Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang


Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu

2013-2019


7

Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân

hàng trung ương


20

Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng

20

Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp

21

Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình

31

Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình

32

Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành

33

Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành

34

Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

35

Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

36

Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay

37

Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay

38

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn

39

Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ

41

Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm nợ

42

Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu

43

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản

44

Bảng 4.14: Danh mục hệ số rủi ro ACB đang áp dụng đối với khách

hàng cá nhân


46

Bảng 4.15: Khoản cho vay thế chấp nhà và cho vay đảm bảo bằng

BDS


47

Bảng 4.16: Danh mục hệ số rủi ro ACB áp dụng đối với khách hàng

doanh nghiệp


47

Bảng 5.1: Lộ trình đề xuất áp dụng Basel III cho ngân hàng ACB

61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Trang


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu

6

Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018

40

Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018

43

Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II

năm 2018


52

Hình 4.4: Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm

2018


52


TÓM TẮT


ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU


Hiện nay, Hiệp ước Basel là một trong những bộ nguyên tắc chuẩn mực về kiểm soát rủi ro được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được điều đó, NHNN Việt Nam cũng đã có nhiều động thái tích cực để hoàn thiện khung pháp lý, liên tục đưa ra các thông tư hướng dẫn giúp các NHTM triển khai QTRR theo định hướng Basel. Năm 2014, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II, và ngân hàng TMCP Á Châu là một trong số đó. Xuất phát từ thực tiễn này, bài luận văn đi sâu nghiên cứu về các hoạt động QTRRTD và áp dụng Basel II ở ngân hàng Á Châu, nêu lên thực trạng bao gồm những thuận lợi và khó khăn gặp phải, các thành tựu đạt được và những điểm hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số phương pháp để hoàn thiện triển khai Basel II, và đề ra lộ trình nâng cao các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng, hướng đến Basel III.

Từ khóa: Hiệp ước Basel II, Quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu


ABSTRACT


APPLY BASEL II IN CREDIT RISK MANAGEMENT AT ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK


Nowadays, the Basel Accord is one of the risk management standards applied by most leading commercial banks in the world. In the context of integration into the world economy, the application of Basel II standards has become an inevitable trend of Vietnamese commercial banks. Recognizing that, the State Bank of Vietnam has also made many positive actions to enhance the legal framework and issue many documents to guide commercial banks to improve their risk management capabilities following the Basel standard. In 2014, the State Bank of Vietnam selected 10 pilot banks to apply Basel II standards, and Asia Commercial Joint Stock Bank is one of them. Based on this practice, the thesis examines credit risk management activities following the Basel II Accord standards at Asian Commercial Joint Stock Bank, and focus on the situation including advantages and disadvantages, the achievements as well as the remaining limitations. From there, the author proposes a few solutions to better the implementation of Basel II, as well as propose a roadmap to improve credit risk management standards, towards Basel III.

Key words: Basel II, Credit risk management, Asia Commercial Joint Stock Bank


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Đặt vấn đề

Đối với sự phát triển của một đất nước, hệ thống tài chính đóng vai trò huyết mạch vô cùng quan trọng, mà các NHTM là những nhân tố then chốt. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động, cho vay và các dịch vụ trung gian khác. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới một ngân hàng hay liên luỵ đến cả hệ thống tài chính của quốc gia. Do đó các tổ chức đã được thành lập, các quy định nhanh chóng được đưa ra nhằm hỗ trợ quản lý rủi ro, tránh gây ra những thiệt hại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Vào cuối năm 1974, ngân hàng trung ương của 10 nước thuộc nhóm G-10 quyết định thành lập uỷ ban Basel với chức năng giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng và xúc tiến các chính sách thống nhất về vốn ngân hàng. Ủy ban Basel đã đưa ra hiệp ước Basel, để hỗ trợ cho công tác kiểm soát an toàn vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của Basel, Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng. Ngày 25/8/1999 Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó lần đầu tiên hệ số an toàn vốn (CAR) được quy định chính thức. Tuy nhiên cách xác định tỷ lệ vốn tối thiểu còn đơn giản và chưa đầy đủ theo Basel. Đến tháng 12/2016, thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành, quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Thông tư này có nhiều điểm thay đổi so với trước và áp dụng các tiêu chuẩn theo định hướng Basel II như: hệ số CAR được điều chỉnh giảm từ 9% xuống còn 8%, tuy nhiên đã xem xét thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Đầu năm 2019, mới có 2 đơn vị là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam và


Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức trở thành hai ngân hàng thương mại tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn của Basel II. Đến thời điểm hiện tại, đã có thêm tám ngân hàng được phê chuẩn áp dụng Basel II trong đó có ngân hàng TMCP Á Châu. Có thể thấy, triển khai Basel II là rất cần thiết và quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, ngay từ khi thông tư 41 được ban hành, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những động thái tích cực như đầu tư vào hệ thống quản lý rủi ro, nghiên cứu thông tư với mục tiêu trong năm 2019 phải đạt các tiêu chuẩn áp dụng Basel II. Nhờ sự nỗ lực hết mình, ngân hàng TMCP Á Châu vinh dự được phê duyệt áp dụng Basel II thông qua quyết định 845 của NHNN ban hành ngày 22/04/2019. Có thể thấy, áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP Á Châu nhưng đồng thời cũng là một thách thức không hề nhỏ.

Từ những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn tại ngân hàng TMCP Á Châu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu” để nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:


Luận văn phân tích và đánh giá tình hình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng Basel II hiệu quả hơn trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Á Châu.

Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng triển khai hiệp ước Basel II trong QTRRTD tại ngân hàng TMCP Á Châu như thế nào?

- Ngân hàng Á Châu gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình triển khai quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II? Lợi ích của việc áp dụng Basel II là gì?


- Ngân hàng Á Châu cần làm gì để áp dụng Basel II hiệu quả hơn nữa trong quản trị RRTD?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và việc triển khai Hiệp ước Basel II.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là đánh giá quy trình QTRRTD và việc áp dụng các nguyên tắc của Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu.

Về thời gian: từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019


1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính, căn cứ trên số liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Á Châu từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019, tác giả đưa ra những phân tích và xử lý số liệu đã tổng hợp để giải thích tình trạng thực tế áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và đạt được mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra.

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trong quá trình triển khai Basel II, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như lộ trình rò ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như tình trạng hoạt động của mỗi ngân hàng. Do đó sẽ có những thuận lợi, khó khăn riêng của mỗi ngân hàng trong quá trình triển khai. Vì những lý do trên, luận văn đã góp phần hỗ trợ trong việc đề xuất những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II mà ngân hàng TMCP Á Châu đề ra trong năm 2019.


1.6 Kết cấu bài luận văn

Nội dung luận văn bao gồm 5 Chương:


- Chương 1: Giới thiệu đề tài

- Chương 2: Sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu và hệ thống quản trị rủi ro

- Chương 3: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng và hiệp ước Basel

- Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu

- Chương 5: Giải pháp hoàn thiện QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 giới thiệu về vấn đề mà bài luận văn sẽ nghiên cứu, nêu lên các mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng. Trong chương này tác giả cũng trình bày kết cấu của luận văn.

Những ý nghĩa thực tiễn, lý luận về vấn đề nghiên cứu ở chương này sẽ làm tiền đề cho những phân tích sâu hơn ở các chương tiếp theo.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí