- Vai trò và thực tiễn hoạt động của Ban ATCLAN hiện ở Hãng quá mờ nhạt. Các loại qui trình, qui định chuyên môn còn quá thiếu thốn, chưa theo một tiêu chuẩn cụ thể nào
2.6. Kinh nghiệm khai thác hàng không dân dụng trên thế giới và trong khu vực
Cùng với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng trên toàn thế giới hàng không khu vực Châu á - Thái Bình Dương là nơi có tốc độ phát triển cao nhất và ngày càng trở nên một thị trường hàng không quan trọng thu hút sự chú ý nhiều nhất. Các ngành kinh tế phát triển làm cho giao lưu buôn bán trong khu vực và với các khu vực khác ngày càng gia tăng kéo theo ngành dịch vụ và du lịch cũng phát triển. Số lượng khách du lịch cũng như hàng hoá chuyên chở tới khu vực này và từ khu vực này đến các nước trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải hàng không trong khu vực này. Dự báo thị phần của khu vực như sau:
2010 | 2014 | |
Châu Á - Thái Bình Dương | 39,2% | 51,1% |
Phần còn lại của thế giới | 60,8% | 48,9% |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp Dụng Iso 9001 Trong Khai Thác Thương Mại Tại Các Hãng Hàng Không Dân Dụng
- Hiện Trạng Trình Độ Chuyên Môn, Kỹ Năng Làm Việc Của Nhân Lực Tại Hãng
- Sản Lượng Vận Chuyển Hàng Không Trên Thị Trường Cambodia 2005- 2015
- Phương Tiện Để Đạt Chất Lượng Khi Áp Dụng “Chu Trình Pdca”
- Kiểm Tra Kết Quả Thực Hiện Theo Kế Hoạch Đã Đề Ra (Check)
- Áp dụng mô hình quản lý theo ISO 9001 để chuấn hóa quy trình khai thác thương mại hàng không dân dụng (nghiên cứu trường hợp hãng hàng không Cambodia Angkor Air) - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Tạp chí hàng không thế giới tháng 8/2014
Dự báo này khẳng định vị trí ngày càng tăng của hàng không khu vực. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này hàng không Châu Á - Thái Bình Dương cũng cần phải có nỗ lực đáng kể. Sự tụt giá của các đồng tiền Châu Á là một nhân tố ảnh hưởng lớn đối với các hãng hàng không do thông thường hơn 80% chi phí của các hãng là thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Một số hãng đã cố gắng chuyển máy bay sang khai thác tại các tuyến thu nhập bằng đô la Mỹ nhưng do việc cạnh tranh giảm giá vé bán nên lợi nhuận giảm. Xuất khẩu hàng hoá có giá trị cao của Châu Á, trụ cột của hàng hoá vận chuyển bằng
đường hàng không vẫn ở mức cao. Các hãng hàng không có đặc thù do cổ phần hoá cao và sử dụng nhiều lao động nên rất nhạy cảm với những biến động nhanh trên thị trường hàng không. Đồng tiền các nước bị mất giá cũng khiến tốc độ tăng trưởng bị giảm đáng kể. Những khó khăn hiện nay đang thách thức các hãng hàng không Châu Á - Thái Bình Dương là lời cảnh tình về sự cần thiết có những thay đổi căn bản và dài hạn trong quản lý các hãng hàng không. Các Hãng hàng không Châu Á - Thái Bình Dương đã từng tạo ra được giá trị kinh tế đáng kể trong các nền kinh tế. Trong quá khứ, các Hãng hàng không thường lựa chọn các thị trường thuận lợi về tuyến bay và khách hàng, tạo dựng thế cạnh tranh dựa trên thu nhập kinh tế. Phân khúc hành khách thương gia có thể sẵn sàng chấp nhận cước phí cao trong một số thời chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hành khách thì nay đã bị số hành khách rất nhạy cảm về giá cước thay thế. Tư nhân hoá và tự do hoá đã góp phần mở cửa bầu trời và làm tăng cạnh tranh về giá trị, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.
Theo số liệu thống kê do tổ chức du lịch quốc tế của Mỹ trong suốt 5 năm hoạt động của các hãng hàng không từ các nơi khác tới Mỹ và từ Mỹ đi các nơi khác trên các tuyến bay xuyên Thái Bình Dương chiếm 33% trong tổng số thị phần vận chuyển và cao hơn trên 10% so với thị trường ở khu vực xuyên Đại Tây Dương. Thị trường vận tải hàng không ở khu vực này có mức tăng trưởng nhanh như vậy trước hết phải nói đến vai trò và sự đóng góp đáng kể của các hãng hàng không Châu Á rồi sau đó là các hãng hàng không Châu Mỹ. Số liệu thống kê còn nêu rõ chỉ riêng hoạt động của các hãng hàng không Châu Á và Mỹ đã chiếm trên một nửa thị phần của khu vực này mặc dù do nền kinh tế của khu vực Châu Á có nhiều biến động do sự tụt giá của đồng tiền khu vực với đồng đô la Mỹ nên hoạt động của một số hãng hàng không bị thua lỗ và khó khăn.
Vai trò và sự đóng góp to lớn của các hãng hàng không Châu Á đối với sự phát triển của thị trường vận tải hàng không thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là hiển nhiên không thể phủ nhận được. Los Angeles là cửa ngõ lớn nhất của Mỹ mà các hãng hàng không lớn của Châu Á khai thác các hoạt động bay xuyên Thái Bình Dương trong khi Honolulu trở thành cửa ngõ lớn nhất để khách du lịch Nhật Bản lui tới, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là hơn 25%.
Công nghệ và kỹ thuật hiện đại đang biến đổi về chất hoạt động của ngành hàng không. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và cho tới gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến sự ra đời nhiều thế hệ máy bay mới có chỉ số kinh tế - kỹ thuật tốt nhất, tiện nghi cho hành khách và người lái, sử dụng với chất liệu mới, công nghệ tin học, trí tuệ nhân tạo, tiếng ồn thấp...Trong khi đó trên thế giới đang diễn ra quá trình phi trật tự hoá hoạt động không tải, mức độ cạnh tranh giữa các hãng hàng không ngày càng khốc liệt, sự xuất hiện những siêu hãng hàng không, các tụ điểm trục nan hoa ...đang ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng không dân dụng trong những năm tới.
Vài nét về đội ngũ máy bay của các hãng hàng không trong khu vực:
- Japan Airlines (JAL): 159 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 6,7.
- Quantas Airways (Quantas): 118 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 9,6.
- Korean Air: 169 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 7,02.
- Malaysia Airlines (MAS): 79 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 8,83.
- Singapore Airlines (SIA): 129 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 4,92.
- Thai Airways (THAI): 75 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 7,5.
- Cathay Pacific (Hồng Kông): 125 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 6,89.
- Philippin Airlines (PAL): 59 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 11,2.
- Garuda (Indonesia): 144 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 12,54.
- China Airlines (Đài Loan): 87 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình 10,06.
- Air New Zealand: 104 chiếc máy bay với số năm sử dụng trung bình
09,6.
Tình hình dự báo về phát triển đội bay trên thế giới cũng cho thấy viễn
cảnh tốt đẹp của ngành hàng không trong tương lai.
Số lượng máy bay bổ sung trong năm 2016
AIRBUS total deliveries 2016 575
BOEING total deliveries 2016 662
Nguồn: Sources: Airbus, Boeing, ATW research
Theo báo cáo tổng kết của ICAO công bố ngày 22/12/2015 vận tải hàng không thế giới đã tăng cả về khối lượng vận chuyển lẫn hệ số chuyên chở. Số liệu nêu trong báo cáo cho tổng số trong năm 2015 đã có 3,5 tỷ lượt khách được vận chuyển qua đường hàng không thế giới tăng 6,4% trên các chuyến bay thường lịch.
Với mức tăng trưởng ước tính hiện nay tỷ lệ của Đông Á - Thái Bình Dương về đón khách du lịch quốc tế sẽ tăng từ 15% năm 2010 lên hơn 23% năm 2015...WTO cũng dự đoán rằng tại các nước Châu Á như Brunây, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippin, Singapore, Thái
Lan, Việt Nam, ngành du lịch chiếm tới 11,9% GDP của khu vực trong năm 2015 sẽ đạt tới 12,8% năm 2016. Tuy nhiên trong số các nước có nền thương mại lớn nhất của khối, Việt Nam và Cambodia có số lượt khách đến ít nhất mặc dù những năm gần đây ngành hàng không đã đạt được mức tăng trưởng hiếm thấy. Trên thực tế dù các nước có mức tăng trưởng GDP cao hay thấp hơn nhưng đều có số lượt khách du lịch đường hàng không rất lớn. Do đó tỷ lệ của Việt Nam và Cambodia về số lượt khách du lịch bằng hàng không thấp hơn khi so sánh với mức tăng trưởng GDP của các nước này.
Sau nữa nếu phân tích cả 11 quốc gia thương mại chính của khu vực Châu á - Thái Bình Dương có thể thấy chênh lệch giữa mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn và số lượt khách dùng dịch vụ hàng không nhiều hơn còn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ này ở Việt Nam. Phân tích các số liệu về mức tăng trưởng GDP và số lượt khách du lịch cho thấy tỷ lệ của Việt Nam trong số khách du lịch hàng không còn thấp. Ví dụ vào trường hợp của Malaysia, Việt Nam có thể đạt được 57% hoặc 1,9 triệu lượt người. Việt Nam có số lượng hành khách trung bình so với 6 nước Đông Nam Á lân cận do vậy Việt Nam có thể sẽ có số lượng hành khách lớn gấp 3 lần năm 2010 trong những năm tới.
Tiểu kết Chương 2
Qua điều tra tại Hãng hàng không Cambodia Angkor Air cho thấy thực trạng quản lý chất lượng tại Hãng gần như là không có và thực trạng khai thác cho thấy hầu như các khâu đều cần có sự điều chỉnh về mặt quản lý theo hướng cần khoa học hơn, chuẩn hơn. Việc quản lý theo cơ chế hiện nay đã và đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết và hoàn toàn không theo bất kỳ một tiêu chuẩn cao cấp nào trên thế giới. Việc khai thác vì thế mà chưa được hiệu quả. Chất lượng dịch vụ vì thế chưa được đảm bảo, chưa có cơ sở để xây dựng và khẳng định, duy trì các mối quan hệ với khách hàng một cách chuyên nghiệp. Do đó, để triển khai áp dụng ISO 9001-2015 vào Hãng hàng không Cambodia
Angkor Air thì cần phải có một lộ trình cơ bản thuyết phục với quyết tâm của ban lãnh đạo Hãng và sự phối hợp, hợp tác từ các bộ phận chuyên môn liên quan cùng toàn thể nhân lực, công nhân viên của Hãng. Hãng cần chuẩn bị và tạo mọi điều kiện để áp dụng ISO 9001-2015 một cách thích hợp và cần thiết phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng khoa học, đẳng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế xuyên suốt các bộ phận trực thuốc. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác hiệu quả tối đa các công cụ hiện có và đầu tư phát triển thêm các công cụ hữu ích mới. Dựa trên các nghiên cứu, phân tích của Chương 2, luận văn sẽ đưa ra các giải phảp sử dụng dụng Chu trình Deming (PDCA) để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Hãng hàng không Cambodia Angkor Air
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP ÁP DỤNG “CHU TRÌNH PDCA” TRONG QUẢN LÝ THEO ISO 9001 ĐỂ CHUẨN HÓA QUY TRÌNH KHAI THÁC
THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG CAMBODIA ANGKOR AIR
Vòng tròn quản lý chất lượng (PDCA cycle) do W.E. Deming (1900 - 1993) – người được xem là cha đẻ của quản lý chất lượng đặt nền móng. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng. Sau này, khi đã trở thành một chuyên gia, ông luôn chống lại những lề thói lãng phí từ ngay trong quá trình quản lý sản xuất. Deming tin rằng 80 – 85% chất lượng sản phẩm, dịch vụ có đạt hay không là do ở vấn đề quản lý.
3.1. Mục tiêu của việc áp dụng “chu trình PDCA” trong quản lý theo ISO 9001 để khai thác thương mại hàng không dân dụng
3.1.1. Mục tiêu về chất lượng khi áp dụng “chu trình PDCA”
Mục tiêu chất lượng có thể đề ra cho từng năm và một số năm. Căn cứ vào Chính sách chất lượng; xem xét mặt mạnh mặt yếu của mình…; mỗi Cơ quan chỉ nên nêu một số mục tiêu có ý nghĩa thiết thực, có thể thực hiện được nhằm trước hết đáp ứng các yêu cầu đã xác định của Hệ thống quản lý chât lượng.
Về nguyên tắc, mục tiêu chất lượng phải đánh giá được. Tuy nhiên, tùy theo từng mục tiêu và khả năng thu thập tình hình, số liệu mà mức đánh giá được có thể là định tính hay định lượng. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn cho từng Đơn vị và cá nhân.
Lãnh đạo Hãng phải đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng (chung của Hãng và được cụ thể hóa ở các Đơn vị trực thuộc có liên quan) được xác lập.
Mục tiêu chất lượng phải nhất quán với chính sách chất lượng, với các hoạt động và quá trình chính, với khả năng và chất lượng dịch vụ cung cấp. Nói chung, mục tiêu chất lượng phải cụ thể và đánh giá được bằng phương pháp thích hợp do Hãng xác định.
Áp dụng chu trình PDCA của Deming Plan (Lập kế hoạch) – Do (Thực hiện) – Check (Kiểm tra) – Action (Điều chỉnh) là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001 nhằm chuẩn hóa quy trình khai thác thương mại hàng không dân dụng cho Hãng hàng không Cambodia Angkor Air.
Chính sách chất lượng coi như một Tuyên bố về “ý định” và cam kết thực hiện ý định đó của Lãnh đạo cao nhất của 1 tổ chức. Quan trọng nhất là nội hàm của Chính sách chất lượng.
Mục tiêu về xây dựng môi trường làm viêc
chuyên nghiêp
cơ bản bao
gồm: Quy trình làm viêc rõ ràng, tài liệu hướng dẫn về qui trình đầy đủ; Vị trí
công viêc
rõ ràng , quyền han
trách nhiêm
, phương thứ c báo cáo minh bạch ,
chuẩn mực ; Trang thiêt bi ̣đầy đủ không phải đi mươn
, hạn chế tối đa việc
dùng chung; Tinh thần làm viêc
chuyên nghiêp
, ai làm chuyên môn ngườ i đó,
họp tác với nhau làm việc , không bè phái , người quản lý cấp trên quản lý
chuyên nghiêp
(thể hiên
lan
h đao
chứ không phải lan
h quyền lơi
), phát triển
nhân viên, mô hình kinh doanh lành maṇ h . Bảo vê ̣quyền lơi người tiêu d ùng,
không đè nén nhà cung cấp , thể hiên tinh thần win - win, hướng về giá tri ̣xa
hôị, Hãng thâṭ sự coi người lao đông là tài sản công ty không phải là những
con người sử dung với chi phí thấp . Có chiến lược phát triển rõ ràng. Kinh
doanh có hiệu quả hoặc tiềm năng phát triển tốt, xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, phân công công việc rõ ràng đến từng phòng ban và người lao động, cấp trên gương mẫu: đi đầu trong sinh hoạt và công việc; dám chịu trách nhiệm, khuyến khích cấp dưới làm việc tận tụy, đóng góp các ý kiến