Áp Dụng Pháp Luật Trong Thực Hành Quyền Công Tố Ở Giai Đoạn Khởi Tố Vụ Án, Khởi Tố Bị Can

thiệt hại nghiêm trọng và làm cản trở đến việc phát triển kinh tế như buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế, sản xuất và buôn bán hàng giả, phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế. Xác định rò các tiêu chí để kiên quyết khởi tố, điều tra đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng là: 1. Giá trị tài sản bị xâm phạm lớn hoặc tuy không lớn nhưng gây tác hại nghiêm trọng vè chính trị, kinh tế, trị an xã hội; 2. Đối tượng gây án liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, móc nối với phần tử ngoài xã hội để hối lộ với tính chất nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt hoặc phổ biến; 3. Bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng, kéo dài về nhiều mặt trong quản lý tài chính, vật tư, quản lý lao động, thị trường, quản lý trị an xã hội.

Nhìn chung, VKS đã có quan điểm công tố đúng đắn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô, hối lộ hoặc sa đọa biến chất, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để phạm tội; xử lý khoan hồng đối với những người vì hoàn cảnh khó khăn hoặc bị dụ dỗ, mua chuộc, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả thiệt hại...

Đối với loại tội xâm phạm trật tự xã hội, hàng năm, VKS đã yêu cầu khởi tố, đôn đốc điều tra đối với những người có hành vi giết nhiều người, giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội nghiêm trọng khác như cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em...; yêu cầu CQĐT mở rộng điều tra, tích cực truy bắt bọn lưu manh, côn đồ, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí nóng để phạm tội theo kiểu “xã hội đen” và chống người thi hành công vụ. Nhờ đó, những vụ án trọng điểm về trật tự xã hội, những vụ trọng án giết người, cướp của, lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, côn đồ hung hãn chống người thi hành công vụ... đã được tập trung điều tra, truy tố khẩn trương, làm rò được hành vi, động cơ, mục đích phạm tội, nguyên nhân dẫn đến tội phạm và những sơ hở, thiếu sót trong quản lý của các cấp, các ngành để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Đối với việc khởi tố, điều tra các vụ án về ma túy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy, VKS hai cấp đã kiên quyết yêu cầu

CQĐT khởi tố, mở rộng việc điều tra vụ án nhằm chống bỏ lọt người phạm tội; chủ động, tích cực bám sát quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ, đôn đốc CQĐT khám phá, nhanh chóng kết thúc điều tra, đưa ra truy tố được nhiều vụ án ma túy lớn, phức tạp.

Đối với việc khởi tố, điều tra các vụ án có người chưa thành niên phạm tội, VKS các cấp đã chú ý yêu cầu CQĐT xác định chính xác độ tuổi, khả năng nhận thức, nguyên nhân và điều kiện phạm tội để xử lý theo pháp luật; thực hiện nghiêm chủ trương giáo dục là chính, chỉ khởi tố, điều tra để xử lý hình sự những người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, hoạt động công tố của VKS các cấp đã từng bước khắc phục tư duy pháp lý thuần túy, bảo đảm yêu cầu chính trị, gắn với yêu cầu pháp luật trong công tác xử lý tội phạm

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ngày càng nảy sinh những vấn đề mới, phức tạp về quản lý kinh tế, xã hội. Để vận dụng đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước khi đánh giá tính chất tội phạm và xác định tội danh, ngoài việc căn cứ vào hành vi phạm tội của bị can, VKS các cấp đã chú ý đến đặc điểm, tình hình chính trị của địa phương, hoàn cảnh đưa bị can đến phạm tội; cơ bản khắc phục tình trạng đơn thuần căn cứ vào hành vi để quy tội khách quan; đồng thời chú trọng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. VKS các cấp đã quan tâm khắc phục những trường hợp “hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế” hoặc ngược lại “hành chính hóa, dân sự hóa quan hệ pháp luật hình sự”.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái còn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với CQĐT áp dụng các biện pháp để bảo vệ những người có tinh thần đấu tranh phát hiện tội phạm và người phạm tội, ngăn ngừa và xử lý những hành động trả thù, trù dập người tố giác. Đồng thời, đề xuất với cấp ủy địa phương chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chính sách và pháp luật để quần chúng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thông qua thực hành quyền công tố, VKS còn phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều chế định, quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào

việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, hoạt động kiểm sát điều tra đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp tiến hành, cơ bản bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, tạo cơ sở để thực hành quyền công tố đúng người, đúng tội, hạn chế xảy ra các trường hợp oan, sai.

Hoạt động kiểm sát điều tra của VKS các cấp qua mỗi năm đều có những tiến bộ nhất định, nhất là đối với những vụ trọng án, án điểm, án có người chưa thành niên phạm tội. Nhờ đó đã phát hiện và kiến nghị CQĐT khắc phục những vi phạm tố tụng phổ biến trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam (lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, quá thời hạn luật định); vi phạm trong việc hỏi cung (người bị bắt giam không được hỏi cung trong thời gian quy định, có trường hợp bị bắt giam hàng tháng mới có bản ghi cung lần thứ nhất, mớm cung, bức cung, ghi cung không đúng lời khai của bị can mà theo ý chủ quan của cán bộ xét hỏi, hoặc không ghi biên bản hỏi cung nếu bị can chối không nhận tội, chỉ khi bị truy ép phải nhận tội mới có biên bản hỏi cung); yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm trong việc lập hồ sơ vụ án, vẽ sơ đồ hiện trường không chính xác (nhất là các vụ tai nạn giao thông); ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra thiếu căn cứ (tạm đình chỉ điều tra khi chưa hết hạn điều tra, đình chỉ điều tra đối với bị can mắc bệnh tâm thần nhưng chưa có kết luận giám định, hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị can theo yêu cầu của người bị hại).

Viện kiểm sát các cấp đã chú ý hơn đến công tác thu thập chứng cứ và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT, bảo đảm việc khởi tố, việc bắt, giam, giữ, truy tố người phạm tội có căn cứ, đúng pháp luật. Trong nhiều trường hợp, VKS kiên quyết trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khắc phục thiếu sót, vi phạm, tạo điều kiện nâng cao chất lượng các quyết định xử lý vụ án của VKS trong giai đoạn truy tố.

Trong thời gian qua, ngành kiểm sát tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, thể hiện qua các hoạt động cụ thể như sau:

* Áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trong những năm qua, VKSND tỉnh Yên Bái nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của VKSND tối cao về công tác thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái luôn xác định công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có vị trí, vai trò quan trọng. Hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái đã duy trì tốt việc mở hòm thư tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ và công khai số điện thoại để nhân dân tham gia cung cấp thông tin vi phạm và tội phạm. Ở VKS tỉnh và các đơn vị VKS cấp huyện đều phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm làm nhiệm vụ theo dòi, tổng hợp các nguồn tin để chủ động có các biện pháp tác động đến CQĐT. Viện kiểm sát hai cấp tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP- BNN&PTNT-VKSTC ngày 02/8/2013 của liên ngành Trung ương hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tập trung quán triệt các văn bản pháp luật mới đến đội ngũ Kiểm sát viên để thống nhất nhận thức, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Từ năm 2011 đến 2015, thông qua công tác nắm, quản lý tố giác, tin báo tội phạm, hai cấp Viện kiểm sát tỉnh Yên Bái đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 8 vụ án hình sự, yêu cầu khởi tố 4 bị can để điều tra, yêu cầu hủy bỏ 1 quyết định không khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ 2 quyết định khởi tố vụ án hình sự (của cơ quan Kiểm lâm), hủy bỏ 7 quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Các trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố thường là do Cơ quan điều tra chậm khởi tố, bỏ lọt tội phạm, các trường hợp hủy quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can là do không có căn cứ. Mọi trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố và hủy bỏ quyết định khởi tố đều được Cơ quan điều tra chấp nhận thực hiện, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. [45], [46], [47], [48], [49].

Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra và các ngành chức năng trong việc nắm, phân loại và xử lý tố giác, tin báo tội phạm theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra, Kiểm lâm... trong xử lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, tăng tỷ lệ phát hiện tội phạm, hạn chế bỏ lọt tội phạm.

* ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, VKSND tỉnh Yên Bái đã ban hành văn bản ADPL hủy bỏ 2 quyết định khởi tố vụ án hình sự và yêu cầu hủy bỏ 1 quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Viện kiểm sát cũng đã tập trung làm tốt công tác nghiên cứu hồ sơ để phê chuẩn khởi tố bị can sau khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn. Qua công tác này, VKSND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định huỷ bỏ 7 quyết định khởi tố bị can. Các trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật, được cơ quan điều tra cùng cấp chấp nhận thực hiện (Bảng 2.2). So với tình hình tội phạm xảy ra thì những con số này còn khiêm tốn, tuy nhiên cũng đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Bảng 2.2: Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can

NĂM

CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

Hủy QĐ khởi tố vụ án



1

1


Hủy QĐ không khởi tố vụ án






Hủy QĐ khởi tố bị can

1


1

5


Yêu cầu khởi tố vụ án



2

4

2

Yêu cầu khởi tố bị can

1

2


1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 8

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái)

Từ năm 2011 đến năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Yên Bái đã quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra đối với 3.850 bị can, số liệu lần lượt qua các năm như sau: năm 2011: 707 bị can, năm 2012:736 bị can, năm 2013: 907 bị can, năm 2014: 762 bị can, năm 2015: 738 bị can. [45], [46],

[47], [48], [49].

Các số liệu trên cho thấy số vụ án hình sự và người phạm tội trên địa bàn tỉnh Yên Bái những năm qua là không nhỏ, song các cơ quan chức năng đặc biệt là Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đã có sự phối hợp, đạt được kết quả tốt trong công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, bảo đảm mọi tội phạm và người phạm tội được phát hiện, xử lý kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan, sai.

* ADPL trong thực hành quyền công tố qua việc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra

Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của ngành trong việc bảo vệ các quyền con người trong hoạt động tư pháp, hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái quán triệt sâu sắc trách nhiệm, quyền hạn trong việc quyết định áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra. Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp đã đặt ra yêu cầu:

Tăng cường trách nhiệm pháp lý của VKSND đối với công tác bắt, giam, giữ. Việc bắt, giam phải được xem xét, phê chuẩn đối với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể; đối với trường hợp bắt, giam cũng được hoặc không bắt giam cũng được thì không bắt giam. Sai sót trong việc bắt, giam, giữ ở địa phương nào thì trước hết VKSND ở địa phương đó chịu trách nhiệm.

Những yêu cầu của Đảng đã được VKSND các cấp thực hiện một cách có hiệu quả, khắc phục và làm giảm hẳn tình hình oan, sai trong việc bắt, giam giữ, khởi tố, điều tra truy tố và xét xử. Trong thời gian qua, chất lượng hoạt động phê

chuẩn, không phê chuẩn bắt, giam, giữ của VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái được nâng lên rò rệt, từng bước khắc phục được tình trạng bắt, giam, giữ oan, sai, hạn chế tối đa các trường hợp lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt quả tang hoặc việc bắt giữ vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự.

Xác định bắt, tạm giữ, tạm giam là một trong những khâu có tính chất quyết định đến việc xử lý trong quá trình tố tụng hình sự nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái luôn nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn, đảm bảo các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật; không có trường hợp nào Viện kiểm sát từ chối phê chuẩn bắt khẩn cấp; không để xảy ra tình trạng tạm giữ, tạm giam quá hạn, lạm dụng bắt khẩn cấp; không tạm giam kéo dài hoặc gia hạn tạm giam không cần thiết; không có trường hợp nào phải trả tự do vì bắt oan, sai hay không phạm tội.

Tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên và lãnh đạo Viện ở hai cấp kiểm sát trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam và phê chuẩn đã được nâng lên đáng kể. VKSND tỉnh chỉ đạo các VKSND cấp huyện nắm chắc từng trường hợp bắt, xem xét phân loại xử lý phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn; thực hiện Quy chế thông tin báo cáo của VKSND tối cao, định kỳ vào thứ Tư hàng tuần, VKSND cấp huyện phải báo cáo VKSND tỉnh để theo dòi và chỉ đạo.

Trong 5 năm qua, VKSND tỉnh Yên Bái đã hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với 1 trường hợp; đã kiểm sát việc bắt, giữ hình sự đối với 1.943 người, phối hợp với cơ quan điều tra phân loại khởi tố chuyển tạm giam 1.517 bị can, khởi tố thay đổi biện pháp ngăn chặn 332 bị can, trả tự do 14 đối tượng. Đáng chú ý, tỷ lệ bắt, giữ chuyển xử lý hình sự qua các năm đều rất cao: Năm 2011 đạt tỷ lệ 98,8%, năm 2012 đạt tỷ lệ 99,5%, năm 2013 đạt tỷ lệ 99,7%, năm 2014 đạt tỷ lệ 99,4%, năm

2015 đạt tỷ lệ 99,1%. [45], [46], [47], [48], [49].

Hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này thể hiện qua số liệu trong Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Số bắt hình sự - xử lý



Năm

Tổng số bắt, giữ

Số giải quyết

Khởi tố chuyển

giam

Khởi tố thay đổi

BPNC

Trả tự do


Chết

Truy nã chuyển giam, chuyển nơi

khác

2011

418

326

65

6


21

2012

376

283

58

2


33

2013

449

375

63

1


10

2014

352

296

51

2


2

2015

348

237

95

3


8

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái).


Đối với việc nghiên cứu hồ sơ phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam: Đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, nó tước bỏ quyền tự do thân thể, tự do đi lại của bị can để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử. Pháp luật tố tụng quy định rất chặt chẽ căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Mọi trường hợp tạm giam, bắt tạm giam đều phải được Viện kiểm sát phê chuẩn. Cũng giống như áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, việc nghiên cứu hồ sơ để quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam được KSV hết sức chú ý, cẩn trọng về tính có căn cứ khi phê chuẩn.

Từ năm 2011, VKSND tỉnh Yên Bái yêu cầu cơ quan điều tra bắt tạm giam 1 trường hợp, hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 3 trường hợp; đều có căn cứ và đúng pháp luật, được cơ quan điều tra chấp hành. Ngoài ra, VKS còn ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn; không có trường hợp nào sau khi cho tại ngoại dẫn đến việc bị can trốn phải truy nã.

Trong 5 năm gần đây (2011 - 2015), VKS hai cấp đã phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT đối với 2.926 bị can, phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của CQĐT đối với 1.088 trường hợp. Qua công tác kiểm sát, VKS đã yêu cầu CQĐT bắt tạm giam 1 trường hợp để phục vụ điều tra, truy tố; hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 3 trường hợp. Không có trường hợp nào không phê chuẩn bắt khẩn cấp, không phê

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí