Nguyên Nhân Xuất Phát Từ Người Xuất Khẩu Và Người Nhập Khẩu.

này nên nhiều ngân hàng đã làm việc thiếu trách nhiệm. Chẳng hạn như với ngân hàng phát hành thì UCP 600 có điều 34 miễn trách về tính hợp lệ của chứng từ, tức là các ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác…của chứng từ cộng với việc có nhưng khách hàng kí quĩ 100 % thì ngân hàng thường giải ngân tài khoản của khách hàng trước khi tranh chấp được giải quyết do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Hiệu quả chương trình đào tạo về UCP 600 chưa cao

Mặc dù các ngân hàng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi chính thức áp dụng bộ tập quán mới: đào tạo nhân lực, tổ chức hội thoat giúp các thanh toán viên làm quen với UCP 600 và ISBP 681…nhưng hiệu quả đào tạo còn chưa cao. Nguyên nhân là do việc đào tạo về UCP 600 chỉ mới tập trung ở hội sở chính mà chưa triển khai tới toàn bộ các chi nhánh cấp I và II, chất lượng đào tạo cũng chưa sâu do hạn chế về thời gian địa điểm, nguồn lực.

Nguyên nhân khách quan

+ Do sự phức tạp của quy trình – kỹ thuật thanh toán bằng L/C

So với các phương thức khác được áp dụng trong TTQT như chuyển tiền, ghi sổ…thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu viêt nhất nhưng cũng có một quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất. Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nên quy trình nghiệp vụ của phương thức này rất chặt chẽ và bao gồm nhiều bước. Nếu thiếu sự thận trọng trong bất cứ một khâu nào đều có thể dẫn tới những sai sót và tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra, trong phương thức tín dụng chứng từ các chủ thể tham gia không chỉ dừng lại ở con số 4 mà mở rộng ra nhiều chủ thể khác như ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả tiền, ngân hàng thông báo thứ 2… làm quy trình trở nên phức tạp hơn rất nhiều, càng nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh thì cũng càng nhiều tranh chấp có thể xảy ra.

Với một số loại L/C đặc biệt như: L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn…thì rất ít ngân hàng có một quy trình nghiệp vụ cụ thể theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681.

Hầu hết các ngân hàng đều quy định “tuân theo ISBP 681” nhưng lại chưa nêu rõ bước quy định nghiệp vụ cụ thể cho quá trình kiểm tra. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho các thanh toán viên trong quá trình kiểm tra chứng từ để xem xét tính phù hợp của các chứng từ với UCP 600 và ISBP 681 cũng như với các điều khoản cụ thể trong L/C.

2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nguyên nhân dẫn tới tranh chấp thường là do sai sót chứng từ trong hoạt động TTQT bằng L/C, cụ thể:

- Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề thanh toán quốc tế và mua bán hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems….

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 8

- Trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả.

- Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in vấn và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant).

+ Nguyên nhân từ người nhập khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau

- Trong lúc ký hợp đồng người nhập khẩu sơ suất chấp nhận những điều kiện ko chặt chẽ, không có lợi cho mình nên bị người nhập khẩu lợi dụng sơ hở giao hàng kém phẩm chất khiến người nhập khẩu không muốn nhận hàng, yêu cầu ngân hàng tạm ngừng thanh toán.

- Người nhập khẩu khi thấy giá cả của mặt hàng mà mình nhập về giảm đột ngột nên không có thiện chí muốn nhận hàng đã cố tìm ra những sai sót của bộ chứng từ để từ chối thanh toán và sự bắt lỗi này đôi khi không hợp lý nên dẫn tới tranh chấp.

- Người nhập khẩu ngay từ đầu đã có ý lừa đảo, đã lập yêu cầu mở L/C rồi và đến khi ngân hàng đã phát điện lại tự động gửi thông báo sửa đổi L/C mà không cho ngân hàng phát hành biết, làm cho người thụ hưởng làm theo L/C sửa đổi nên không được ngân hàng phát hành thanh toán.

+ Nguyên nhân từ người xuất khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau

- Do người xuất khẩu không kiểm tra kỹ L/C nên đã chấp nhận một L/C có những điều khoản bất lợi cho mình như điều khoản trái với thực tiễn hay hợp đồng, điều khoản bị người mua khống chế hoặc điều khoản mà mình không thực hiện được.

- Do người xuất khẩu lợi dụng đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là các ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ nên đã lập ra bộ chứng từ giả mạo nhưng hợp lệ, buộc các ngân hàng phải thanh toán trong khi đó lại không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng quy định trong hợp đồng.

2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật

+ Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu và nhiều bất cập

Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động TTQT bằng L/C. Tuy nhiên, với các trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh Việt Nam cho phép áp dụng tập quán quốc tế thậm chí là luật nước ngoài. Ví dụ như Khoản 1 và 2 Điều 5 Luật Thương Mại 2005 có quy định : “Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại

quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Nhưng trên thực tế UCP 600 và ISBP 681 vẫn chỉ là các thông lệ quốc tế nên không quy định rõ mức xử lý khi có vi phạm. Do Việt Nam thiếu những quy định pháp lý điều chỉnh cụ thể mối quan hệ của người nhập khẩu,người xuất khẩu và các ngân hàng trong giao dịch sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nên đã hạn chế các quyết định của trọng tài quốc tế với việc xử kiện các tranh chấp liên quan tại Việt Nam.

+ Các văn bản quy định về công tác thuế quan, xuất nhập khẩu, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi đột ngột đã gián tiếp ảnh hưởng công tác thanh toán quốc tế. Ví dụ: L/C được mở, doanh nghiệp chuẩn bị nhận hàng, bất ngờ nhà nước tăng thuế nhập khẩu làm doanh nghiệp tìm lý do từ chối nhận hàng dẫn tới tranh chấp phát sinh.

+ Những thay đổi pháp lý và chính trị tại các nước như lệnh cấm vận cũng là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C.

Có thể thấy các tranh chấp phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến các bên rất đa dạng và khó tránh khỏi, điều quan trọng là rút ra được bài học kinh nghiệm để hạn chế và phòng ngừa tranh chấp xảy ra.

2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C

2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C

Mặc dù UCP 600 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nhưng trước khi UCP 600 có hiệu lực, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã

chuẩn bị tinh thần làm quen và ứng dụng UCP ngay khi UCP 600 có hiệu lực. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIBank) đã mở lớp đào tạo cán bộ cho về UCP mới, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ theo bản sửa đổi lần thứ VI của ICC. Và thực tế là ngay sau khi UCP 600 có hiệu lực, VIBank đã thông báo với khách hàng của mình là VIBank chính thức áp dụng UCP 600 và phòng dịch vụ khách hàng của VIBank sẵn sàng tư vấn cho khách hành về bản UCP mới và những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng UCP 600. Bên cạnh đó VIBank cũng tổ chức một buổi hội thảo giới thiệu bộ tập quán quốc tế mới (UCP 600) đến các doanh nghiệp. Trong cuộc hội thảo VIBank đã cố gắng giới thiệu một cách ngắn gọn, thật hàm súc và dễ hiểu nhất từ bộ tập quán mới đến các doanh nghiệp. Hội thảo của VIB có mặt hơn 200 doanh nghiệp là bạn hàng quen thuộc của VIBank diễn ra vào ngày 15/11/2007.

Sau khi UCP 600 bắt đầu có hiệu lực, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Bank) cũng bắt đầu hướng khách hàng sử dụng UCP 600 thay cho UCP 500. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ban đầu muốn sử dụng UCP 500 vì đã quen thuộc với bản điều lệ này, lại chưa có thời gian để tìm hiểu kĩ về UCP 600 chỉ thấy duy nhất điểm khác biệt là phải thanh toán sớm hơn cho nhà xuất khẩu, tuy nhiên sau khi các Thanh toán viên tư vấn đều dần dần chuyển sang UCP 600. Tính đến tháng 9 năm 2007 hầu như tất cả các thư tín dụng phát hành qua ngân hàng quân đội đều sử dụng UCP 600. Trong thời gian này ngân hàng Quân đội vẫn triển khai kế hoạch đào tạo của mình. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2007 ngân hàng Quân đội đã tổ chức được 3 khóa học cho Thanh toán viên tại Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Ngân hàng, tham gia khoảng 10 buổi hội thảo cùng các ngân hàng nước ngoài, tổ chức đào tạo cho Thanh toán viên và cán bộ quan hệ khách hàng về UCP 600 và ISBP 600, tổ chức nhiều hội thảo UCP 600 cho các doanh nghiệp Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Cho đến thời điểm này khi mà UCP 600 và ISBP 681 đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã áp dụng bản quy tắc mới và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã bắt đầu quen với bản quy tắc mà từ trước đến nay được coi là “khó hiểu” của ICC. Từ tình hình áp dụng UCP 600 và ISBP 681 của một số ngân hàng thương mại ở trên ta có thể đưa ra một vài đánh giá chung nhất như sau:

Ưu điểm:

Trước khi UCP 600 và ISBP 681 có hiệu lực các ngân hàng thương mại đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho các cán bộ về bộ tập quán quốc tế mới (VIBank, MB…) đồng thời cũng giới thiệu tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu và làm quen để khỏi bỡ ngỡ khi ngân hàng chính thức áp dụng vào hoạt động thanh toán.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng bộ tập quán quốc tế mới. Mặc dù bộ tập quán quốc tế mới vẫn còn một số điều khó hiểu và chưa quy định cụ thể, song các ngân hàng thương mại cũng đã biết cụ thể hóa trong quy trình nghiệp vụ của mình (UCP chỉ quy định thời gian kiểm tra bộ chứng từ cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng). Tuy nhiên các ngân hàng đã phân chia thời gian ấy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ thực tế của mình: 2 ngày để thanh toán viên kiểm tra, thời gian còn lại để Kiểm soát viên kiểm tra (quy định của Techcombank); 3 ngày cho thanh toán viên kiểm tra (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Một điểm đáng khích lệ ở đây đó là mặc dù UCP 600 chưa có quy định cụ thể về ngày tiếp nhận chứng từ, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh toán viên trong quá trình điều tra, một số ngân hàng thương mại đã quy định về ngày tiếp nhận chứng từ (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Kỹ Thương)

Hạn chế:

Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã có sự chuẩn bị kĩ càng về nhân lực, nghiệp vụ phù hợp với những thay đổi của UCP. Tuy nhiên khi chính thức áp dụng UCP vẫn còn một số hạn chế như sau:

Do thời gian chuẩn bị bị hạn chế nên mặc dù đã có sự chuẩn bị trước song một số ngân hàng thương mại vẫn chưa kịp có những điều chỉnh quy trình nghiệp vụ của mình theo UCP mới (Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank)

Mặc dù đã tổ chức và mở rất nhiều khóa đào tạo cho nhân viên về UCP 600 và ISBP 681, tuy nhiên chất lượng đào tạo còn chưa cao, các thanh toán viên vẫn chưa hoàn toàn nắm đước bộ tập quán mới để vận dụng nó vào quy trình nghiệp vụ hàng ngày của mình.

Bản thân UCP 600 và ISBP 681 vẫn còn có một số bất đồng, có thể kể đến ở đây là Điều 21 ISBP 681 và Điều 14 UCP 600. Theo Điều 14c của UCP 600 việc xuất trình nhiều hoặc một bản gốc các chứng từ vận tải theo Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25, phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định trong các quy tắc này, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng. Nhưng theo Điều 21 của ISBP 681 thì ta có thể hiểu là xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng, nhưng không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình. Do vậy, nếu các ngân hàng chỉ quy định chung chung rằng: Việc kiểm tra tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 sẽ rất dễ xảy ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán vẫn còn sự không tương thích giữa UCP 600 và ISBP 681.

Những ngân hàng đã áp dụng UCP mới thì mới chỉ điều chỉnh được quy trình theo UCP 600 ở một số loại thư tín dụng: Tín dụng không hủy ngang, tín dụng không hủy ngang có xác nhận. Còn với một số loại thư tín dụng đặc biệt như: thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng giáp lưng… thì chưa cập nhật được những nội dung mới trong quy trình để phù hợp với UCP 600.

2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại Việt Nam

Vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng là không thể tránh khỏi. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ thông tin là những tác nhân vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới từng khâu trong mỗi nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế trong đó có thanh toán quốc tế. Có những nhân tố tác động tích cực giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế như việc thống nhất các nguồn luật áp dụng cho các phương thức thanh toán (UCP 600 cho phương thức tín dụng chứng từ; URC 522 ICC cho phương thức nhờ thu…); vấn đề chuẩn hóa dần bộ chứng từ trong các giao dịch thanh toán quốc tế… Tuy nhiên vẫn tồn tại mặt trái của nhân tố tích cực nói trên. Đó là, nhiều tranh chấp có thể phát sinh khi các bên hiểu sai nội dung các điều khoản của luật, vận dụng theo suy diễn chủ quan hoặc quá thiên về quyền lợi riêng của mình và vi phạm nghĩa vụ một cách vô lý.

Đa phần các tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng L/C được giải quyết thông qua hình thức thương lượng hoặc hòa giải. Một số khác được đưa ra Trung tâm Trọng tài xét xử, một số vụ được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài. So với giai đoạn trước đây (năm 1998-2001) số vụ kiện do Trung tâm thụ lý trong giai đoạn từ năm 1998-2001, Trung tâm Trọng tài Quốc tế đã thụ lý 74 vụ kiện, trong đó đã xét xử ra phán quyết 52 vụ, ra quyết định công nhận kết quả hòa giải 9 vụ, nguyên đơn rút đơn 13 vụ.

Theo VIAC hiện nay, tới 80% các vụ tranh chấp thương mại xảy ra là có yếu tố nước ngoài, trên 80% nội dung tranh chấp liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán, còn lại là các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, phân phối, hợp tác kinh doanh.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí