Định Hướng Hoàn Thiện Hoạt Động Ttqt Bằng L/c Và Một Số‌‌

Trị giá tranh chấp bình quân mỗi vụ việc là 216.809 USD/vụ. 5 quốc gia liên quan nhiều nhất đến các vụ tranh chấp thương mại với doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ, Anh, Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc

Từ các vụ tranh chấp đã và đang thụ lý có thể nhận thấy:

- Hầu hết các bên tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 90%, còn lại khoảng 10% là các tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng này chưa phản ánh đúng thực tế các giao dịch thương mại đang diễn ra hiện nay, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do hệ thống pháp luật trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ, thiếu khả thi.

- Đối tượng tranh chấp chủ yếu vẫn là các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng dịch vụ (chiếm 90%).

- Nội dung tranh chấp phổ biến là không giao hàng, giao hàng chất lượng kém, giao hàng chậm, thiếu, tranh chấp về thanh toán, giám định.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ‌‌

GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT bằngL/C tại Việt Nam

3.1.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung

Xuất phát từ thực tế hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian qua cùng các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, hoạt động TTQT bằng L/C cần phải được tiến hành theo một định hướng cụ thể phù hợp với bối cảnh mở cửa của đất nước như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT, đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng các loại hình đối tượng khách hàng là Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân bằng các sản phẩm và dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng. Phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại bắt kịp các chuẩn mực quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế trong từng lĩnh vực

- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế kể cả mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam sang các nước này. Phấn đấu nâng cao tỷ trọng phí dịch vụ TTQT trong tổng nguồn thu của các ngân hàng.

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 9

- Hoạt động TTQT không tách rời các mảng hoạt động khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ…Xây dựng những chiến lược tổng

thể về chính sách khách hàng, marketing… tạo điều kiện phát triển toàn diện cho hệ thống ngân hàng nói chung cũng như mảng TTQT nói riêng.

3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại các ngân hàng thương mại

Theo thống kê, ban đầu có rất ít ngân hàng áp dụng UCP 600 (tính đến tháng 9/2007 mới chỉ có 2 ngân hàng áp dụng là Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Thương mại quốc tế nhưng cho tới nay hầu hết các ngân hàng đã sử dụng bộ tập quán mới này trong hoạt động TTQT bằng L/C của mình

Chính vì việc sử dụng UCP 600 và ISBP 681 tại các ngân hàng đã tạo ra một xu hướng mới cho các bên tham gia hoạt động TTQT bằng L/C là vẫn tiếp tục tuân theo các quy định của UCP 600 và ISBP 681. Tuy nhiên khi áp dụng bộ tập quán mới các ngân hàng đều phải có sự thay đổi quy trình nghiệp vụ phù hợp với UCP 600 và ISBP 681 nhưng vẫn có một số điều chỉnh riêng với từng ngân hàng cho phù hợp. Ví dụ như UCP 600 quy định các ngân hàng có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ thì BIDV dành 3 ngày cho thanh toán viên, 2 ngày còn lại đẻ kiểm soát viên và lãnh đạo kiểm tra lại kết quả của thanh toán viên, Techcombank lại chỉ dành cho thanh toán viên kiểm tra bộ chứng từ.

Những định hướng trên dù ít hay nhiều đều là một định hướng tốt để tăng cường hoạt động TTQT bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681.

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 vàISBP 681 tại Việt Nam

Từ định hướng phát triển hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam cũng như xu hướng áp dụng UCP 600, khóa luận xin đề xuất một vài giải pháp khắc phục những hạn chế bất cập khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu quả áp dụng bộ tập quán trong TTQT bằng L/C.

