Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 10

Khi là ngân hàng xác nhận:

Khi người thụ hưởng yêu cầu xác nhận thư tín dụng nghĩa là họ không tin tưởng vào uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành vì vậy trong trường hợp này, ngân hàng xác nhận cũng cần lưu ý:

Tìm hiểu ngân hàng phát hành trước khi tiến hành xác nhận thư tín

dụng.

Trong trường hợp nhận thấy có nhiều rủi ro tiềm ẩn nên từ chối xác

nhận thư tín dụng.

Khi là ngân hàng thương lương thanh toán:

Quá trình kiểm tra toàn bộ chứng từ chiết khấu phải thật chính xác để từ đó để ra hạn mức và thời hạn chiết khấu thích hợp.

3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp

Ở giai đoạn ký kết hợp đồng thương mại quốc tế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là:

- Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng thương mại quốc tế nhưng khi đã được thiết lập thì L/C lại hoàn toàn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng không được ghi vào L/C sẽ không có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và hợp đồng thương mại quốc tế đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 10

- Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn.

- Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.

Ở giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C trong doanh nghiệp xuấtnhập khẩu:

Khi thiết lập một bộ chứng từ L/C, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện tốt các công việc theo trình tự sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động xuất nhập khẩu bởi sai sót trong khâu lập chứng từ thường xảy ra phổ biến ở những doanh nghiệp hoạt động bán chuyên nghiệp, không được tổ chức tốt, ít tập huấn chuyên môn và không nắm vững L/C, UCP 600 và ISBP 681 và Incoterms.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cương các điều khoản sẽ sử dụng trong thương lượng về nội dung L/C như một bộ phận cấu thành của hợp đồng thương mại quốc tế. Khi thương lượng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lượng mỗi bản, người phát hành, nội dung… và phải luôn trong khả năng thực hiện đúng hạn.

Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, khó thực hiện thì yêu cầu sửa đổi, tu chỉnh kịp thời nhằm tránh việc không thanh toán được tiền.

Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu cần lập kế hoạch chi tiết cho các công việc như sản xuất hay thu gom hàng hóa xuất khẩu, giao hàng, lập bộ chứng từ, xuất trình… và tổ chức thực hiện, giám sát quá trình này.

Thứ năm, doanh nghiệp xuất khẩu chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ trên cơ sở nắm vững kiến thức chuyên môn, các quy tắc của UCP, ISBP và sử dụng danh mục kiểm tra chứng từ (Checklist) để đối chiếu khi lập chứng từ và gửi nội dung mà các chứng từ phải tuân thủ cho người chuyên chở, công ty bảo hiểm, phòng thương mại… để lập các chứng từ tương ứng cho phù hợp với yêu cầu.

Thứ sáu, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra bộ chứng từ trước khi xuất trình nhằm phát hiện ra các lỗi chính tả, đánh máy, in ấn… để tu chính kịp thời bởi biện pháp ngăn ngừa bao giờ cũng hữu hiệu hơn biện pháp sửa chữa.

Thứ bảy, doanh nghiệp xuất khẩu cần xuất trình bộ chứng từ đúng hạn cũng như tính toán để có đủ thời gian tu chính và xuất trình lại chứng từ nếu có sai sót xảy ra.

Thứ tám, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra và kiểm soát thường xuyên quá trình lập bộ chứng từ và các nhân tố có thể làm cho quá trình này và việc xuất trình chậm trễ. Để hạn chế các sai sót của bộ chứng từ, doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ tiêu chí 3P gồm: lập kế hoạch (Planning); lập chứng từ (Preparation); xuất trình (Presentation) cùng tiêu chí 3C trong lập chứng từ phù hợp gồm: hoàn chỉnh (Complete); chính xác (Correct); nhất quán (Consistent).

Ở giai đoạn kiểm tra L/C

- Ngay khi nhận được L/C, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần kiểm tra L/C thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP nào? Kiểm tra tính chân thực của L/C nhằm tránh trường hợp gặp L/C giả; kiểm tra nội dung chi tiết của L/C…

- Quy tắc của UCP 600 cho thấy một L/C không chỉ rõ là loại nào thì được xác định là loại không hủy ngang và trong trường hợp này cần kiểm tra các vấn đề là: L/C có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận không; kiểm tra L/C thuộc loại Payment at sight, Deferred, Usance hay Negotiation; kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán; kiểm tra khoản phí của ngân hàng…

- Cần kiểm tra chi tiết của L/C như giá trị của L/C và điều kiện thanh toán; mô tả hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng thương mại quốc tế; điều kiện về chuyển tải; ngày hết hạn của L/C…

Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, đòi hỏi bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C.

KẾT LUẬN


Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

UCP ra đời với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 600 vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại. Việc tìm hiểu rõ ràng các quy định của UCP 600 và ISBP 681 cũng như thực trạng áp dụng UCP 600 trong hoạt động TTQT bằng L/C sẽ giúp hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ. Một số giải pháp để tăng cường hoạt động TTQT bằng L/C như các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về

hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết; các ngân hàng cần nâng cao nghiệp vụ TTQT cũng như hiểu cặn kẽ các quy định trong UCP 600 nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình vận hành thư tín dụng sẽ là cần thiết để phát triển hoạt động TTQT tại Việt Nam trong thời gian tới đây.



Tiếng Anh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP 600, ICC Publication No. 600, 2007 Edition

2. International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits subject to UCP 600 – ISBP 681

Tiếng Việt

1. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC UCP 600 2007

2. Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C (Theo UCP 500, 1993; ISBP 645 và e.UCP 1.0), PGS,TS Nguyễn Thị Quy, NXB Lý luận chính trị, 2006

3. Cẩm nang sử dụng thư tín dụng – L/C – tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2008

4. Giáo trình Thanh toán Quốc Tế, Trường Đại học Ngoại Thương, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2005

5. Luận văn: “Các rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 tại ngân hàng thương mại Việt nam và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro”; Tác giả: Nguyễn Hồng Nga; Người hướng dẫn: GS. Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009.

6. Luận văn: “Giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, 2007ICC - Thực trạng và giải pháp”; Tác giả: Nguyễn Thị Loan; Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009.

7. Luận văn: “Những tranh chấp thường phát sinh trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thời gian gần đây”; Tác giả: Đặng Vân Anh; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Trường Đại học Ngoại thương, 2005.

8. Luận văn: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”; Tác giả: Hồ Thị Thu Hằng; Người hướng dẫn: TS. Vũ Sỹ Tuấn Trường; Đại học Ngoại thương, 2005.

9. Luận văn: “Tạo lập và kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC”; Tác giả: Hoàng Phụng Anh; Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại Thương, 2007.

10.Luận văn: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam hiện nay”; Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Đại học Ngoại Thương, 2006.

11.Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ ISBP 681 ICC 2007

12.Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Website

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt: www.vi.wikipedia.org

2. Cộng đồng sách điện tử: www.wattpad.com

3. Diễn đàn Giao nhận và vận tải Việt Nam: www.vietship.vn

4. Hệ thống SAGA, cổng thông tin về kiến thức quản trị kinh doanh và kỹ năng thực hành giao thương: www.saga.vn

5. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn

6. International Chamber of Commerce: www.iccwbo.org

7. Luật sư - Công chứng Đào và Đồng nghiệp: www.luatsutuvan.com.vn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022