Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 2

oan sai, bỏ lọt tội phạm trong điều tra, giam, giữ, truy tố, xét xử…, các bản án bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan. Mặc dù các bản án sai sót không nhiều, nhưng ảnh hưởng không tốt đến uy tín của thẩm phán, tính công bằng, công lý của Tòa án; xâm hại đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.

Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng đa dạng phức tạp, liều lĩnh, táo bạo với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong nhiều lĩnh vực, không chỉ xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, mà còn xuất hiện nhiều loại tội phạm mới trong quản lý kinh tế, trật tự hành chính, bảo vệ môi trường… Đặc biệt tội phạm có tổ chức hoạt động dưới dạng các băng nhóm xã hội đen, tội phạm về ma túy, tham nhũng, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, trong thời gian gần đây đã và đang gây ra những tác hại nghiêm trọng về an ninh trật tự và đời sống xã hội.

Để xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Tòa án thực sự là cơ quan bảo vệ công lý, công bằng, lẽ phải và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mỗi người dân trước nguy cơ bị xâm hại trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức khác, cũng như từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần duy trì trật tự xã hội và tạo môi trường ổn định, lành mạnh, thuận lợi cho cuộc sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Áp dụng pháp luật là một hình thức quan trọng của thực hiện pháp luật, do các cơ quan nhà nước thực hiện. Hoạt động xét xử của Tòa án thực chất là hoạt động ADPL. Nâng cao chất lượng ADPL của các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng đang là đòi hỏi cấp thiết và lâu dài. Bởi bản án của Tòa án là kết quả của các giai đoạn tố tụng trước đó, là phán quyết chính thức của Nhà nước làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý quan trọng

đối với các cá nhân, tổ chức. Đặc biệt xét xử các vụ án hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, quyền tự do, danh dự nhân phẩm của công dân, cần được tiến hành một cách hết sức thận trọng, khách quan, công tâm, tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật chặt chẽ để đưa ra các bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, không kết án oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, đủ tác dụng giáo dục cải tạo người phạm tội thành công dân có ích cho xã hội và răn đe đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Nhận thức đúng tầm quan trọng của ADPL hình sự tại Tòa án, chú trọng phát huy những thành tựu đã đạt được, quyết tâm khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng ADPL hình sự của TAND, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách tư pháp. Tôi chọn đề tài "Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh Hóa)" để làm luận văn cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ở nước ta hiện nay, vấn đề ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự nói riêng của TAND luôn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý và đã có những bài viết có giá trị. Những bài viết đó góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lý luận khoa học pháp lý với thực tiễn, vì vậy trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần quan trọng trong việc bảo đảm ADPL của TAND.

Gần đây có một số công trình nghiên cứu về ADPL trong hoạt động giải quyết, xét xử của TAND đã được công bố như:

- Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Xuân Thân: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay", năm 2004.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

- Luận án tiến sĩ của tác giả: Chu Thị Trang Vân: "Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam", năm 2009.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Hiệp: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình", năm 2004.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 2

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Kim Chung: "Vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay", năm 2005.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến: "Tranh tụng tại phiên Tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", năm 2005.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Kiểm: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Nam Định", năm 2010.

- Tác giả Lưu Tiến Dũng với bài: "Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tạp chí TAND, số tháng 5/2005.

- Tác giả Đàm Cảnh Long với bài: "Bàn về tính pháp quyền trong pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay", Tạp chí TAND, số 22, tháng 11/2010.

- Tác giả Chu Thi Trang Vân với bài: "Vai trò sáng tạo của Tòa án trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự", Tạp chí Lập pháp, số 27, tháng 9/2007.

- Tác giả Nguyễn Ngọc Trí với bài: "Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2009

- Kết luận của chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010 của ngành TAND.

- Tác giả Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa hình sự - TANDTC với bài: "Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Những công trình nghiên nêu trên đã đề cập đến việc ADPL, ADPL trong xét xử của TAND nói chung, ADPL trong xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Luận văn này tập trung nghiên cứu toàn bộ hoạt động ADPL hình sự

của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, nơi học viên đã có nhiều năm công tác nhằm rút ra những kết luận trong hoạt động ADPL hình sự của TAND.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Nghiên cứu góp phần làm rò cơ sở lý luận của ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự.

Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa. Từ đó luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự, khắc phục những hạn chế ADPL hình sự của TAND.

3.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Làm rò những đặc trưng riêng của hoạt động giải quyết án hình sự và các tiêu chí để đánh giá chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND hiện nay.

- Phân tích thực trạng ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 05 năm (từ 2006 đến 2010), làm rò các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan, không đúng pháp luật.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ADPL hình sự, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, luận văn bao gồm những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề ADPL hình sự của TAND. Để giải quyết một vụ án hình sự có thể phải áp dụng nhiều loại văn bản pháp luật có liên quan, như: Bộ luật dân sự, luật thi hành án dân sự, Pháp lệnh về án phí và lệ phí Tòa án… nhưng chủ yếu là pháp luật hình sự. Vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu ADPL hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.

Nghiên cứu toàn bộ hoạt động ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2006 đến năm 2010, gồm: Hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp huyện thuộc tỉnh và của TAND tỉnh; Hoạt động xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự; hoạt động giám đốc thẩm các vụ án hình sự; hoạt động ADPL hình sự của Tòa án trong thi hành án hình sự, nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ADPL hình sự của Tòa án, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nguyên nhân, phát huy những thành tựu, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của hoạt động ADPL hình sự của TAND địa phương, đồng thời đề xuất các giải pháp để bảo đảm cho ADPL hình sự của TAND đúng pháp luật, phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung của quy trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự từ việc nghiên cứu vụ án đến việc chọn quy phạm pháp luật, ban hành bản án và ra các quyết định thi hành bản án hình sự.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp, theo tinh thần nghị quyết 48NQ/TW; 49NQ/TW của Bộ Chính trị về vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của TAND và các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lộ trình cải cách tư pháp.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lôgic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ADPL trong hoạt động xét xử nói chung và ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự của TAND đáp ứng nhu cầu công cuộc cải cách Tư pháp hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về ADPL, làm sáng tỏ các đặc điểm của ADPL hình sự của TAND trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

- Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho thẩm phán, thư ký Tòa án, những người trực tiếp làm công tác giải quyết án hình sự tại các TAND, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự của TAND. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập trong các trường Đại học ngành luật.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3: Các quan điểm và giải pháp cơ bản về bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN‌


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT


1.1.1. Áp dụng pháp luật trong hệ thống các hình thức thực hiện pháp luật

Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi các quy định pháp luật được thực hiện trên thực tế. ADPL hình sự có tầm quan trọng đặc biệt, vừa có những đặc điểm chung như các dạng ADPL khác, vừa có những đặc điểm riêng của mình.Do vậy, trước khi nghiên cứu về ADPL hình sự, chúng ta cần phân tích về ADPL trong hệ thống các hình thức thực hiện pháp luật nói chung.

Pháp luật XHCN Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế; thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế pháp lý, các quy định pháp luật thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội. Công cuộc cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính đều hướng đến

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí