Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 3

mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo đảm thực hiện dân chủ với các hình thức phong phú của dân chủ trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay. Pháp luật phải quy định rò ràng, minh bạch vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong dân chủ hóa các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội. "Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo... quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm" [5, tr. 19]. Dân chủ không thể thực hiện được nếu thiếu pháp luật. Dân chủ là động lực, mục tiêu và tiền đề hoàn thiện của pháp luật. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân, chất lượng và hiệu quả các quy định pháp luật ở nước ta ngày càng được nâng cao.

Trong mối quan hệ với Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn. Mối quan hệ giữa pháp luật và đường lối của Đảng là biểu hiện cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị. Pháp luật thể hiện đường lối của đảng theo đặc thù của mình, dưới dạng các quy định pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi xã hội, các hoạt động xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và ngược lại ngày càng gia tăng. Xử sự theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội đã trở thành nguyên tắc pháp luật. Xu hướng hiện nay là pháp luật ngày càng ghi nhận nhiều hơn các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. "Quy phạm đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa các hành vi" [79, tr. 88]. Pháp luật của nhà nước ta là một trong những hình thức bảo vệ, phát huy đạo đức, tạo điều kiện cho sự hình thành những quan niệm mới những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ tiêu cực.

Một trong những đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là pháp luật phải vì con người, giá trị cao quý nhất. Xu hướng nhân đạo thể hiện sự tôn trọng giá trị, danh dự, lợi ích chính đáng của con người. Hoàn thiện các bảo đảm, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, các đối tượng dân cư, đặc biệt là những đối tượng thiệt thòi, mở rộng các quyền tự do dân chủ, nâng cao trách nhiệm của cá nhân và nhà nước. Luật hình sự ở nước ta ngày càng thể hiện đậm nét nguyên tắc và xu hướng nhân đạo trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng, xã hội. Trong bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã thể hiện xu hướng giảm các biện pháp xử lý hình sự vừa đảm bảo sự nghiêm minh vừa có tính giáo dục mở đường cho người phạm tội hoàn lương. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc phát huy truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc ta. Với tư cách là các quy tắc hành vi, pháp luật vừa có vai trò hướng dẫn, vừa có vai trò đánh giá, kiểm tra, kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội. Đồng thời, pháp luật còn là công cụ ghi nhận các quá trình xã hội, nhận thức xã hội, định hướng các hoạt động xã hội theo những tiêu chí, mục đích nhất định. Nhận thức đúng vai trò, giá trị xã hội của pháp luật. Các Mác đã viết: "Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội" [31, tr. 332] và "chừng nào bộ luật không còn thích hợp với xã hội nữa thì nó sẽ biến thành mớ giấy lộn" [31, tr. 333].

Pháp luật với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn tác động và ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội, cũng như các yếu tố của thượng tầng kiến trúc pháp lý; duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. Trong quan hệ với Nhà nước, vai trò của pháp luật luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát huy được vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, quản lý, đưa xã hội phát triển. Đối với chính Nhà nước, pháp luật vừa là cơ sở tổ chức, hoạt động vừa là sức mạnh của quyền lực chính trị, đồng thời nó cũng ràng buộc Nhà nước, tránh cho Nhà nước khỏi tình trạng hoạt động tùy tiện, vi phạm quyền và tự do của công

dân. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng, pháp luật luôn có vai trò, giá trị xã hội và tính pháp quyền mà không một công cụ, phương tiện điều chỉnh nào có thể thay thế được.

Pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi các quy định của pháp luật do Nhà nước đặt ra được chính các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện một cách chính xác, nghiêm minh và tự giác. Mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể thực hiện pháp luật bằng nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào từng loại chủ thể và trong từng trường hợp được các quy phạm pháp luật ghi nhận. Chỉ khi pháp luật được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, triệt để, sâu rộng trong đời sống xã hội thì mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của công dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, duy trì được trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

Áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật cơ bản, có tính chất đặc biệt. Sự phân định thành bốn hình thức thực hiện pháp luật cũng chỉ mang tính tương đối, trên thực tế, giữa các hình thức thực hiện pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết.

Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành cần được thực hiện trong cuộc sống thì chúng mới có ý nghĩa. Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, vấn đề không phải chỉ là xây dựng và ban hành thật nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực. Là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp

luật. Cũng có thể chúng được thực hiện do chủ thể bị ảnh hưởng của những người xung quanh chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

"Thực hiện pháp luật, là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [27, tr. 494].

Khi các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì các quan hệ xã hội đó trở thành các quan hệ pháp luật với các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Thực hiện pháp luật không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm của tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thực hiện pháp luật là hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật trong đời sống xã hội.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 3

Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và ADPL.

- "Tuân thủ pháp luật, còn gọi là tuân theo pháp luật (xử sự thụ động), là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm" [27, tr. 495].

Tức là các chủ thể pháp luật không thực hiện những điều mà pháp luật không cho phép làm. Thông qua hình thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể pháp luật, các qui phạm pháp luật ngăn cấm được tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức, cá nhân và mọi công dân trong xã hội.

"Thi hành pháp luật, còn gọi là chấp hành pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực" [27, tr. 495].

Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện dưới hình thức này.

Pháp luật quy định chủ thể pháp luật phải thực hiện trong những hoàn cảnh, những quan hệ pháp luật mà pháp luật đã dự liệu cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật. Chủ thể thực hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.

"Sử dụng pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép)" [27, tr. 495].

Những quy định về các quyền tự do, dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện. Đây cũng là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể pháp luật. Do hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật. Chủ thể thực hiện hình thức sử dụng pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.

Áp dụng pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà

chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội [27, tr. 500-501].

Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức phổ biến mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì ADPL là hình thức đặc thù bởi luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan hoặc người có thẩm quyền. ADPL là hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Ví dụ, trong hoạt động điều hành như: Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, quyết định cấp đất…Trong hoạt động tư pháp như: quyết định khởi tố vụ án, quyết định truy tố, xét xử ra bản án.

ADPL thể hiện tính quyền lực nhà nước, mang tính tổ chức chặt chẽ theo những thủ tục và trật tự đã được pháp luật quy định và là hoạt động mang tính sáng tạo, mặc dù được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, cụ thể là những người có thẩm quyền. Vì vậy hoạt động ADPL có thể bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người ADPL, nhưng hoàn toàn phải theo ý chí của Nhà nước là quy định của pháp luật. Tức là người có thẩm quyền phải lựa chọn những xử sự theo yêu cầu luật định chứ không phải ý muốn của mình. Ví dụ: công dân A đủ dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS thì thẩm phán phải áp dụng hình phạt tương xứng được quy định tại điều luật này, không được phép xử cao hơn hoặc thấp hơn.

ADPL thể hiện sự khác biệt so với các hình thức thực hiện pháp luật khác qua việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân hay nhóm cá nhân được Nhà nước trao quyền luôn luôn chủ động trong việc ADPL, nghĩa là việc thực hiện ADPL là nghĩa vụ của chủ thể có quyền, ví dụ: khi có vụ việc xảy ra mang dấu hiệu của tội phạm thì thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự và thực hiện những công việc theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). So sánh với hình thức sử dụng pháp

luật thì chủ thể thực hiện có quyền thực hiện hay không thực hiện tùy thuộc ý chí chủ quan của người đó, chẳng hạn như quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, pháp luật không bắt buộc mọi công dân phải sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo của mình.

Xem xét dưới góc độ chủ động tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền thì ADPL có đặc điểm gần giống với các hình thức thi hành pháp luật vì việc thực hiện pháp luật ở đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, người có thẩm quyền. Do vậy ADPL nếu xem xét ở góc độ chủ thể áp dụng luôn là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền với những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể thì ADPL còn được xem như là việc thi hành pháp luật của các cơ quan người có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước nói chung.

Như vậy, sự phân loại các hình thức thực hiện pháp luật chỉ là tương đối. Nếu phân tích trên nhiều góc độ tiếp cận thì bản thân ADPL cũng chứa đựng dấu hiệu, đặc điểm của các hình thức thực hiện pháp luật khác là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật. Do vậy các hình thức thực hiện pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thấy rò mối quan hệ này chúng ta có các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật đạt hiệu quả cao nhất.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật quan trọng, thông qua hình thức này ý chí của Nhà nước được trở thành hiện thực, Nhà nước thực hiện được chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, kết hợp với trật tự xã hội, bảo đảm cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Điều này có lý do bởi trong nhiều trường hợp, các quy định của pháp luật không thể thực hiện nếu chỉ bằng các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật hoặc sử dụng pháp luật. Lý do có thể các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nếu thiếu sự thông qua của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó rất cần hoạt động ADPL của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền để tạo điều kiện cho các chủ thể khác thực hiện đầy đủ các quy phạm pháp luật. Tuy vậy ADPL chỉ được tiến hành trong các trường hợp sau:

Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước bằng các chế tài thích hợp đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Ví dụ công dân A đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS, nhưng không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự tự động phát sinh và công dân A tự giác chấp hành các chế tài tương xứng. Vì vậy cần phải có hoạt động ADPL của các cơ quan tiến hành tố tụng để ra bản án đối với A và buộc A phải chấp hành hình phạt đó.

Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ, Hiến Pháp 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng quyền này chỉ phát sinh khi công dân làm thủ tục đăng ký kinh doanh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyền đó có thể bị chấm dứt nếu công dân đó vi phạm pháp luật.

Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trường hợp này đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật. Ví dụ, các bên tham gia hợp đồng kinh tế hay dân sự nhưng xảy ra tranh chấp phải nhờ đến trọng tài hay Tòa án giải quyết.

Khi Nhà nước xét thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ, Nhà nước chứng thực hợp đồng mua bán nhà giữa hai công dân, chứng nhận việc đăng ký kết hôn, chứng thực di chúc hợp pháp, cấp giấy khai sinh hoặc chứng tử cho một công dân nào đó...

Hiện nay có những quan niệm khác nhau của các nhà khoa học pháp lý về ADPL nhưng cơ bản các nhà khoa học pháp lý đều thừa nhận rằng: ADPL là hình thức hoạt động mang tính tổ chức quyền lực của Nhà nước

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí