Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐẢM CẢNH LONG


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

(QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA)


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2012



Công trình được hoàn thành

tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế


Phản biện 1:


Phản biện 2:


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.


Có thể tìm hiểu luận văn

tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

1 2 1

MỤC LỤC‌




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH

11

SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN


1.1.

Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật

11

1.1.1.

Áp dụng pháp luật trong hệ thống các hình thức thực hiện pháp luật

11

1.1.2.

Đặc điểm của áp dụng pháp luật

20

1.2.

Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

23

1.2.1.

Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

23

1.2.2.

Đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

25

1.2.3.

Các giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

35

1.2.3.1.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm

37

1.2.3.2.

Áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

46

1.2.3.3.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án trong giai đoạn thi hành bản án hình sự

51

1.2.3.4.

Áp dụng pháp luật của Tòa án trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự

54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 1

1.3. Vai trò áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân 60

1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật hình sự 63 của Tòa án nhân dân

1.4.1. Xét xử thấu tình, đạt lý 64

1.4.2. Việc áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án phải thực sự dân 65 chủ, minh bạch, bảo vệ các quyền lợi chính đáng hợp pháp

của công dân

1.4.3. Việc áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án phải góp phần 66 nâng cao ý thức pháp luật của người dân

1.4.4. Việc áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án phải góp phần 67 tích cực vào việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng

và nhà nước

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA 69

TÒA ÁN QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa; cơ 69

cấu tổ chức của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa - những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của tòa án

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa - ảnh 69

hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án


2.1.2. Tình hình tội phạm ở tỉnh Thanh Hóa 71

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa 72

2.2. Kết quả áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân ở 74 tỉnh Thanh Hóa

2.2.1 Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm 74

2.2.2. Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự phúc thẩm 75

2.2.3. Áp dụng pháp luật trong giai đoạn thi hành án hình sự 76

2.2.4. Áp dụng pháp luật trong giám đốc thẩm, tái thẩm 77


2.3.

Những hạn chế trong áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa

78

2.3.1.

Những hạn chế

78

2.3.2.

Nguyên nhân của những hạn chế

87


Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ BẢO

95


ĐẢM CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH


SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

3.1. Các quan điểm cơ bản về về nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

3.2. Các giải pháp bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân


95


102

3.2.1. Các giải pháp chung 102

3.2.2. Các giải pháp cụ thể 114

KẾT LUẬN 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC 136


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ADPL : Áp dụng pháp luật BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là con đường phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhà nước pháp quyền, giá trị cao quý của nhân loại, là nhà nước có khả năng cao nhất trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Quyền tư pháp được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, thể hiện nền công lý, sự công bằng và bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW) là: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [8].

Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, Tòa án được xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của nền tư pháp; việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án được coi là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua, các Tòa án đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" (gọi tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TW) là:

... Khi xét xử phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo,... để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định... [7].

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, chất lượng công tác tư pháp được đánh giá có nhiều chuyển biến rò rệt. Công tác giải quyết án trọng điểm và đấu tranh phòng chống tội phạm được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả. Nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng bị khám phá mà không gặp trở ngại như trước đây. Tình hình thi hành án phạt tù cũng được thực hiện nghiêm túc, chủ trương đặc xá được đánh giá đúng đắn thể hiện chính sách nhân đạo của Việt Nam. Công tác kiểm sát được triển khai toàn diện và sâu rộng hơn, nhất là trong việc bắt giam. Hệ thống tư pháp được củng cố, kiện toàn về bộ máy và nhân sự. TAND đã có nhiều thay đổi như: trước đây bầu Thẩm phán được thay thế bằng chế độ bổ nhiệm, thành lập thêm một số Tòa án chuyên trách để giải quyết tranh chấp mới phát sinh, tăng thêm quyền cho Tòa án cấp huyện, chú trọng việc tranh tụng tại Tòa, Viện kiểm sát được xác định là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, xác định trách nhiệm và quyền hạn rò ràng hơn. Đội ngũ cán bộ tư pháp cũng được rà soát, bảo đảm vững vàng về chính trị, đạo đức, chuyên môn. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, tiến trình cải cách tư pháp vẫn còn chậm so với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn. Tầm quan trọng của công tác tư pháp chưa được nhận thức đầy đủ nên thiếu sự quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và cơ sở vật chất. Chính sách hình sự chưa theo kịp tiến trình đổi mới của xã hội. Hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư

pháp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, chưa bắt kịp và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa có diện tích: 1.112.033 ha; dân số gần 4 triệu người, với 7 dân tộc anh em sinh sống. Cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án tỉnh thanh Hóa gồm: TAND tỉnh Thanh Hóa có 05 Tòa chuyên trách, 03 phòng giúp việc và 27 TAND cấp huyện. Toàn ngành TAND tỉnh Thanh Hóa có 353 công chức, trong đó có 287 người có trình độ đại học luật và sau đại học. Trong những năm qua, cùng với ngành Tòa án toàn quốc, TAND tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chất lượng hoạt động xét xử đã được nâng lên từng bước, góp phần giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác áp dụng pháp luật (ADPL) của cơ quan tư pháp nói chung và tại ngành Tòa án nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:

Chất lượng công tác tư pháp nói chung, chất lượng xét xử nói riêng chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự…và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022