Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC TẠI VIỆT NAM 1


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC TẠI VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Hạnh

Lớp:

Anh 4 TCNH K45 B

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Lương Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Hà Nội, tháng 5 năm 2010

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 5

2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 7

5. Kết cấu khóa luận 7

DANH MỤC VIẾT TẮT 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600 11

1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ 11

1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C 1 11

1.1.1.1 Định nghĩa 11

1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ 12

1.1.2 Đặc điểm về phương thức tín dụng chứng từ 15

1.1.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ 15

1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng độc lập 17

1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa 19

1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ 20

1.1.4 Ưu điểm và hạn chế 21

1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu 21

1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu 22

1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định /xác nhận 23

1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC 24

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC 24

1.2.1.1 Khái niệm 25

1.2.1.2 Các lần sửa đổi của UCP 26

1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 26

1.2.2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP - UCP 600 28

1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681 30

1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh 30

1.2.3.2 Giá trị pháp lý 32

1.2.4 Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia 32

1.3 Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 681 ICC tới hoạt động TTQT bằng L/C 34

1.3.1 Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung 34

1.3.2 Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại 35

1.3.3 Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 600 và ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 38

2.1 Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam 38

2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 38

2.1.2 TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 39

2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 42

2.2.1 Các mâu thuẫn thường phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 42

2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ 42

2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ 45

2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ 47

2.2.2 Các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 52

2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP 600 và ISBP 681 52

2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 54

2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu. 57

2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật 58

2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 59

2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C 59

2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại Việt Nam 62

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 65

3.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 65

3.1.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung 65

3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 682 tại các ngân hàng thương mại 66

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam 66

3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô 67

3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC 67

3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam 67

3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô 69

3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại 69

3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp 72

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

LỜI CẢM ƠN 81

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế quốc tế đang tích cực hội nhập sâu rộng không một quốc gia nào có thể phát triển mà tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mở rộng quan hệ hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực đang là một xu hướng mang tính toàn cầu.

Ngày 7/11/2006, tại Gernever – Thụy Sỹ đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 3 năm nhìn lại, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực với những tín hiệu lạc quan như làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam ghi nhận được 64 tỷ

USD trong năm 2008., kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008 – 2009 đạt trung bình 150 tỷ USD/năm1. Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế đã làm cho khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành nhân tố bôi trơn cho guồng máy ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong và

ngoài nước. Nhưng thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người bán và người mua càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C) tỏ ra là một lựa chọn thông minh, hạn chế rủi ro cho cả hai bên xuất nhập cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các ngân hàng

Văn bản pháp lý quốc tế duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C là bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức


1 Nguồn: http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=184688&CatId=26

tín dụng chứng từ - ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) do Phòng Thương mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành. Hai văn bản mới nhất là UCP 600 và ISBP 681 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.

Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đã áp dụng sự điều chỉnh UCP 600 và ISBP 681 đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm hiểu rõ các quy định trong UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu quả áp dụng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Với cơ sở thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề cơ bản về UCP 600 và ISBP 681

Tìm hiểu việc áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam - những thuận lợi, khó khăn.

Từ những thành tựu đạt được cũng như khó khăn gặp phải khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam

+ Phạm vi nghiên cứu

Tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh của UCP 600 và ISBP 681

4. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp diễn giải quy nạp

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và kết luận, Khóa luận được chia thành 3 phần chính bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán bằng L/C và UCP 600

Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam

Chương 3: Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí