Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 14


dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dìch vụ chăm sóc trẻ em, bán hàng lưu niệm,... Sự đa dạng hoá sản phẩm du lịch được thực hiện không chỉ bẳng ở cách tạo ra các dịch vụ riêng lẻ mới, mà còn tạo rạ các Ịịản phẩm trọn gói mới, chẳng hạn, phát triển loại hình dụ lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition) Sự đa dạng hoá dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút được nhiều đối tượng tham gia cung ứng các lóại sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các địa phương và các quốc gia. Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Để làm được điều đó, Thanh Hóa cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của riêng mình. Bởi nếu phát triển những sản phẩm du lịch tương tự như các tỉnh khác trong khu vực sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc thu hút khách du lịch.

Yếu tố truyền thống và văn hóa ở đây cũng rất được coi trọng, du khách đến địa phương không chỉ là nghỉ dưỡng, mà còn là khám phá, là tận hưởng những giá trị khác biệt mà không thể tìm thấy ở các địa phương khác. Từ đó sẽ tạo thêm được ấn tượng cho du khách, và sự trở lại sẽ cao hơn. Để các sản phẩm du lịch đặc trưng phát huy hiệu quả, trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh cũng đã chú trọng đến một số vấn đề như: Chiến lược tiếp thị, chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng loại sản phẩm du lịch đặc trưng (đã được xác định), chiến lược phân đoạn thị trường theo các yếu tố dân số xã hội học và hình thức đi du lịch.

4.3.7. Rà sát quy hoạch tổng thể

Hiện nay, Thanh Hóa chủ yếu khai thác các yếu tố thiên nhiên mà chưa thực sự áp dụng quy hoạch cụ thể và tương xứng với những gì mình có.

Đầu tư xây dựng các điểm du lịch một cách bài bản, có quy hoạch cụ thể là một hướng đầu tư hết sức quan trọng, tạo sự thay đổi về “chất” trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, với sự tích cực vào cuộc của các cấp, ngành, giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã có 19 quy hoạch phát triển du lịch được lập và điều chỉnh bổ sung. Đến nay, đã có 38 quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch được phê duyệt. Về công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, đã triển khai thực hiện 10 dự án tại các khu


du lịch trọng điểm từ ngân sách nhà nước, với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Bước đầu đáp ứng nhu cầu tiếp cận các điểm du lịch, điển hình như: dự án đường Quốc lộ 47 (thành phố Thanh Hóa - thị xã Sầm Sơn), đường Hồ Xuân Hương, cải tạo không gian du lịch phía Đông đường Hồ Xuân Hương, đường Đoàn Thị Điểm, các đường nội bộ (khu du lịch Sầm Sơn), dự án đường đến khu du lịch Hải Tiến, Hải Hòa, Lam Kinh, Cẩm Lương, phòng trưng bày tại Thành Nhà Hồ, bến thuyền du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư, nâng cấp và xây mới, phục vụ cho hoạt động của du lịch.

Cùng với đó, giai đoạn 2011 - 2015 các dự án đầu tư vào các khu du lịch cũng gia tăng đáng kể, có 140 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, trong đó có 40 dự án đầu tư tổ hợp dịch vụ du lịch, 100 dự án đầu tư khách sạn, nhà nghỉ. Đặc biệt, hiện nay Thanh Hóa đã có 01 quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp - sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao; 625 cơ sở lưu trú và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 6 cả nước về lượng cơ sở lưu trú. Cũng trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có trên 50 dự án đầu tư tôn tạo, tu bổ với tổng kinh phí trên 800 tỷ đồng. Đặc biệt trong 5 năm qua, với sự đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn đã góp phần làm cho diện mạo du lịch Thanh Hóa đổi mới căn bản.

Công tác đầu tư xây dựng điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh lại chưa đủ mạnh để đầu tư có chiều sâu cho các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách cần được ưu tiên đầu tư cho hạ tầng du lịch và sử dụng như nguồn vốn “mồi”, thu hút các nguồn vốn khác để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch vốn có.

4.3.8. Nâng cao ý thức người dân địa phương

Cộng đồng địa phương có vai trò rất lớn trong phát triển du lịch, các hoạt động du lịch đều có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Việc nâng cao ý thức địa


phương tức là chỉ ra cho người dân địa phương thấy rằng, họ phải là người bảo vệ quyền lợi của du khách, mỗi đều là hình ảnh của địa phương thu nhỏ, chính vì thế, du khách có quay lại hay không, có thực sự yêu quý và mến mộ địa phương hay không chính là nhờ dựa vào từng cá nhân sinh sống và làm việc tại địa phương đó.

Cần tuyên truyền, nêu cao ý thức cho người dân về việc giữ gìn môi trường sống, bảo vệ môi trường du lịch, hạn chế việc làm ăn chộp dật, chặt chém khách du lịch, những điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững.

Hơn nữa, cần làm cho người dân địa phương thấy được cách ứng xử có văn hóa, thân thiện, hòa đồng với khách du lịch là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến địa phương.

Một địa phương có những người dân hiền lành, thật thà, thân thiện, sẽ là điểm chốt, là ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng du khách.

4.3.9. Thực hiện công tác liên kết phát triển du lịch

Trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì liên kết hợp tác trong phát triển du lịch để cùng nhau phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hoạt động liên kết du lịch giữa các tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cần được triển khai thực hiện đồng bộ. Đây là các tỉnh có giao thông di chuyển thuân lợi, cần có sự thiết lập, tạo nên những tour du lịch ; có thể thiết kế website chung, đăng các bài viết, các sự kiện chung, tạo ra được điểm đồng nhất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương, khai thác triệt để các nét đặc trưng của mình để cùng nhau liến kết phát triển thành một hệ thống du lịch bền vững. Tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến, các điểm du lịch liên vùng. Nhưng cần có sự tổ chức thống nhất về giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm mất niềm tin ở du khách.


Kết luận chương 4

Dựa vào đánh giá hiện trạng du lịch ở chương 3, đến chương này luận văn đã vận dụng các quy trình Marketing hỗn hợp để đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể cho du lịch Thanh Hóa, đồng thời cũng đưa ra được những kế hoạch, giải pháp để phục vụ cho các chiến lược đã được đề ra.


KẾT LUẬN


Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước trong hơn 20 năm qua, ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng được ghi nhận. Một trong những định hướng phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam là phát triển ngành kinh tế du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và là ngành đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân.

Thanh Hóa là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, với các tài nguyên phong phú, các điểm đến hấp dẫn, Thanh Hóa đủ điều kiện để có thể phát triển và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh. Hiện nay, với tiềm năng và lợi thế rất lớn về du lịch, nắm bắt được nhu cầu và xu thế phát triển xã hội, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định và hoàn thiện hơn trong các quy trình phát triển du lịch mình.

Với mục tiêu đó, luận văn đã nghiên cứu, khái quát hóa về marketing địa phương, tìm hiểu và phân tích các quy trình, các mô hình cụ thể có thể áp dụng trong việc xây dựng chiến lược. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá hiện trạng địa phương, chỉ ra rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ở thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra những chiến lược cũng như các giải pháp cụ thể có thể áp dụng trong phát triển du lịch địa phương. Qua đó có thể phát huy hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong thời gian tới và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh.

Luận văn hy vọng sẽ có những đóng góp đáng kể trong việc áp dụng và đưa ra những chiến lược, giải pháp, áp dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch.

Do khuôn khổ nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và nguồn lực nên luận văn chưa thể bao quát hết các vấn đề marketing địa phương, và áp dụng trong việc phát triển du lịch, đồng thời cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý của các chuyên gia và bạn đọc để luận văn có thể hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Mai Thế Cường, 2005. Cách tiếp cận marketing trong thu hút FDI. Diễn dần Phát triển Việt Nam (VDF) và đại học Kinh tế quốc dân (NEU).

2. Nguyễn Văn Dung, 2009. Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing Du lịch. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải

3. Trần Minh Đạo, 2006. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Don Sexton, 2007. Marketing 101. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội.

5. Nguyễn Đức Hải, 2013. Marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà nội. Luận án tiến sỹ. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

6. Nguyễn Trọng Hoài, 2004. Chiến lược marketing Thành phố Hồ Chí Minh qua phát triển du lịch. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 4/2004.

7. Hồ Đức Hùng, 2005. Marketing địa phương với việc quảng bá thương hiệu TP. Hố Chí Mình. Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển.

8. Lưu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.

9. Philip Kotler, 2010. Tiếp Thị Phá Cách. Hà Nội: Nhà Xuất Bản trẻ.

10. Philip Kotler, 2010. Quản Trị Marketing. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê.

11. Philip korler, 2005. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.

12. Philip korler, 2007. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB lao đông xã hội

13. Phạm Công Toàn, 2013. Marketing lãnh thổ với việc thu hút và đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân.

14. Hồ Văn Vĩnh, 2006. Thương mại dịch vụ : một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tạp chí cộng sản điện tử. Hà Nội.

15. William James, 2006. Marketing đơn giản. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội.


Tiếng Anh

16. Hoang Thi Thanh Van, 2010. Urban Planning and place Marketing Model : An application to Cities and provinces in Viet Nam. Australia.

17. Philip Kotler, Donald Haider, and Irving Rein, 1993. Marketing places.

18. Kotler and Raein, Haider, 1999. Marketing places Europe. Prentice Hall.

19. Kotler and Rein anh Haider, 2002. Marketing Asian Places. Singapore.

20. Kotler, p, & Gertner, D, 2002. Theoretical paper Country as brand product, and beyound: A place marketing and brand management persspective special Issue Brand Manegement.


Website

21. http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/

22. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13289


PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát cảm nhận của khách du lịch về Thanh Hóa


Phiếu khảo sát 1 : Dành cho đối tượng khách du lịch hiện tại. Kính thưa anh/chị !

Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như ý kiến khách quan của du khách về Thanh Hóa, với mong muốn phát triển và nâng cao hơn chất lượng du lịch ở Thanh Hóa, phiền anh/chị bớt chút thời gian để trả lời phiếu điều tra này, để chúng tôi có thể lắng nghe, tiếp thu ý kiến của anh/chị nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp hơn để phục vụ du khách khi đến Thanh Hóa.

Họ và tên


Tuổi


Quốc tịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 14


Anh/chị vui lòng chọn 1 trong 4 phương án dưới đây.

1. Anh/chị có thấy hài lòng và yêu thích với các danh lam, thắng cảnh ở Thanh Hóa không ?

A : Tuyệt vời B : Đẹp

C : Bình thường

2. Anh/chị cảm thấy như thế nào về an toàn/an ninh khi đi du lịch ? A : Tốt

B : Tạm được C : Kém

D : Không hài lòng

3. Anh/chị cảm nhận như thế nào về con người Thanh Hóa trong các tính cách thân thiên, thật thà, mến khách, trung thực?

A : Tuyệt vời B : Tốt

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí