghị quan Tuần phủ sai người đi tiền
trình gửi tư văn báo triều đình An Nam tình hình đoàn sứ về nước và ban thẻ bài cấp lương thực và đinh phu kéo thuyền cho các Sứ thần.
Tháng 12: Ngày mồng 10 tháng 12 đoàn sứ đến phủ thành Nam Ninh, các quan sứ lập tức đệ trình công văn về nước báo cáo tình hình để triều đình sai người lên tiếp đón ở Lạng Sơn. Ngày 24, đoàn sứ đến phủ Thái Bình. Ngày 28, nghe tin quan Thự đạo đài Tra Lễ định đến ngày 28 tháng giêng mới mở cửa khẩu để Sứ thần về nước. Các Sứ thần phải cấp tốc gửi công văn xin rút ngắn thời gian mở cửa khẩu nhưng không được.
Tháng 1 năm Nhâm Ngọ [1762]: Các sứ thần ăn tết ở phủ Thái Bình tỉnh Quảng Tây. Cuối tháng giêng đoàn sứ khởi trình qua cửa Nam Quan về nước. Ngày mồng 1, Sứ thần vào cung Khánh Chúc triều hạ mừng tết nguyên đán Nhâm Ngọ. Còn lại những ngày tết các sứ thần chủ yếu giao lưu xướng họa thơ văn với Đề đốc Chu Bội Liên và tiễn Khâm sứ khởi trình về Kinh đô ngày mồng 6 tháng giêng.
(2) Chủ thuyền bán muối làm chậm trễ hành trình
Hiện tượng bán muối ở các bến sông bến cảng rất phổ biến thời Càn Long, đặc biệt vùng Giang Nam gồm hai tỉnh Giang Tô và An Huy. Các chủ thuyền tiễn sứ thần nước ta về nước, lợi dụng hành trình từ bắc xuôi nam thường xuyên buôn bán muối. Ngoài ra hành trình sứ thần chậm chạp cũng bởi thi thoảng họ trì hoãn thời gian sách nhiễu đòi tiền quan địa phương. Sứ thần phải nhiều lần xin nhổ neo khởi trình cho kịp kì về nước. Các chủ thuyền tìm nhiều cách, nhiều lí do để kéo dài khiến cho hành trình bị chậm trễ. Chẳng hạn ―ngày 15 tháng 7 giờ Thìn đi được 80 dặm, đến giữa giờ Mùi đến huyện Phồn Xương, trú lại. Gió vừa thuận chiều, chủ thuyền bán muối, Chúng tôi xin khởi trình. Ông ta bảo sáng mai đi.‖ (BSTL, q1, tr.3a). Ngày 17 tháng 7 đoàn sứ đến huyện Đồng Lăng. Ba vị Bồi thần, hai quan Bạn tống địa phương phải gay gắt yêu cầu chủ thuyền cho khởi trình. Quan Khâm sai bao che thanh minh ―Đường đến Trường Sa, việc an nguy có liên hệ trực tiếp đến chủ thuyền nên không thể không hỏi ông ta. Việc canh nông hỏi nô bộc, việc thêu dệt hỏi thị tỳ, đó là lẽ đương nhiên, không phải là cố ý trì trệ. Còn về việc thuyền bè đi qua các địa phương, việc chào hỏi quan khách, thiên triều tự có quy
định, không thể giản lược.‖ Sứ thần phải viết công văn đề nghị: ―Vì đại nhân vốn khoan từ nên người quản thuyền mới dối trá trì hoãn. Nếu gặp ngày nghịch gió, chúng tôi không dám đệ trình. Nhưng vì gió đông thuận tiện, người có mắt nhìn, đều thấy mặt trời còn cao có thế khởi hành nên dám xin tấu trình. Nay đem ý kiến chung của ba vị Sứ thần, hai vị quan Bạn tống địa phương và các nhà thuyền mà không thắng được một hiệu lệnh của người quản thuyền thì từ nay chúng tôi thực không dám bàn tới nữa. Nếu căn cứ vào lời nói của người quản thuyền, dám xin nửa giờ sau gò thanh la làm hiệu hoặc cho một thuyền nào đó đi trước thì sẽ rò thực hư. Hướng gió thuận mà không đi thật đáng tiếc. Để thời gian trôi qua vô ích càng đáng tiếc. Bởi vậy chúng tôi bất đắc dĩ phải nhiều lần đệ trình công văn. Chỉ có đức lớn bao dung như biển cả của quan Khâm sai mới lượng thứ được‖. (BSTL, q4, tr.4a).
Ngoài ra Bắc sứ thông lục còn có nhiều đoạn ghi về hiện tượng buôn bán muối của chủ thuyền làm chậm trễ hành trình như: Ngày mồng 4, mồng 5 tháng 8 gió thuận nhưng chủ thuyền bán muối nên không chạy thuyền. Sứ thần ý kiến họ đều không nghe. Cốt yếu bởi ―quan Khâm sai thường nghe lời bàn của quản gia. Mà quản gia của ông ta lai cấu kết với chủ thuyền để bán muối khắp nơi, cố sức dùng lời lẽ chống chế ứng phó‖ trì hoãn. (BSTL, q4, tr.6b). Ngày 18 tháng 8, gió thuận thuyền quan Chánh sứ men theo bờ tây đi được 70 dặm, đến Ngư Dương đỗ lại. Thuyền quan Khâm sai đi ngang bờ đông. Chủ thuyền đi chậm lại để bán muối. (BSTL, q4, tr.11b). Ngày 20 tháng 9 ―gió thuận nhưng vẫn nghỉ lại. (Vì chủ thuyền đỗ lại bán muối, một cân được 28 tiền. Viên Thông sĩ xin nhổ neo khởi trình. Quan Khâm sai lên bờ thấy họ muốn buôn bán kiếm tiền. Chủ thuyền ra sức van xin nên lại dừng.‖ (BSTL, q4, tr.18b). ―Ngày 27 tháng 9 gió thuận. Chủ thuyền lấy cớ gió to không đi, nên sứ thuyền vẫn đỗ lại.‖ (BSTL, q4, tr23a). Đặc biệt ngày mồng 8, mồng 9 do thuyền đi tiền trạm quản gia Trần Khôi của quan Khâm sai buôn lậu muối bị Nhâṭ thượng tuần ty khám xét, bắt được hai người chủ thuyền và hàng trăm cân muối gử i lên huy ện. Quan huyện soạn công văn đòi quan Khâm sai giải trình. Bởi vậy thuyền sứ không đi được, khiến hành trình càng chậm trễ.
So sánh tốc độ đi giữa đoàn sứ với đoàn Tân tiến sĩ và đoàn Khâm sứ sẽ thấy đoàn sứ thần nước ta chậm trễ gần nửa năm hành trình. Ngày mồng 3 tháng 8 các Sứ thần gặp Tân Tiến sĩ vinh quy bái tổ. “Ngày mồng 8 tháng 3 năm nay sĩ tử vào thi trường thứ nhất, khảo trúng cách 270 người. Họ tham gia điện thí ứng chế, nhận phong quan hàm xong xuôi mới xin cáo phép về quê. Sứ thuyền chúng tôi lên đường về nước, xuất phát từ kinh đô ngày mồng 2 mà lại gặp họ ở đây, thế mới thấy hành trình chậm chạp như vậy.‖ Lại so với đoàn Khâm sứ sang phong vương cho vua nước ta khởi trình mùa thu đầu tháng 8 năm Tân Tỵ đến ngày 24 tháng 12 năm đó đã xong xuôi hết các thủ tục lễ nghi và về đến phủ Thái Bình tỉnh Quảng Tây thì gặp đoàn sứ nước ta cũng mới về đến đó. Qua so sánh với phái đoàn Tân tiến sĩ về quê và đoàn Khâm sai sách sứ đều xuất phát từ kinh đô về nam và hành trình chiều đi của đoàn sứ càng thấy rò sự chậm trễ của đoàn sứ là do hoạt động dọc đường bán muối của các chủ thuyền và phát sinh hiện tượng sách nhiễu ở một số địa phương.
(3) Tế cáo tôn thần dọc đường về và khao thưởng các tùy tùng
Về việc tế thần sơn xuyên hà bá và các tôn thần ở các đền miếu dọc đường, sứ thần thường sai người mua sắm đầy đủ rượu, thịt, giấy tiền và soạn văn tế cầu khấn. Sứ thần viết văn tế với tình cảm thống thiết, lời lẽ chân thực, trước bài vị tấu trình hoàn cảnh thực tế: "Nay chúng thần phụng mệnh quốc vương vào cống đế đình. Công việc xong xuôi, phụng chỉ về nước, đi bằng đường thủy. Hôm qua đến tỉnh thành đổi thuyền đợi gió đã 7, 8 ngày, từng sửa soạn văn từ đầy đủ, cầu mong tôn thần phù trợ, mới được gió thuận mưa hòa. Nhưng thuyền sứ vừa vượt qua cửa sông lại gặp bãi cát ngăn trở, phải đỗ lại suốt cả ngày. Chúng thần lo lắng sợ hãi, tự biết mình có tội, may nhờ đức thần linh thiêng giúp đỡ, khiến gió lớn chuyển chiều gió nhẹ, thuyền sứ đi nhanh đến địa phương huyện Vu Hồ, định ngày hôm nay tiến trình. Cảm tạ tôn thần ơn đức to lớn, thương xót kẻ xa‖ (BSTL, q4, tr.2b).
Hoàn cảnh thực tế đã được tôn thần che chở, lại xin tâu bày nỗi niềm lo lắng
và nguyện vọng sâu kín lớn lao: ―Nay chúng tôi nhận chiếu thư thiên triều, vâng mệnh quốc vương, trách nhiệm nặng nề, chỉ mong nhanh chóng về nước, sớm báo cáo với triều đình bá quan thời gian quan Khâm sứ Trung Quốc nhập quan phong
vương. May ra nước tôi không hổ thẹn với khuôn phép kính cẩn giữ gìn pháp độ triều cống và những người đi sứ không làm nhục mệnh vua mà còn được chút vẻ vang trở về. Nay hành trình còn xa mà thuyền bè trì trệ, cũng có nghĩa là Sứ thần chậm chạp hành trình, chậm trễ thông tin. Trách nhiệm ấy chúng tôi không dám trốn tránh, nhưng việc tiếp đón Khâm sứ vội vàng sơ xuất thì nước chúng tôi sẽ trách cứ ai? Tôn thần danh cao tự điển, trật thượng công hầu, nghĩ tới sự rạng rỡ thánh triều, thương mến kẻ xa, ắt không tiếc ban ân trạch che chở phù hộ chúng tôi, không nỡ để chúng tôi vô công trạng trở về. Bởi vậy chúng tôi khẩn khoản bày tỏ nỗi niềm, cúi xin đức thần xót thương ban cho mấy tuần mưa gió thuận hòa, không phải lo lắng đường đi trắc trở, ngược dòng vẫn khởi hành thuận lợi để sớm về phục mệnh, thong thả hoàn thành việc cống sứ.‖ (BSTL, q4, tr.3a).