3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô

3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC

Mặc dù UCP 600 và ISBP 681 mới chính thức được sử dụng từ năm 2007 nhưng bản thân chúng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do vậy về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC nên thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra về thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trên thế giới cũng như trao đổi, lắng nghe ý kiến của những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngoại thương như: vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, tránh những sai sót từ việc hiểu không đúng các quy tắc trong UCP. Tất nhiên, hiện nay UCP 600 đã chính thức có hiệu lực thì sự thay đổi điều khoản là không thể song nếu có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, chi tiết thì sẽ hạn chế được phần lớn các sai sót có thể xảy ra. Hơn nữa UCP cũng chỉ là lý thuyết được đúc kết từ thực tiễn trong khi thực tiễn thì luôn luôn vận động không ngừng nên việc thường xuyên tiến hành các điều tra, khảo sát tình hình thực tế cộng với lắng nghe các phân tích chuyên sâu sẽ giúp ICC tiếp nhận được những thông tin có ích trước hết là cho các văn bản hướng dẫn chi tiết sau đó là cho các bản UCP kế tiếp khi mà UCP 600 trở nên không còn phù hợp với xu thế phát triển của TMQT nữa.

3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam

Nhà nước và Các cơ quan chức năng:

Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể là ban hành các văn bản Luật, dưới luật, pháp lệnh, nghị định.... qui định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia. Đồng thời đây cũng là cách tốt để giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa UCP600 và luật quốc gia.

Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa UCP600 với các hiệp ước, thỏa ước quốc tế.... giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của các hiệp ước này thì luật pháp Việt Nam càng cần phải tỏ rõ vai trò của mình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế với bạn hàng nước ngoài.

Hoạt động TTQT không chỉ liên quan tới các ngân hàng hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn có sự tham gia gián tiếp của rất nhiều các tổ chức hành chính sự nghiệp khác của Nhà nước. Ví dụ như khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ, tất yếu sẽ phải xem xét tới các vấn đề như thuế, hạn ngạch, chính sách hỗ trợ…Như vậy hoạt động TMQT có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng, tư vấn và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền như Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…Trong bối cảnh hiện nay khi mà UCP 600 và ISBP 681 đã có hiệu lực nhưng sự hiểu biết về nó của các doanh nghiệp lại rất hạn chế thì sự định hướng, giúp doanh nghiệp tìm hiểu, hiểu và vận dụng đúng UCP 600 và ISBP 681 là vô cùng cần thiết. Bởi vì chỉ khi thực sự hiểu thì mới có thể áp dụng đúng, tránh những sai sót rủi ro không đáng có. Do vậy, các cơ quan chức năng đặc biệt là Cục Xúc Tiến Thương Mại, Trung Tâm Hỗ Trợ Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI nên tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn về tín dụng chứng từ và UCP 600 và ISBP 681 cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, giới thiệu về bộ tập quán mới, giúp doanh nghiệp hiểu và lưu ý doanh nghiệp những khác biệt của hai bộ tập quán UCP 600 và UCP

500. Chỉ có như vậy những rủi ro bộ chứng từ bị từ chối thanh toán mới có thể được giảm thiểu. Và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng L/C (theo ước tính của VIB mỗi lần bộ chứng từ bị từ chối thanh toán các ngân hàng sẽ phải chịu chi phí sửa chữa là 50 – 2500 USD).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý ngoại hối và chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước phải là người soạn thảo, đưa ra những đề xuất đối việc xây dựng các khung văn bản cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên, trong quy trình nghiệp vụ TTQT thì Ngân hàng Nhà nước chưa có một đơn vị chuyên về TTQT để hướng dẫn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Do vậy, về phía Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một ban chuyên môn về mảng thanh toán quốc tế để chỉ đạo hướng dẫn hoạt động này của các ngân hàng đồng thời tư vấn cho các ngân hàng khi có tranh chấp liên quan tới vấn đề TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681.

3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô

3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại

Thanh toán bằng tín dụng thư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại (khoảng 60%), việc có một quy trình thanh toán rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho các thanh toán viên tránh được nhiều sai sót liên quan đến việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà UCP600 đã có hiệu lực và bản thân UCP cũng tồn tại một vài những bất cập. Vậy để có thể tham gia vào hệ thống ngân hàng quốc tế, để có thể ứng dụng thành công UCP600 cũng như ISBP681 và có thể tư vấn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi cần thiết, các ngân hàng cần làm những gì?

Những giải pháp chung:

Thứ nhất: Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thanh toán viên. Mặc dù trước khi chính thức áp dụng UCP600 và ISBP681 rất nhiều ngân hàng thương mại đã mở lớp đào tạo cán bộ về bộ tập quán mới. Tuy nhiên, chất lựng đào tạo vẫn thực sự chưa cao và việc đào tạo vẫn chủ yếu

diễn ra ở hội sở chính, chưa được triển khai đồng bộ đến các chi nhánh cấp I và cấp II. Các ngân hàng nên tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho thanh toán viên đồng bộ hơn, triển khai từ hội sở chính đến các chi nhánh.

Ngân hàng nên cử các cán bộ đi tham dự các buổi hội thảo do các chuyên gia nước ngoài tở chức tại Việt Nam. Thông qua các buổi hội thảo đó sẽ giúp các thanh toán viên hiểu biết hơn nữa về bộ tập quán mới, đồng thời ứng dụng quy trình nghiệp vụ thanh toán viên tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài vào quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng ngày của mình.

Thứ hai: Trong quy trình ngiệp vụ thanh toán thư tín dụng, ngân hàng nên quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa. Bởi vì quy trình càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu càng giúp cho cán bộ tránh sai sót bấy nhiêu (ví dụ như về vấn đề kiểm tra L/C theo ISBP681 nên quy định rõ ràng và cụ thể hơn).

Thứ ba: Các ngân hàng thương mại nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn về UCP600, những thay đổi của UCP600 so với UCP500 cho khách hàng của mình. Bởi vì chính những nhà xuất nhập khẩu mới là những đối tượng chính sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế. Họ cần phải nắm vững các quy định điều chỉnh phauong thức này đẻ có thể vận dụng nó một cách nhanh chóng, chính xác. Việc các doanh nghiệp có thể vận dụng thành thạo và chính xác UCP600 không chỉ giúp thúc đẩy nhanh việc giao dịch thanh toán của họ mà còn giảm một phần gánh nặng cho các ngân hàng trong việc xử lý cac giao dịch chứng từ cũng như hạn chế được rủi ro cho bản thân ngân hàng và khách hàng. Chính vì những lí do đó, công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng UCP600 cho khách hàng cần nhận được sự quan tâm thỏa đáng của các ngân hàng thương mại.

Những giải pháp cụ thể:

Khi ngân hàng là ngân hàng phát hành:

Khi nhận được Đơn yêu cầu phát hành L/C: Cần tìm hiểu kỹ về khách hàng (tiềm lực tài chính, uy tín của khách hàng, hợp đồng ngoại thương) để từ

đó đề ra mức ký quỹ thích hợp. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp khách hàng là bạn hàng mới, tiềm lực kinh tế kém, uy tín trên thị trương không cao để tránh rủi ro, ngân hàng nên yêu cầu ký quỹ 100%.

Khi phát hành thư tín dụng: Cần tư vấn cho khách hàng phát hành một thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý về những vấn đề mà UCP 600 chưa đề cập, ví dụ như vận đơn của người giao nhận có được chấp nhận không? Điều này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong thư tín dụng.

Cần phải quy định cụ thể về việc thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã được phát đi. Vì điều này ràng buộc cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp.

Khi kiểm tra bộ chứng từ: tiến hành kiểm tra cẩn thận theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681 đồng thời đảm bảo đúng thời hạn quy định (5 ngày làm việc). Đối với những bộ chứng từ có giá trị lớn, phức tạp nên giao cho những thanh toán viên có nhiều kinh nghiệm hoặc sau khi thanh toán viên đã kiểm tra thì giao lại cho kiểm soát viên kiểm tra lại.

- Khi là ngân hàng thông báo: Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phát hành L/C bị đánh giá là có khả năng thanh toán thấp hoặc có vị trí địa lý ở vùng cấm vận, chính trị không ổn định. Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lý đòi tiền ngân hàng phát hành thì không thể đòi được hoặc mất nhiều thời gian.

Khi nhận Đơn yêu cầu thông báo L/C của ngân hàng nước ngoài gửi đến: Tìm hiểu khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành trước khi tiến hành thông báo thư tín dụng tới người thụ hưởng. Nếu từ chối thông báo thư tín dụng thì phải gửi thông báo từ chối tới ngân hàng phát hành.

Khi tiến hành thông báo thư tín dụng: Kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng để kịp thời lưu ý khách hàng về những bất lợi, khách hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu sửa lại, tu chỉnh L/C cho phù hợp.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí