Thực Trạng Mối Quan Hệ Phối Hợp Giữa Tòa Án Và Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Khác Trong Việc Áp Dụng Chế Định Án Treo Trên Địa Bàn Tỉnh Bình

án treo thời gian thử thách 48 tháng là chưa nghiêm. Vụ tai nạn giao thông do bị cáo gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, lỗi xảy ra tai nạn hoàn toàn thuộc về bị cáo nhưng Tòa sơ thẩm xử cho bị cáo hưởng án treo là không đúng quy định BLHS và không có tác dụng giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung theo yêu cầu đấu tranh làm hạn chế sự gia tăng của tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Ngoài việc tuyên một người phạm tội phải chịu một hình phạt tù nhưng cho người đó được hưởng án treo thì Hội đồng xét xử cũng có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung đối với họ đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, phạt tiền. Quy định về áp dụng hình phạt bổ sung này là cần thiết và có ý nghĩa tích cực trong việc ngăn ngừa người phạm tội tái phạm, nhất là đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, người phạm tội không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng xe không đủ điều kiện lưu thông... Để tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này, trong quá trình xét xử và cho hưởng án treo Tòa án cần chú ý hơn nữa, tăng cường áp dụng hình phạt bổ sung là cấm hành nghề lái xe trong một thời hạn nhất định đối với người phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng. Việc quy định trình tự, thủ tục quản lý giám sát đối với người phạm tội được hưởng án treo hết sức chặt chẽ và nghiêm túc.

Nghiên cứu tình hình thực hiện việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì thấy còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại như:

- Có rất nhiều nơi chính quyền địa phương ở xã, phường đã buông lỏng và gần như không quan tâm đến công tác giảm sát, quản lý, giáo dục người được hưởng án treo.

- Do không nắm được quy trình quản lý giám sát, giáo dục người được hưởng án treo nên nhiều xã, phường cũng như rất nhiều đơn vị hành chính khác hoàn toàn không có sổ sách theo dòi, cập nhật và giám sát, không có sự

phân công người trực tiếp theo dòi giám sát, quản lý, không hiểu quyền của người trực tiếp giám sát được làm những gì theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ của người được hưởng án treo phải làm gì trong thời gian thử thách... Từ những vấn đề trên cho thấy, thực tế hồ sơ quản lý, theo dòi, giám sát đối với người được hưởng án treo gần như bị buông lỏng, mang tính hình thức mà không có sự giám sát, quản lý, thiếu sự phối hợp trong lưu trữ, giám sát theo quy định của pháp luật.

- Đối với người phạm tội được hưởng án treo, khi Tòa án đã ra Quyết định thi hành án và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giám sát nhưng trên thực tế những người này có thể không chấp hành các quyết định về thi hành bản án treo, không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú như: không định kỳ báo cáo kết quả rèn luyện tu dưỡng trước người trực tiếp được phân công theo dòi, giáo dục, không kiểm điểm trước cộng đồng dân cư khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của bản án treo; không báo cáo xin phép khi đi khỏi địa bàn cư trú… trong khi đó chính quyền địa phương tại nơi cư trú hoàn toàn không có bất kỳ biện pháp tác động hay giáo dục hay có chế tài xử lý khi họ không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ. Chính những quy định còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề liên quan đến vi phạm của người phạm tội đang hưởng án treo trong giai đoạn chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền địa phương nơi cư trú là vi phạm về điều kiện của áp dụng chế định án treo. Qua đó cho thấy hiệu quả của áp dụng án treo trên thực tế rất ít tác dụng và chưa phản ánh đúng mục đích và ý nghĩa hết sức to lớn của chế định này như mà Đảng, Nhà nước mong đợi.

Những hạn chế, tồn tại trên dẫn đến hậu quả sau đây:

- Kết quả của quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án sau một thời gian dài mất rất nhiều thời gian, công sức

và tiền bạc tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các VAHS để đi đến kết luận cuối cùng và quyết định một bản án hình sự đối với người phạm tội của Tòa án hầu như không còn giá trị, không có tác dụng răn đe đối với người phạm tội và cũng không mang tính phòng ngừa tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Đối với người bị kết án họ cho rằng bản án mà họ được Hội đồng xét xử tuyên hưởng án treo như vậy là đã xong. Chính vì vậy một thực tế sau khi bản án mà người phạm tội được hưởng án treo tuyên xong thì người bị kết án gần như hoàn toàn không thực hiện các nghĩa vụ có liên quan của mình trong thời gian thử thách.

- Hồ sơ lưu trữ đối người phạm tội cho hưởng án treo tại các đơn vị cơ sở, tại địa phương nơi người phạm tội cư trú gần như không có, không được theo dòi, quản lý đầy đủ theo quy định đúng của pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp người phạm tội mà có hành vi phạm tội mới thì việc xác minh các vấn đề liên quan như có vi phạm pháp luật chưa? xóa án tích như thế nào gặp rất nhiều khó khăn và nhiều trường hợp không chính xác.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 8

- Ngoài ra là nếu người phạm tội hưởng án treo nhưng vi phạm điều kiện trong thời gian thử thách liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đối với người bị kết án thì hậu quả pháp lý như thế nào?