Tế cáo tôn thần xong, các sứ thần thường biếu quan Khâm sai và khao thưởng những người hộ tống. Chẳng hạn như ngày mồng 4 tháng 8, Sứ thuyền đến địa phương huyện Đức Hóa, phủ Cửu Giang, giờ Mão quan sứ tế thần Sơn Xuyên và Hà Bá tỉnh Giang Tây. Sau đó thưởng bạc cho 4 thuyền (BSTL, q4, tr.6a); Ngày 11 tháng 9, Sứ thuyền đến huyện Giang Hạ, phủ Vũ Xương, đổi thuyền, giờ Thìn tế thần Sơn Xuyên, Hà Bá xứ Hồ Quảng. Bốn người quản thuyền mới và các đầu đà thủy thủ đến yết kiến. Sứ thần thưởng cho họ 4 lạng bạc. Bốn người quản thuyền cũ cũng vái chào từ biệt. Quan sứ cũng chiếu theo lệ khao thưởng cho họ. (BSTL, q4, tr.17b); Ngày 23 tháng 9, Sứ thuyền đến huyện Ba Lăng, phủ Nhạc Châu tế tôn thần hồ Động Đình; Ngày 29 tháng 9, các quan sứ sửa soạn lễ vật, lễ tạ tôn thần hồ Động Đình; Ngày mồng 2 tháng 10, Sứ thần về đến Trường Sa, đổi thuyền, việc có liên quan đến lòng thành kính nên các cống sứ tế thần sơn xuyên hà bá địa phận Hồ Quảng, sau đó khao thưởng những người chủ thuyền cũ, biếu lễ vật cho quan Bạn tống địa phương, phát tiền và khao thưởng thịt lợn và rượu cho binh lính vất vả kéo thuyền đoàn sứ; Ngày mồng 3 tháng 11, đoàn sứ về đến địa phận huyện Hưng An, tế tôn thần Đại Long Vương sông Tương Giang, tỉnh Quảng Tây. Hôm đó, Sứ thần sai cúng tiến hương tiền đền Phục Ba và khao thưởng 15 thủy thủ các thuyền; Ngày 13 sứ thần đến địa phận huyện Lâm Tế phủ Quế Lâm tế thần sơn xuyên hà bá tỉnh
Quảng Tây; Ngày mồng 4 tháng 12, Sứ thần đến thác Ngũ Hiểm tế tôn thần miếu Phục Ba.
Tóm lại khi đi qua mỗi địa phương gặp đền miếu linh thiêng hoặc có việc liên quan đến lòng thành như đổi thuyền, nhổ neo, vượt sông hồ các Sứ thần đều sắm sửa lễ vật tế cáo và lễ tạ tôn thần, kính cẩn tấu xin phù hộ. Lòng tôn kính và tình cảm chân thực của các quan sứ thấu đến còi linh thiêng của tôn thần, nên trên toàn trình đi về đoàn sứ đều được bình an, mạnh khỏe, may mắn hoàn thành tốt đẹp cống vụ về nước phục mệnh. Việc tế cáo tôn thần dọc đường và khao thưởng chủ thuyền quan binh hộ tống thể hiện đời sống tâm linh và phong tục văn hóa và ứng xử ngoại giao khéo léo của các Sứ thần.
(4) Phối hợp với quan lại địa phương giải quyết công việc liên quan
Hầu hết khi đi qua các tỉnh các phủ, châu, huyện Trung Quốc, Sứ thần nước ta đều sai người đến yết kiến hoặc đích thân đến bái yết và biếu quà. Nhiều quan lại địa phương Trung Quốc cũng đến hỏi thăm và biếu quà các Sứ thần. Khi đến đầu địa giới các phủ huyện, sứ thuyền dừng nghỉ, các sứ thần qua yết kiến quan địa phương các vị nhiệt tình đón tiếp hỏi thăm tình hình đi sứ và các việc triều chính, phong tục nước Nam. Có vị nhận biếu quà có vị không nhận. Một số đi vắng thì thường gửi thư cảm ơn và gửi quà biếu lại quan sứ. Chẳng hạn ngày mồng 9 tháng 9, Sứ thần đến yết kiến quan Tổng đốc, Bố chánh sứ, Án sát xứ huyện Vũ Xương, gặp được quan Án sát Tác Bằng. Ngày mồng 10 tháng 12, Sứ thần về đến Nam Ninh, sai viên Thông sự bẩm báo đến. Ngày 27 tháng 12 Phó sứ thứ nhất đến yết kiến quan Hiệp trấn Âu Dương Mẫn…. Nhiều quan lại Trung Quốc đến chào và biếu lễ vật các sứ thần như: Ngày 20 tháng 7 quan huyện Hoài Ninh đến bái yết và biếu lễ vật. Ngày mồng 3 tháng 8 quan huyện Đức Hóa gửi thư đến bái yết và biếu lễ vật. Ngày mồng 1 tháng 10, quan Phủ viện sai hai viên Đường quan cùng một người dịch mục đến tiễn và biếu tặng tám loại lễ vật. Tri huyện Quế Lâm Trương Cảm Hùng sai người mang tờ thư tới bái chào…
Trên đường về, Sứ thần đi qua các địa phương đều có quan Bạn tống của từng địa phương hộ tống. Sứ thần liên hệ chặt chẽ với quan Khâm sai, quan Bạn
tống và các quan lại ở tỉnh, đạo, phủ, châu, huyện địa phương để xử lý các công việc phát sinh liên quan; sai người đi tiền trình báo trước các địa phương; đổi thuyền, cấp thuyền, lương thực và phu dịch; gửi tư văn thông báo triều đình An Nam tình hình về nước của đoàn sứ; đôn đốc chủ thuyền hạn chế bán muối, tranh thủ thời tiết thuận lợi đi nhanh về nước hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn quãng đường đi thuyền ở Giang Nam chủ thuyền trì hoãn bán muối, các Sứ thần phải nhờ quan Bạn tống họ La, quan Khâm sai Tần Triều Vu và quan Bố chánh họ Vĩnh nhắc nhở đôn đốc; đoạn đường từ Ngô Châu đến Ninh Minh toàn ngược dòng, bãi đá gập ghềnh rất khó đi phải nhờ quan địa phương cấp cho đinh phu kéo thuyền, mỗi thuyền 6 người đợi sẵn ở bờ sông để kịp kì về nước; Ngày mồng 6 tháng 11 thuyền quan Thị tuyển Dạng Trung bị va vào đá ngầm bị vỡ may nhờ các bè nổi kéo đi và phối hợp với các thuyền khác chở các hòm tặng vật và tư trang; Ngày 25 tháng 11 thuyền quan Bạn tống họ La bị va vào đá hỏng phải đỗ lại sửa…
(5) Sứ thần giao lưu bút đàm với nhiều quan lại Trung Quốc
Trên đường về Sứ thần đã gặp gỡ giao lưu với nhiều quan lại địa phương Trung Quốc. Đặc biệt Phó sứ Lê Quý Đôn rất tích cực trao đổi bút đàm về các vấn đề học thuật quan tâm. Quan Khâm sai Tần Triều Vu đồng hành với các Sứ thần từ ngày mồng 1 tháng 3 năm Tân Tỵ [1761]. Trong bài khải gửi chữ Nôm gửi về nước ngày 10 tháng 12 của Sứ thần có đoạn viết: ―Ngày trước đã xin quan Đề đốc, xin về độ nhị nguyệt thượng tuần [đầu tháng 2]. Quan ấy rằng quan Khâm sai Bạn tống họ Tần có lời xin hoãn, cho nên phải đợi đến tháng 3 ngày ấy mới được khởi trình‖ (BSTL, q4, tr.56b). Bắc sứ thông lục quyển bốn ghi chép riêng trong tháng 8 có bốn lần quan Khâm sai mời Phó sứ qua trò chuyện bút đàm thơ văn. Đó là các ngày mồng 5, ngày 14, ngày 16 và buổi tối ngày 27. Ngày mồng 5 tháng 8 hai ông trao đổi chủ yếu về chế độ triều chính, khoa cử và lễ nghi nước Nam. Hôm ấy Khâm sai mời cơm, nhân đó hai ông nói chuyện về các loại sản vật đặc sản phương Nam. Ngày 14 tháng 8, Tần Triều Vu viết tờ thư tay hỏi xem sách Sử biện Phó sứ Lê Quý Đôn mang sách Quần thư khảo biện đưa quan Khâm sai đọc duyệt. Tần Triều Vu xem đi xem lại nhiều lần, những chỗ không thống nhất hai ông lại rải chiếu trao đổi