vì nghĩa lớn, là niềm tự hào của bao triệu người Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng.
Về mặt lịch sử: Thanh Hoá được khẳng định là một trong những vùng đất khởi nguồn của người Việt cổ, là nơi đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời tiền sử và sơ sử. Với Núi Đọ, hang Con Moong, Đa Bút, Hoa Lộc mà đỉnh cao nhất là Đông Sơn-nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại kim khí. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn được tìm thấy nhiều nhất trên đất Thanh Hoá, với các hiện vật phong phú (đồ dùng sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, tuỳ táng, vũ khí, trang sức.) thể hiện trình độ phát triển cao trong kỹ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Văn minh Đông Sơn-Văn hoá sông Mã- văn hoá xứ Thanh là dòng chảy xuyên suốt, vẫn đang hiện hữu trường tồn.
Về mặt địa lý tự nhiên: Thanh Hóa là một tỉnh tương đối khép kin, phía Bắc được án ngữ bởi ngọn núi Tam Điệp, phía Nam kết thúc bởi dãy núi Hoàng Mai, phía Tây là khu vực rừng già với những ngọn núi cao chót vót, phía Đông là dải biển xanh vô tân. Thanh Hóa như một vùng được tự nhiên định sẵn, có khả năng tồn tại độc lập cao. Địa hình chuyển tiếp phù hợp với câu “ khu bốn đẩy ra, khu ba đẩy vào” dù nằm giữa Đông bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Do có kiến tạo về địa hình, nhất là sự đa dạng về kiểu địa hình núi sông, tạo cho xứ Thanh có nhiều báu vật thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Bến En, Hòn Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Hàm Rồng…Trong địa hình này, sông Mã là trục chính gần như chi phối các nhánh sông, tạo ra đường huyết mạch, nuôi sống toàn bộ vùng. Không những giữ vị trí trọng yếu về kinh tế, thương mại mà còn đóng vai trò thúc đẩy và hình thành các giá trị văn hóa đặc trưng. Khởi nguồn từ trên cao tiến xuống miền đồng bằng, sông Mã đi cả một hành trình dài vượt qua nhiều ghềnh thác trước khi trở nên hiền hòa ở hạ lưu để tiền ra biển. Sông Mã là tác nhất quan trọng hình thành các thắng cảnh, phúc hệ sinh thái, nhân văn hai bờ.
Về hệ thống di sản văn hóa: Với các đền, đình, chùa, lăng tẩm, thành quách còn mãi với thời gian. Chúng vừa là bài học lịch sử, vừa là tài sản của ông cha, là nơi gửi gắm tình cảm, ước vọng tâm hồn, tính cách của biết bao thế hệ con người,
mảnh đất lâu đời. Không những sở hữu hệ thống di tích dày đặc, trên 1500 di tích, được mệnh danh là bảo tàng di sản khổng lồ lẫn khuất trong các làng xã, chúng còn kết tinh giá trị thẩm mỹ độc đáo, trở thành những biểu tượng, niềm tự hào cho cả xưa Thanh,
Những tác phẩm kiến trúc điêu khắc gỗ hoàn mỹ như: Bảng môn đình( Hoàng Lộc, Hoàng Hóa), Lý Thường Kiệt( Hà Ngọc, Hà Trung), trần khát Chân ( Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc…là những di sản còn bảo lưu khá nguyên vẹn các hiện vật gốc của thế kỷ XVII-XVIII, thông qua các mảng chạm khắc trên các công trình. Nghệ thuật chạm khắc đã đạt tới trình dộ tinh xảo và hoàn mỹ. nội dung phản ảnh ngoài các biểu tượng mang tinh thần nho giáo như tứ linh, tứu quý còn phảng phất yếu tố dân gian. Các công trình này vừa khẳng định sự tài hoa, điêu luyện của nghệ thuật chạm khắc truyền thống Thanh Hóa, vừa góp tiếng nói quan trọng trong nền nghệ thuật cổ truyền của người Việt.
Bên cạnh điêu khắc gỗ, thì nghệ thuật trong chạm khắc đá cũng rất điển hình, như Thành Nhà Hồ còn đó như một di tích lịch sử, vẫn để lại cho hậu thế sự ngưỡng phục về kỹ thuật xây thành.
Di tích Lam Kinh là minh chứng sống động cho quá trình phát trienr của nhà Lê Sơ với những chiến công hiển hách trong việc đánh đuổi quân xâm lược Minh, hình thành nên nhà nước phong kiến cực thịnh trong gần 100 năm( 1428-1527). Lịch sử ấy đã gắn với những ông vua tài ba, nổi tiếng như Lê Thái tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tống, Lê Hiến Tông
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Diện Các Đối Thủ Cạnh Tranh
- Đề Xuất Chiến Lược Và Giải Pháp Marketing Địa Phương Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa
- Các Chiến Lược Cụ Thể Trong Việc Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Thanh Hóa
- Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 14
- Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Về nhân văn: Tính chuyển tiếp về địa lý, sự ổn định về văn hóa của một vùng đất có lịch sử lâu đời được xem như là điêu kiện chính ảnh hưởng đến tính cách, con người xứ Thanh. Xứ Thanh là một trong những vùng đất bảo lưu nhiều giá trị trong tiếng nói và âm ngữ Việt Cổ, thoáng qua, âm ngữ xứ Thanh có một đặc tính đặc biệt ( giao thoa giữa tiếng nói mềm mại, mượt mà của Bắc Bộ với tiếng trọ trẹ của khu vực miền trung). Tiếng nói nhiều thanh ngang là điểm lý thú, đặc trưng trong phương ngữ địa phương này.
4.3.3. Marketing cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên du lịch. Cơ sở hạ tầng được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt chuẩn quốc gia. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ tới Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Nam Bắc.Hệ thống giao thông thuận tiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển; về hàng không, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng có bước đột phá về vận chuyển hành khách trong năm 2015. Trên địa bàn có 19.334km đường bộ, hành lang lưu thông và liên kết với các vùng trong cả nước thuận tiện, với các nước lân cận và trong nội tỉnh khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác. Có 92km đường sắt Bắc - Nam. Mạng lưới giao thông đường biển với 102km bờ biển, 5 lạch cửa nối liền Thanh Hóa với hầu hết các cảng biển của các tỉnh ven biển Việt Nam và cảng nước sâu Nghi Sơn có thế đón tàu có trọng tải lớn cập cảng. Tỉnh còn có 30 con sông lớn nhỏ với chiều dài 1.899km, hiện đã có khoảng 360km đường sông được khai thác thuộc các tuyến sông lớn như Sông Mã, Sông Chu, Sông Đò Lèn...
Hiện tại, Thanh Hóa đã xây dựng các hệ thống chế biến, xử lý rác thải tại các khu trung tâm thành phố, Sầm Sơn và các điểm du lich khác, quy hoạch các vị trí du lịch
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa là rất lớn, chính vì thế, để đáp ứng được nhu cầu thực tế, Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án, xây dựng và nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là lượng khách du lịch quốc tế. Xây dựng thêm các công trình lưu trú tại địa phương nhằm đảm bảo sự văn minh, thoải mái và an toàn đối với du khách.
Trong năm 2015, Thanh Hóa đã cho xây dựng cơ sở trưng bày, triển lãm hội chợ với kinh phí lên với hơn 200 tỷ đồng, tạo cơ hội chia sẻ, trưng bày và quảng bá các sản phẩm du lịch, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế.
Các hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đã được kiểm tra sát sao, đạt chuẩn quốc tế. các điểm vui chơi, giải trí đã và đang ngày được mở rộng, đảm bảo phục vụ được hết các nhu cầu tối thiểu của du khách, các khu vui chơi phong phú và đa dạng, phù hợp với tất cả các đối tượng.
Hiên tại, địa phương có 625 cơ sở lưu trú và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 6 cả nước về lượng cơ sở lưu trú. khách sạn, resort được xếp hạng từ 1 đến 5 sao chất lượng dịch vụ khá chuyên nghiệp, hệ thống du lịch đạt chuẩn, những điểm mua sắm, ăn uống đảm bảo chất lượng khiến hầu hết du khách hài lòng như khách sạn: Sao Mai, Hạc trắng, bộ xây dựng, Liên đoàn lao động tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với công tác quy hoạch Thanh Hóa sẽ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ du khách như dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng FLC Sầm sơn, hệ thống đầu tư của tổng công ty sông Đà, tổng số vốn đầu tư 4000 tỷ đồng, Đây là tiềm năng lớn của ngành du lịch trong việc thu hút du khách đến Thanh Hóa.
4.3.4. Marketing con người
Từ xưa đến nay, Thanh Hóa vốn là mảnh đất anh hùng, sinh ra những con người gan dạ dũng cảm. Người xứ Thanh có lẽ là những người mang đầy đủ nhất các nét đặc trưng cả tích cực và tiêu cực của người Việt chúng ta – ở mặt tiêu cực điển hình là khách khí, câu nệ và gia trưởng, nông nổi, v,v, còn ở mặt tích cực thì hào khí, anh hùng, yêu nước và uyên thâm. Tính “đại diện” rõ rệt này đã khiến cho dân xứ Thanh hay bị người tỉnh khác (đặc biệt ở phía bắc) kỳ thị. Vấn đề là người ta đã quên đi rằng đa phần người Việt Nam đều mang trong mình một phần các tính cách ấy, chẳng qua người Thanh hóa có tính đại diện cao hơn.
Do tính đặc thù về địa lý và văn hóa nơi đây, Thanh Hóa chính là cái nôi – phát tích của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Nếu tính từ sau khi nước Nam Việt mất và tay nhà Hán (năm 111 trước công nguyên) đến trước năm 938, xứ Thanh là nơi sản sinh ra Triệu Thị Trinh (Lệ hải Bà Vương) và Dương Đình Nghệ, hai trong một số ít ỏi những người đã đứng lên chống lại sự đô hộ của phương Bắc (các nơi khác có Hai Bà Trưng, Lí Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng). Sau khi giành được độc lập từ phương bắc, tính từ thời nhà Nhà Ngô (năm 938) đến hết nhà
Nguyễn (năm 1945), trong số 8 triều đại vừa dài vừa ngắn bao gồm Ngô, Đinh,Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn thì đã có tới 4 triều đại có xuất thân từ Thanh Hóa đó là: Tiền Lê (Lê Hoàn), Hồ (Hồ Quý Ly), Hậu Lê (Lê Lợi), và Nguyễn (Nguyễn Ánh). Đặc biệt trong lịch sử Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất hai triều chúa là Trịnh và Nguyễn (kéo dài khoảng 200 năm) thì cả hai đều xuất phát từ Thanh Hóa. Xét về độ dài thì trong khoảng thời gian 1007 năm đó, các triều đại có xuất xứ từ Ái Châu -Thanh Hóa đó đã cai trị Việt Nam đến khoảng 600 năm. Về học thuật, từ thời nhà Hậu Lê về sau, xứ Thanh từng là quê hương của rất nhiều Tiến Sĩ có tên trên bia đá Văn Miếu tại Hà Nội và Huế, mà huyện Hoàng Hóa là một đại diện tiêu biểu nhất về truyền thống học tập của tỉnh Thanh. Riêng xã Hoàng Lộc, trong khoảng 400 năm từ thời vua Lê Thánh Tông đến thời Khải Định (1919), xã này đã có tới 12 người có tên trong bảng vàng khoa cử và 7 người trong số đó được khắc tên trong Văn Miếu. Ngoài ra Hoàng Lộc còn có tới 200 Hương cống (trong đó có Cống Quỳnh – tức Trạng Quỳnh),cử nhân và 140 Tú tài. Ngày nay xã này hiện có tới 40 Tiến Sĩ, 30 Thạc Sĩ và 600 Cử Nhân. Người xứ Thanh chăm học chắc ai cũng biết và nếu xét về thành tích thi cử thì Thanh Hóa có thể nói là một trong những “đất học” của nước Việt chúng ta.
Sự đơn giản của người dân xứ Thanh còn được thể hiện qua lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh của rất nhiều người khi đất nước lâm nguy. Chính vì lẽ đó mà trong mấy cuộc chiến gần đây như chiến dịch Điện Biên Phủ, hay kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hóa vẫn luôn là tỉnh đóng góp nhiều người nhất kể cả về hậu cần lẫn binh sỹ cho mặt trận. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nắm bắt được tầm quan trọng của xứ Thanh trong chiến tranh vệ quộc; vì vậy kể từ khi thành lập nước năm 1945 đến khi qua đời, tổng cộng Người đã về thăm Thanh Hóa đến 4 lần (so với 2 lần về thăm quê tại Nghệ An).
Con người Thanh Hóa có bản tính chất phác, thật thà ngày thẳng. Luôn sống với những điều tốt. Người Thanh Hóa hòa đồng thân thiện, hiếu khách là một trong những yếu tố hấp dẫn của địa phương. Chính vì thế, việc nâng cao ý thức người dân về thái độ và cách ứng xử có văn hóa đối với khách du lịch là một hoạt động cần tăng cường hiện nay.
4.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Du lịch là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người so với các ngành khác, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành này cần thực hiện khắt khe, lao động trong ngành phải có tính chuyên môn, nghệp vụ cao, đòi hỏi phải có những kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp mà còn gây được sự tín nhiệm, lòng tin cao với khách hàng. Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ngành du lịch tỉnh cần kết hợp nhiều các giải pháp như:
Thứ nhất: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, hành động, vận động nhằm nâng cao ý thức cho bản thân lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Nội dung công tác tuyên truyền cần làm rõ vai trò của ngành du lịch dịa phuowngtrong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, từ đó giáo dục ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
Thứ hai: Khi du lịch trong tỉnh phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng mức lao động, bổ sung nguồn lao động từng thời kỳ, lao động cần bổ sung hàng năm là khá lớn, nhưng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ, hầu hết những lao động được đào tạo bài bản, qua trường lớp và đã có kinh nghiệm, có tính chuyên môn nghiệp vụ cao thường sau khi học xong sẽ ở lại các thành phố lớn lập nghiệp, chính vì thế, cần có các biện pháp, chính sách thích đáng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, những lao động co chuyên môn cao về sống, làm việc và cống hiến cho quê hương.
Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nghề du lịch. Để làm được điều đó, Thanh Hóa cần có định hướng đúng đắn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch và phát triển
các loại hình du lịch gắn với củng cố, sắp xếp lại các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch và đưa ra chỉ tiêu đào tạo cho từng loại đối tương theo yêu cầu phát triên của ngành. Trong công tác tuyển dụng cần tuyển đúng người, đúng việc, có chính sách ưu đãi đối với nhân tài. Hằng năm, cần có sự tổ chức chặt chẽ cuộc thi tay nghề, cuộc thi nghiệp vụ như lễ tân, hướng dẫn viên, nhà kinh doanh..nhằm thúc đẩy và nâng cao vai trò thi đua và tôn vinh những người lao động giỏi trong ngành du lịch. Hơn nữa, tỉnh cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch, đồng thời có cơ chế chính sách ưu tiên cho việc phát triển ngành.
Thứ tư: Các ban ngành và chính sách tỉnh cần đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý, tránh tình trạng chỉ tập trung vào đào tạo chỉ ở trình độ đại học, mà ít quan tâm đến đào tạo trung cấp hay nghề, kỹ năng cơ bản và cần thiết trong dịch vụ du lịch. Nên quan tâm sâu sát hơn đối với công tác đào tạo như các khâu tiếp thị, phục vụ, hướng dẫn viên…đồng thời cần tạo ra môi trường nghề thật sự trong các cơ sở đào tạo, học thật làm thật, học đi đôi với hành. Thực hiện đa dạng háo các hình thức đào tạo, như đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, dài hạn, ngắn hạn cho tất cả các trình độ chuyên môn, chính trị, giao tiếp, ứng xử đặc biệt quan trọng là ngoại ngữ trong du lịch. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo về du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ lữ hành gắn vơi sử dụng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Xác định cơ cấu đào tạo phù hợp sẽ tránh được sự mất cân bằng cung cầu lao động và đặc biệt không gây lãng phí nguồn nhân lực của xã hội.
Thứ năm: Tăng cường công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp, cần có sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền đối với đời sống của người lao động, thực hiện chính sách đầy đủ, đảm bảo chi trả hợp lý cho người lao động, đóng bảo hiểm, và có những cơ chế chính sách đầy đủ để người lao động yên tâm công tác, yên tâm cống hiến sức mình cho quê hương đất nước; xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trường; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch; xã hội hóa công tác giáo
dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hóa du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch; nâng cấp chất lượng các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và thống nhất chương trình đào tạo khung tại các cơ sở chủ chốt, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng khu vực cụ thể; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các địa bàn trọng điểm, phát triển du lịch bằng các biện pháp thu hút cán bộ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, kết hợp với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng phát triển; gắn kết hoạt động của các cơ sở đào tạo du lịch của tỉnh với nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, nhằm thực hiện đào tạo theo nhu cầu thị trường; đẩy mạnh việc liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh và ngoài tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên.
Mỗi cá nhân là một thực thể gắn kết xã hội, để phát triển bền vững cần có sự đồng lòng nhất trí cao của người lao động, và nền du lịch Thanh Hóa có phát triển lớn mạnh được hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.
4.3.6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phương phát triển du lịch, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng rất phong phú.
Thanh Hóa có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, chính vì thế có rất nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng để nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm các loại hình du lịch, giữ chân du khách như nghĩ dưỡng, câu cá, lặn biển…tổ chức thêm các chương trình vào buổi tối, các tour nhiều điểm đến, đầu tư xây dựng thêm các khu mua sắm, ẩm thực, hay tụ điểm ca nhạc. Tại một khách sạn, ngoài dịch vụ lưu trú còn có các dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng,