Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14

giải quyết phải rất kiềm chế, chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế khi chưa có dấu hiệu gây rối, biểu tình trái pháp luật. Đối với những người cầm đầu kích động, xúi giục khiếu kiện thì cần áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, phân hóa, tách số này với quần chúng, không để tiếp xúc với nhân dân và đấu tranh khai thác làm rò âm mưu, sự cấu kết trong và ngoài để vạch mặt chúng trước quần chúng nhân dân, những đối tượng nguy hiểm thì áp dụng biện pháp xử lý bằng pháp luật. Đối với những đối tượng phản động, cơ hội chính trị, lợi dụng tôn giáo, số đầu đơn nhận tiền, tiếp tay cho bọ phản động lưu vong tái phạm nhiều lần thì phải thu thập tài liệu chứng cứ, khi cần thiết thì bắt giữ một số tên ngoan cố để ngăn chặn hoạt động chống phá và răn đe số đối tượng khác. Đối với các thế lực thù địch lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để chống phá Việt Nam thì thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hoặc thông qua con đường ngoại giao để đấu tranh lên án.

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nơi có công dân khiếu kiện đông người, phức tạp lên Trung ương cần chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương vận động công dân trở về địa phương để xem xét, giải quyết; phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, tố cáo một cách công khai, dân chủ, làm rò nội dung vụ việc, xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan chức năng về những vấn đề vướng mắc, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Đối với các vụ việc khiếu kiện đông người còn tồn đọng (đã giải quyết hết thẩm quyền nhưng chưa chấm dứt hoặc đang giải quyết theo thẩm quyền), các địa phương phải chủ động rà soát, xem xét, đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo 130-TB/TW) và Kế hoạch rà soát vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài của Thanh tra Chính phủ (Kế hoạch 319/KH-TTCP, 1130/KH-TTCP). Trong quá trình xem xét, giải quyết, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các

bộ, ngành trao đổi, tháo gỡ vướng mắc và thống nhất biện pháp giải quyết. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo, dân tộc hoặc nhạy cảm về chính trị cần xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ, thận trọng để vừa bảo đảm giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật vừa ngăn chặn, xử lý nghiêm những đối tượng, phần tử xấu lợi dụng.

- Khẩn trương kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và GQKNTC; phân định rò chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, gắn tiếp công dân, xử lý đơn thư với GQKNTC. Trong công tác tiếp công dân, thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải bố trí thời gian để tiếp dân định kỳ; thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại với công dân khiếu nại trước khi ra quyết định giải quyết; tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm, giám sát, đôn đốc việc tiếp công dân, GQKNTC. Việc đổi mới công tác tiếp công dân phải gắn với việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người đứng đầu đơn vị trong việc tiếp công dân, gắn với GQKNTC, gắn với tiếp nhận và xem xét các kiến nghị, phản ánh. Khẩn trương xây dựng hệ thống dữ liệu về tiếp công dân, xử lý đơn thư, GQKNTC nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành và công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.


3.3. NÂNG CAO SỰ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

Qua thực tế GQKN về đất đai cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu nại của tổ chức, nhiều người dân còn hạn chế nên việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng đất còn chưa tự giác. Nhiều trường hợp, công dân cố ý vi phạm pháp luật về đất đai như: Lấn chiếm đất công, chuyển nhượng đất trái pháp luật, xây dựng nhà kiên cố trên đất nông nghiệp. Một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây mất trật tự công cộng. Vì vậy, cần phải thực hiện giải pháp nâng cao sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại về đất đai.

Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan cho nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp để người dân nhận thức rò quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Vì khiếu nại, tố cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công tác GQKNTC mà phải mở rộng ra toàn xã hội.

Chú trọng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn), nhất là những điểm mới theo tinh thần Luật khiếu nại, Luật tố cáo năm 2011 và Luật tố tụng hành chính năm 2010.

Theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 và Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 28/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010, Thanh tra Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện Đề án thứ 3 "Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn". Thời gian qua, việc thực hiện đề án này đã được triển khai thực hiện tại các địa phương trong cả nước cho đối tượng là cán bộ làm công tác tiếp công dân, GQKNTC ở xã, phường thị trấn và nhân dân ở xã, phường, thị trấn, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội; khai thác có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua hoạt động nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tiếp công dân, GQKNTC ở cơ sở. Cho nên, cần tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn".

Hệ thống cơ quan thanh tra và cơ quan tư pháp (Bộ Tư pháp, các sở tư pháp, phòng tư pháp) cần phối hợp chặt chẽ với các hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về các lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo cho các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân hiểu và thực hiện tốt quyền khiếu nại, quyền tố cáo, cụ thể là:

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14

- Giúp cho người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định GQKN, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật;

- Góp phần nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của cán bộ ở xã, phường, thị trấn trong việc tiếp công dân, GQKNTC.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trước hết phải tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Đề án 3-212/2004/QĐ-TTg đồng thời, tổ chức tập huấn và tuyên truyền sâu rộng pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là giúp các đối tượng liên quan hiểu được trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo để các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết.

Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp, các ban thanh tra nhân dân chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân thực hiện đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính; kịp thời nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo và những vấn đề nảy sinh trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của các CQHCNN để kiến nghị, phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Thứ ba, các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình phối hợp với các cơ quan hữu quan thường xuyên tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phong phú, thiết thực, đảm bảo khách quan, trung thực; tăng thời lượng, bài viết, chuyên đề, biểu dương kịp thời những điển hình tốt, kinh nghiệm, sáng kiến hay; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là hành vi lợi dụng khiếu nại để gây rối trật tự xã hội.

Thứ tư, Chính phủ nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ đối với những tổ hòa giải ở cơ sở để động viên và phát huy vai trò của công tác hòa giải. Làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần hạn chế số lượng các vụ khiếu nại trên địa bàn.


3.4. XỬ LÝ NGHIÊM MINH NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về đất đai và GQKN về đất đai là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai.

3.4.1. Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về đất đai

Từ thực trạng khiếu nại và GQKN liên quan đến đất đai hiện nay cho thấy cần phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật mới đảm bảo tính pháp chế và tính răn đe, cụ thể:

Thứ nhất, kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm

ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư.

Thứ hai, kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, như: Giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ.

Thứ ba, kiên quyết xử lý nghiêm minh những UBND giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích (5 ) trái quy định của pháp luật.

Thứ tư, kiên quyết xử lý nghiêm minh hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai để tham ô, như lập hai phương án bồi thường (cho người có đất bị thu hồi riêng, để thanh toán với Nhà nước riêng).

Thứ năm, kiên quyết xử lý nghiêm minh hành vi trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân.

3.4.2. Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai

Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền phải trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai và tiếp công dân chứ không phải "khoán trắng" cho cơ quan chuyên môn. Vụ việc xảy ra ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết dứt điểm. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đặc biệt, để tăng tính hiệu quả của áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai, các cơ quan Trung ương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, nhất là thanh tra trách nhiệm công vụ trong việc GQKN của công dân về đất đai nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém một cách kịp thời, đúng pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới và với đối tượng quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác GQKN, ngoài việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác GQKN của các CQHCNN và giám sát hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác GQKN và việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong công tác GQKNTC hành chính. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp với rà soát, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trước hết, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật và xây dựng cơ chế phối hợp để các chủ thể có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, cần có chế tài xử lý những vi phạm trong GQKNTC hành chính được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Hai là, Chính phủ sớm xây dựng và ban hành quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại theo hướng xử lý nghiêm khắc, công khai đối với người ra quyết định GQKN sai trái, người có thẩm quyền GQKN nhưng thiếu trách nhiệm dẫn đến khiếu nại kéo dài và các trường hợp lợi dụng khiếu nại để gây rối.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đẩy mạnh việc tổ chức triển khai và tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về khiếu nại thuộc thẩm quyền của các CQHCNN. Muốn thực hiện tốt pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính cần phải nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và GQKNTC; tập trung rà soát các vụ việc tồn đọng, kéo dài, phân định rò thẩm

quyền, có kế hoạch phân công cụ thể các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tham mưu, quyết định giải quyết.

- Tăng cường thanh tra công vụ và thanh tra trách nhiệm GQKNTC đối với Thủ trưởng các CQHCNN và cán bộ, công chức có trách nhiệm, tập trung vào những ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, chất lượng, hiệu quả GQKNTC thấp, những người, cơ quan, đơn vị không chấp hành chỉ đạo của cấp trên. Kết luận thanh tra phải làm rò những mặt tích cực, hạn chế, tồn tại, xác định nguyên nhân, kết luận cụ thể trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị biện pháp chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, có biện pháp xử lý nghiêm những người thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật để thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các CQHCNN trong công tác GQKNTC. Các cơ quan thanh tra nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về công tác GQKNTC hành chính cần đưa nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính vào chương trình, kế hoạch công tác chính thức của cơ quan thanh tra và chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đã đặt ra. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phát hiện ra những ưu điểm cũng như những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế để kịp thời đề ra những giải pháp hoàn thiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hành chính.

- Bộ Công an chỉ đạo và bố trí lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, chủ động phát hiện những dấu hiệu có thể dẫn đến khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự để tham mưu kịp thời cho cấp ủy và chính quyền chỉ đạo, giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành "điểm nóng" gây phức tạp về an ninh trật tự, dễ bị các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng để kích động chống phá.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí