Bảng 2.1. Sản lượng vận chuyển hàng không trên thị trường Cambodia 2005- 2015
(Nguồn: Bộ Du lịch Cambodia)
Bảng 2.2. Bảng thống kê lượng khách quốc tế đến Cambodia 2012-2013
(Nguồn: Bộ Du lịch Cambodia)
Bảng 2.3. Thống kê tổng số ghế theo Hãng hàng không theo từng tuần
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Iso Và Yêu Cầu Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015
- Áp Dụng Iso 9001 Trong Khai Thác Thương Mại Tại Các Hãng Hàng Không Dân Dụng
- Hiện Trạng Trình Độ Chuyên Môn, Kỹ Năng Làm Việc Của Nhân Lực Tại Hãng
- Kinh Nghiệm Khai Thác Hàng Không Dân Dụng Trên Thế Giới Và Trong Khu Vực
- Phương Tiện Để Đạt Chất Lượng Khi Áp Dụng “Chu Trình Pdca”
- Kiểm Tra Kết Quả Thực Hiện Theo Kế Hoạch Đã Đề Ra (Check)
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2.4.2. Tình hình khai thác nội địa
* Thuận lợi
- Là Hãng gần như duy nhất có thương quyền khai thác độc quyền chặng bay vàng nối Phnompenh với kỳ quan thế giới nổi tiếng Angkorwat, Angkorthom và biển Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (Tole Sap)
- Có số nhân sự bình quân tuổi đời rất trẻ và nhiệt tình trong công tác
- Có hệ thống chủ và các hệ thống hỗ trợ tiêu chuẩn quốc tế (Sabre)
* Khó khăn
- Thời tiết của khu vực luôn bất thường với mây giông trên các đường bay trục chính quanh năm ảnh hưởng tới công tác điều hành bay và khai thác
tàu bay trong hành trình bay. Tốn kém nhiên liệu khi phải bay tránh các đám mây giông kèm sét hoặc mưa bão thường xuyên
- Tình trạng quá tải hay xảy ra ở một số sân bay chính như Siemreap (REP), Phnompenh (PNH) dẫn tới việc dự báo hành trình bay, nhiên liệu luôn bị động và ảnh hưởng trực tiếp đến tải thương mại
- Đội ngũ nhân viên khai thác còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa sử dụng được các hệ thống hiện đại một cách tối đa.
- Quy trình khai thác còn thiếu và/hoặc chưa đồng bộ
2.4.3. Tình hình khai thác Quốc tế
* Thuận lợi
- Hãng có đội ngũ nhân lực biệt phái đến từ Vietnam Airlines từ phi công, tiếp viên trưởng, các nhân lực phòng ban chuyên môn đến các chuyên viên trực tiếp đều có tuổi đời trẻ nhưng lại gần như là những nhân lực có năng lực và trình độ chuyên môn cao nhất của VNA cử sang.
- Mô hình hoạt động của hãng còn đang trong quá trình phát triển và còn tương đối đơn giản nên các quyết định về mặt chiến lược có thể được đưa ra và quyết định một cách rất nhanh chóng
- Hãng có đội tầu bay gần như thống nhất nên việc bảo dưỡng, khai thác tương đối đồng bộ và không quá phức tạp. Hoàn toàn tự lực, tự cường
- Nhân lực, nhân viên hãng hầu hết đều gần thông thạo ít nhất 1 ngoại
ngữ.
* Khó khăn
- Như bất kỳ Hãng hàng không nào khác, Hãng có một trở ngại lớn
nhất đó là các văn phòng đại diện tại các đầu sân bay nước ngoài luôn phải tự quản lý mọi hoạt động liên quan đến quá trình hình thành dịch vụ hàng không và phi hàng không của hãng. Tại các đầu sân bay ở nước ngoài, người đại diện của Hãng thường phải chịu trách nhiệm quản lý và giám trực tiếp từ khâu
bán vé đến phục vụ tại sân bay bởi các công ty mặt đất hoặc đối tác hàng không khác đến quản lý tài chính, chính sách…Điều này dẫn tới nguy cơ khi có một vấn đề dù nhỏ từ phía những người đại diện hoặc các đơn vị đối tác này thì cả Hãng hầu như đều bị ảnh hưởng
- Mặc dù hãng có hệ thống check-in riêng của mình thuê của đối tác Sabre (Mỹ), một công ty hàng đầu thế giới về hệ thống hàng không nhưng hiện Hãng chưa đưa vào sử dụng hệ thống này cho các đầu sân bay mà vẫn phải thuê của đối tác hàng không khác hoặc các công ty dịch vụ mặt đất. Việc này ảnh hưởng lớn đến quá trình phục vụ ở sân bay và đặc biệt là công tác quản lý tài chính, chứng từ sau chuyến bay – post flight handling cũng như một số dịch vụ phụ trội khác mà nhiều Hãng hàng không trong khu vực bao gồm cả Vietnam Airlines đã và đang cung cấp
- Nhân viên, đặc biệt là nhân viên bản địa của Hãng còn chưa thiếu kiến thức sử dụng tối ưu hóa hệ thống do thông thường chỉ được dạy và học nghiệp vụ theo cách truyền miệng hoặc “học trong khi làm – On job training” dẫn tới kiến thức chưa được chuẩn xác.
2.5. Hiện trạng khai thác tại các bộ phận chuyên môn
2.5.1. Hiện trạng khai thác tại Ban thương mại
Phòng bán hàng thương mại điện tử
- Phòng bán hàng và thương mại điện tử là bộ mặt của Hãng đối với khách hàng trên mạng internet. Doanh thu bình quân cả năm của kênh bán hàng này của Hãng thuộc nhóm quan trọng nhất với trung bình khoảng 30- 40% doanh thu hàng năm
- Phòng bán hàng và thương mại điện tử có số lượng nhân lực là 04 người và 12 nhân viên bao gồm từ chuyên viên công nghệ thông tin, quản trị web, chuyên viên quản lý và chăm sóc đại lý, chuyên viên nghiệp vụ.
- Phòng bán hàng và thương mại điện tử là đơn vị quản lý và sử dụng công cụ phần mềm đặt chỗ, bán vé qua mạng của Sabre Airline Solutions và cũng là đơn vị quản lý các Tổng đại lý- General Sales Agent
- Mặc dù là đơn vị chiếm tỉ lệ doanh thu cao trong Hãng cũng như đã và đang sử dụng tốt hệ thống sẵn có nhưng Phòng bán hàng và thương mại điện tử vẫn có những hạn chế nhất định trong việc nâng cao doanh số bán hàng, tối ưu hóa hệ thống đặt giữ chỗ bán vé qua mạng và qua Sabre Interact. Việc quản lý các Tổng đại lý cũng còn một số vướng mắc quan trọng như việc gom khách đoàn, quản lý đặt cọc, xuất vé hay mở rộng mạng lưới bán…
- Dù là đơn vị bán hàng và làm thương mại nhưng Ban chưa có hệ thống quản lý khách hàng thường xuyên, hệ thống phản hồi thông tin và hệ thống xây dựng, duy trì các mối quan khách hàng, đặc biệt là khách hàng thường xuyên đi máy bay của Hãng.
Phòng quản trị doanh thu và kiểm soát chỗ
- Là phòng chuyên môn có quyền kiểm soát lớn nhất trong hệ thống chủ và các hệ thống liên quan đến việc bán trên hệ thống.
- Phòng quản trị doanh thu và kiểm soát chỗ cũng là đầu mối quản lý và sử dụng hệ thống chủ và các công cụ quan trọng bậc nhất của hệ thống hàng không.
- Phòng quản trị doanh thu và kiểm soát chỗ cũng là khâu cuối trong việc triển khai các thông thay đối về kế hoạch bay.
- Phòng quản trị doanh thu và kiểm soát chỗ là đơn vị nắm toàn quyền về việc mở bán tải thương mại hành khách trên toàn mạng bay của Hãng cũng như trên các đối tác có hợp đồng liên doanh, liên kết và bao gồm cả việc bán vé trên các Hãng đối tác.
- Là phòng có chức năng quan trọng nhưng nhân lực, chuyên viên của Phòng chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng hệ thống chứ chưa có kỹ năng tốt
nhất để tối ưu hóa các hệ thống đang có. Nhân lực, nhân cả chính Hãng và bản địa đều chỉ được học nghiệp về hệ thống bằng cách truyền miệng hoặc học từ các nhân viên Vietnam Airlines
- Nhân sự của Phòng thay đổi tương đối nhiều chủ yếu do chế độ đại ngộ và môi trường làm việc còn thiếu tính cạnh tranh
Phòng bán vé
- Là phòng nghiệp vụ có nhiều giao tiếp nhất với hành khách và được coi là “lễ tân” của Hãng do gần như thường xuyên là nơi tiếp xúc đầu tiên với khách hàng.
- Phòng bán vé có tỷ lệ nhân sự với sự chênh lệch lớn giữa nhân lực, nhân viên nữ và nam
- Phòng bán vé cũng là nơi được nhân viên cho là có nhiều rủi ro về tài chính nhưng chủ yếu do nghiệp vụ còn chưa tốt.
- Nhân lực chính của Phòng bán vé cũng chủ yếu được đào tạo qua phương thức truyền miệng và “vừa học vừa làm – on job training”
Các văn phòng tổng đại lý trong nước và quốc tế
- Cambodia Angkor Air hiện có 2 Tổng đại lý chính ở Việt Nam (HAN01 và SGN01) và 11 tổng đại lý chính thức ở Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…
- Doanh thu từ các đơn vị Tổng đại lý này chiếm từ 30-40% tổng doanh thu của Hãng và cũng là một trong những kênh bán quan trọng nhất.
- Việc quản lý các Tổng đại lý này luôn là bài toán dành cho các cấp lãnh đạo của K6 do điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và đặc biệt là lợi ích của các đơn vị luôn cần hài hòa với lợi ích của Hãng
2.5.2. Hiện trạng khai thác tại Ban dịch vụ
Phòng dịch vụ hành khách
- Là phòng mới được thành lập với chiến lược đưa hệ thống SabreSonic check-in- SSCI vào sử dụng
- Nhân lực, nhân viên phòng dịch vụ hành khách dù đã có kinh nghiệm do được biệt phái từ VNA sang nhưng còn nhiều hạn chế do khác biệt văn hóa, ngôn ngữ và chính sách khai thác
Phòng khai thác
- Là phòng trực tiếp làm việc tại các đầu sân bay trong nước và quốc tế
- Có số lượng nhân lực, nhân viên rất ít nhưng đặc biệt là luôn cách biệt về mặt địa lý, đôi khi cả mũi giờ và văn hóa nên sự khác biệt, khó khăn luôn luôn hiện hữu.
2.5.3. Hiện trạng khai thác tại Ban tài chính
- Là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chứng từ vé điện tử, các khoản thu chi với đối tác hàng không và phi hàng không trong dây chuyền phục vụ hàng không
- Là phòng quản lý các dự án liên quan đến tài chính và tham mưu trực tiếp cho Chủ tịch – Tổng giám đốc về các kế hoạch, chiến lược tài chính của Hãng
- Phòng tài chính cũng là đơn vị có nhiều khó khăn nhất định khi phải làm việc thường xuyên với các đơn vị ở ngoài nước, khác biệt về văn hóa, múi giờ….
2.5.4. Hiện trạng khai thác tại Ban điều hành bay
Phòng quản lý tiếp viên và phi công
- Là phòng trực tiếp xếp lịch bay/lịch làm việc cho đội ngũ tiếp viên và phi công của Hãng.
- Là phòng quản lý và sử dụng hệ thống quản trị và sắp xếp lịch cho phi công và tiếp viên
- Là phòng cung cấp thông báo bay, kế hoạch bay và các công việc trước chuyến bay – pre flight data analysis tới phi công, tiếp viên
- Việc thay đổi quy định về thời gian phục vụ của phi công, tiếp viên, các qui định của nhà chức trách hàng không điều kiện hiện gần như là liên tục dẫn tới việc một số nhân viên còn rất vất vả khi thực hiện công vụ của mình
Phòng điều hành bay
- Là đơn vị trực tiếp lập toàn bộ kế hoạch bay và đưa ra các quyết định về thay đổi kế hoạch bay
- Là đơn vị quản lý hệ thống Movement Control của Sabre
- Là đơn vị có số lượng lao động tay nghề cao nhất trong Hãng
- Là đơn vị có tuổi đời trung bình của nhân lực thấp nhất trong toàn Hãng với Trưởng ban là một phi công có nhiều kinh nghiệm dù tuổi đời chỉ là 8x
- Đơn vị có số lượng nhân viên bản địa nhiều nhất. Có vai trò quyết định trong hoạt động điều hành bay và an toàn bay cũng như khẩn nguy cứu nạn hàng không của Hãng.
- Do yếu tố nhân viên bản địa và mặc dù đây là công việc liên quan đến kỹ thuật hàng không và người làm việc theo quy định là phải có bằng cấp chuyên môn nên để đào tạo được một nhân sự tại Ban này là rất tốn kém cả về tài chính và thời gian.
- Thực trạng có nhiều nhân viên bản địa sau khi được đào tạo và cấp bằng chuyên môn thì lại bị các hãng hàng không khác tuyển dụng mất.
2.5.5. Hiện trạng khai thác tại Ban An toàn Chất lượng An ninh
- Là Ban chịu trách nhiệm chính về qui trình, qui định, an toàn bay.
- Ban có số nhân sự không nhiều nhưng lại là cơ quan đầu não của Hãng trong việc xây dựng và quản lý các hệ thống văn bản liên quan đến toàn bộ hoạt động khai thác, thương mại, an ninh, an toàn của Hãng.