2.2.3. Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác trong việc áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020

Trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước, mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong việc quyết định áp dụng án treo đối với bị cáo là tương đối nhất quán, điều này thể hiện qua số liệu, trong tổng số 1403 bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước, không có vụ nào Viện kiểm sát kháng nghị vì Tòa án cho bị cáo hưởng án treo. Điều này thể hiện tính nhất quán của HĐXX, giữa đề nghị của Viện kiểm sát và quyết định của HĐXX là tương đồng với nhau. Kiểm sát viên có vai trò rất quan trọng

trong việc kiểm tra, giám sát và đề nghị áp dụng án treo đối với đối với từng bị cáo tại phiên toà. Kiểm sát viên tại phiên tòa đại diện cho cơ quan buộc tội đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo thì HĐXX sẽ thận trọng hơn trong việc cân nhắc để quyết định có cho bị cáo đó được hưởng án treo theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa hay không?

Bên cạnh đó đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là người vừa thực hiện quyền công tố tại phiên toà, vừa kiểm sát việc tuân theo pháp luật hình sựtố tụng hình sự trong toàn bộ quá trình xét xử, Kiểm sát viên phải thể hiện quan điểm độc lập của mình khi đồng ý hay không đồng ý với quyết định của HĐXX về việc cho bị cáo được hưởng án treo hay không?Nếu không đồng ý thì đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Việc nhất quán ý kiến giữa HĐXX và Kiểm sát viên tại phiên tòa trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương trong việc áp dụng án treo là chính xác và mang lại hiệu quả nhất định.

2.3. Nhận xét, đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế khi áp dụng án treo tại tỉnh Bình Phước

Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua đã làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả thực sự của chế định án treo, làm cho chế định này chưa phát huy hết tác dụng của nó là nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội ngoài cộng đồng nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm minh, sự răn đe của pháp luật đối với họ, cụ thể:

Thứ nhất, công cuộc cải cách tư pháp của nước ta yêu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng trên thực tế tại tỉnh Bình Phước một số cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế do đó nhiều vụ án quá trình tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng

cứ, thu thập các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và quá trình tiến hành điều tra, xác minh nhân thân của người bị kết án còn qua loa, đại khái mang tính chất phiến diện, không đầy đủ và thiếu khách quan… Chính vì vậy vấn đề này trong thực tế ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định áp dụng án treo của Hội đồng xét xử.

Điển hình như vụ án sau đây:

Ngày 18/01/2019, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Đức Hiệu, Nguyễn Phạm Tấn Phát, Trần Thanh Tiến, Lã Quang Hiển, Nguyễn Xuân Hiệp và Nguyễn Hữu Dương cùng một số người khác không xác định được nhân thân lai lịch lần lượt đến khu đất trống thuộc tổ 04, khu phố An Bình, phường An Lộc, thị xã Bình Long để tham gia đánh bạc, Nguyễn Hữu Dương đứng ra làm cái đánh bạc dưới hình thức “Xóc đĩa” thắng, thua bằng tiền. Tổng số tiền các bị cáo sử dụng để đánh bạc là 11.270.000đ (Mười một triệu hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

Trong vụ án trên, HĐXX cấp sơ thẩm đã nhận định: Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh, trật tự công cộng, ngoài ra còn gây mất trật tự nếp sống văn minh tại địa phương. Các bị cáo đều là người trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Các bị cáo hoàn toàn nhận thức được việc tham gia đánh bạc thắng thua bằng tiền bằng hình thức xóc đĩa là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì bản tính lười lao động mà lại muốn có tiền tiêu xài nhanh chóng nên các bị cáo vẫn cố tình thực hiện. Do đó cần có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo mới có đủ tác dụng giáo dục, cải tạo các bị cáo, răn đe và phòng ngừa chung. HĐXX sơ thẩm quyết định cách ly các bị cáo khỏi xã hội để đảm bảo tính răn đe. Sau đó các bị cáo đều kháng cáo xin hưởng án treo.

HĐXX phúc thẩm đã xét kháng cáo xin hưởng án treo của các bị cáo Trần Thanh Tiến, Nguyễn Hữu Dương. Kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và

hưởng án treo của bị cáo Lã Quang Hiển. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Các bị cáo Tiến, Dương, Hiển đều có nhân thân xấu. Bị cáo Tiến đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi “Đánh bạc” ngày 18/3/2013. Bị cáo Hiển đã từng bị Tòa án nhân dân huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước xử phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “Trộm cắp tài sản” tại Bản án số 48/2002/HSST ngày 13/9/2002. Bị xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển hàng cấm ngày 01/01/2004. Bị cáo Dương đã từng bị Tòa án xét xử 03 lần về các hành vi “Trộm cắp tài sản” và “Cướp giật tài sản”. Nhưng các bị cáo không lấy đó làm bài học cho bản thân mà lại tiếp tục phạm tội. Như vậy, đã thể hiện các bị cáo là người khó giáo dục, coi thường pháp luật. Vì vậy, phải có mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi mà các bị cáo đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét về nhân thân của các bị cáo, tính chất hành vi và hậu quả của tội phạm và đã áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo và xử phạt các bị cáo Nguyễn Hữu Dương 09 tháng tù, bị cáo Lã Quang Hiển 08 tháng tù, cáo Trần Thanh Tiến (Tý) 07 tháng tù là phù hợp với tính chất của hành vi, phù hợp với nhân thân của các bị cáo. Tại phiên tòa hôm nay các bị cáo vẫn giữ nguyên kháng cáo nhưng không đưa ra thêm được tình tiết giảm nhẹ nào mới.

HĐXX phúc thẩm cũng xét kháng cáo xin hưởng án treo của các bị cáo Nguyễn Đức Hiệu; Nguyễn Văn Hiếu; Nguyễn Xuân Hiệp và kháng cáo cáo xin hưởng án treo hoặc phạt tiền của bị cáo Nguyễn Phạm Tấn Phát, Hội đồng xét xử nhận định: Khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đều là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Các bị cáo biết rò hành vi tham gia đánh bạc thắng thua bằng tiền là hành vi vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo vẫn cố tính thực hiện. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xem xét về nhân thân các bị cáo, về tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo để xử phạt bị cáo Hiệu 06 tháng tù, Hiếu

08 tháng tù, Hiệp 06 tháng tù, Phát 06 tháng tù là phù hợp với tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá cụ thể từng hành vi đã thực hiện của từng bị cáo để xem xét, đánh giá một cách khách quan đối với vụ án. Các bị cáo tham gia đánh bạc với số tiền không lớn (Bị cáo Hiệu 1.200.000đ, bị cáo Hiếu 300.000đ, bị cáo Phát 2.500.000đ, bị cáo Hiệp 300.000đ), các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo ăn ăn hối cải, các bị cáo đều là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Xét thấy việc cho các bị cáo được hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, xã hội. Các bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo. Vì vậy, kháng cáo của các bị cáo là có căn cứ chấp nhận. Do đó HĐXX quyết định: Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 18/2019/HSST ngày 22/5/2019 của Tòa án nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước về phần hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Hữu Dương (Dương Dê), Lã Quang Hiển, Trần Thanh Tiến (Tý). Sửa 1 phần bản án sơ thẩm…: Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (Hiếu Pháp Sư) 08 (Tám) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 16 (Mười sáu) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Phạm Tấn Phát (Tèo) 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Đức Hiệu (Toản) 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân Hiệp 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). (Bản án số: 72/2019/HS-PT ngày 16/09/2019 của TAND tỉnh Bình Phước).

Trong vụ án trên, các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo ăn ăn hối cải, các bị cáo đều là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm đã chưa xem xét hết yếu tố nhân thân của các bị cáo nên không cho các bị cáo hưởng án treo là chưa hợp lý, gây bất lợi cho bị cáo. Mặc dù vậy, đối với vụ án này, sau khi có kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét và đánh giá nhân thân, điều kiện phạm tội, tính chất hành vi phạm tội và các điều kiện khác sau đó sửa một phần bản án sơ thẩm áp dụng án treo đối với các bị cáo Hiếu, Phát, Hiệu, Hiệp là hoàn toàn hợp lý.

Thứ hai, quá trình xét xử VAHS Hội đồng xét xử chưa phân tích, đánh giá một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, hồ sơ vụ án chưa được nghiên cứu kỹ, các quy định của pháp luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có liên quan còn chưa được đầu tư nghiên cứu.

Thứ ba, sự phối kết hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền được giao theo dòi, quản lý, giám sát giáo dục người bị kết án tại cộng đồng còn chưa chặt chẽ, nhiều sơ hở. Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung chưa có sự phân công, phân định rò ràng gắn với trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong công tác quản lý, giáo dục người được hưởng án treo tại cộng đồng. Chính vì vậy, việc đánh giá về quá trình cải tạo của người phạm tội được hưởng án treo tại cộng đồng còn qua loa, đại khái chưa đáp ứng được yêu cầu của việc áp dụng chế định này.

Thứ tư, thời gian qua liên ngành tư pháp Bình Phước trong đó có Tòa án tỉnh Bình Phước tuy đã được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn và ngày càng nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với trách nhiệm, thời gian đầu tư cho công việc do đó đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ TA còn rất khó khăn nên dễ dẫn đến tiêu cực

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí