Về Thời Gian Thử Thách Và Cách Tính Thời Gian Thử Thách Của Án

Đây là vấn đề cần được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự để Tòa án nhân dân khi áp dụng chế định án treo trong thực tiễn có sự thống nhất và nhất quán.

Về quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 02: “Xét thấy không cần phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây bất cứ nguy hiểm gì cho xã hội; không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Quy định này thể hiện quyền hạn độc lập của Toà án mà cụ thể là sự độc lập của HĐXX. Hiện nay chưa có sự hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Xét thấy không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù…” nhưng thực tiễn xét xử thấy rằng, khi bị cáo có đầy đủ các căn cứ để hưởng án treo, thì HĐXX phải xem xét có cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo. Nếu đã hội đủ các điều kiện trên nhưng HĐXX nhận thấy khả năng tự cải tạo của bị cáo là không có và để nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, hoặc để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương hoặc bị cáo là người có ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì không cho hưởng án treo mà phải bắt chấp hành hình phạt tù. Sự cần thiết hay không là phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của HĐXX, nhưng trên tinh thần là phải xem xét đến các quy định của pháp luật. Do đó, TANDTC cần có văn bản giải thích, hướng dẫn, quy định cụ thể những trường hợp nào được coi là cần thiết, không cần thiết để cho người phạm tội được hưởng án treo. Đây là cơ sở để các Toà án địa phương áp dụng án treo được thống nhất và chính xác.

3.2.1.2. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án

treo.

Trong thực tiễn hiện nay các Toà án địa phương đều áp dụng án treo

dựa theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP. Tuy nhiên Nghị quyết chưa làm rò vấn đề là: Khi cùng một vụ án mà bị cáo bị xét xử sơ thẩm

nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần sau cùng HĐXX đều cho bị cáo hưởng án treo, thì thời gian thử thách của bị cáo được tính từ khi nào? tính từ ngày HĐXX tuyên bản án sơ thẩm lần đầu hay tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần sau cùng cho hưởng án treo và được trừ đi thời gian thử thách đã chấp hành. Do đó Nghị quyết cần bổ sung quy định cụ thể: “… nếu một vụ án mà phải xét xử sơ thẩm nhiều lần trong đó bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần cuối cùng đều cho người bị kết án hưởng án treo (nguyên nhân do bản án sơ thẩm lần đầu bị Toà án cấp xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm tuyên huỷ án để xét xử lại từ đầu ở cấp sơ thẩm) thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo”.

3.2.1.3. Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Điều 5 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là từ ngày tuyên bản án cho người phạm tội được hưởng án treo. Như vậy, việc kiểm tra giám sát người được hưởng án treo có tuân theo các quy định của pháp luật trong thời gian thử thách hay không, phải được bắt đầu tính từ thời điểm ngày tuyên bản án cho đến khi người chấp hành án chấp hành xong thời gian thử thách. Nhưng qua thực tiễn cho thấy hồ sơ chấp hành án treo chỉ được lập kể từ khi có Quyết định thi hành án và khi hồ sơ được giao cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục. Vậy trong thời gian từ khi Tòa án tuyên bản án đến khi có Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục sẽ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo như thế nào? Quá trình lao động, học tập tại nơi cư trú của người được hưởng án treo có đúng quy định tại Điều 65 Luật thi hành án hình sự không?

Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người được hưởng án treo và tháo gỡ những bất cập, khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát thi hành án treo trong thời gian từ khi Tòa án tuyên án đến khi có Quyết định phân công người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

giám sát giáo dục, theo quan điểm của tôi cần có hướng dẫn việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trước khi phân công người trực tiếp giám sát giáp dục và sửa đổi Điều 68 Luật thi hành án hình sự bằng cách thêm tài liệu mà UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục cần bổ sung khi nhận hồ sơ như sau: Bản báo cáo công tác trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục từ khi nhận người được hưởng án treo đến khi ra Quyết định phân công người trực tiếp giám sát giáo dục; bản nhận xét của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập (nếu người đó thuộc đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 65 Luật thi hành án hình sự).

Ngoài ra, hiện nay pháp luật chưa quy định thời hạn UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục phải ra Quyết định phân công người giám sát, giáo dục, đồng thời, chỉ quy định chung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của người trực tiếp phân công giám sát, giáo dục. Dẫn đến việc trực tiếp giám sát, giáo dục không đảm bảo, còn mang tính hình thức, chỉ thể hiện trên giấy tờ mà không thực chất. Thực tế cho thấy người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ trong luật quy định như đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày không khai báo tạm vắng, đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng không có nhận xét của Công an nơi người đó đến cư trú... thường được bỏ qua hoặc không bị phát hiện.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 10

Theo quan điểm của tôi để nâng cao chất lượng thi hành án treo cần sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 62 Luật thi hành án hình sự theo hướng quy định thêm: “Ngay sau khi nhận được hồ sơ thi hành án Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giáo giám sát, giáo dục phải ra Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục. Người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm, nhiệm vụ được quy định theo Bộ luật này”. Bổ sung, Điều 63 Luật thi hành án hình sự quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của người

trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải có thông tư, nghị định hướng dẫn về hình thức kỷ luật, xử phạt phù hợp đối với trường hợp người trực tiếp giám sát, giáo dục không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để đảm bảo công tác thi hành án treo được nghiêm minh, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.

3.2.1.4. Về thời gian thử thách cho người bị án treo.

BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều không quy định về vấn đề xử lý thời gian tạm giam trong trường hợp người phạm tội được hưởng án treo nhưng đã bị tạm giam, sau đó được tại ngoại và tại phiên tòa Hội đồng xét xử áp dụng Điều 65 BLHS cho người đó được hưởng án treo. Theo quy định của BLHS hiện hành: “thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm, thời điểm để tính thời gian thử thách được bắt đầu từ ngày Tòa án tuyên bản án sơ thẩm đối với họ”. Theo ý kiến của tác giả cần sửa đổi hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018 hoặc ban hành Nghị quyết mới bổ sung quy định cách xử lý thời gian tạm giữ, tạm giam khi tính thời gian thử thách cho bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam mà khi xét xử được hưởng án treo để tránh bất lợi, đảm bảo tính công bằng khi áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo quan điểm của người viết, có thể quy định theo hai hướng: Lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.Hoặc trừ thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian thử thách, cứ một ngày tạm giam bằng 03 ngày thử thách.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng về án

treo

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân

Nhận thức của những người tiến hành tố tụng về án treo có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về các quy định của pháp luật khi áp dụng án treo có vai trò rất quan trọng, bởi vì họ là những người có quyền quyết định cho một người có được hưởng án treo hay không? quyết định của Hội đồng xét xử tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc áp dụng án treo trên thực tế.

Do đó, muốn nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án nói chung và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng án treo nói riêng thì đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án – cụ thể là nâng cao chất lượng một cách toàn diện cả về trình độ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lập trường bản lĩnh chính trị cách mạng của đội ngũ thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Chính vì vậy, cần có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ sức, đủ tài, chỉ tuyển dụng những người tốt nghiệp trình độ cử nhân luật chính quy trở lên vào các chức danh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Đối vớiđội ngũ Hội thẩm nhân dân – những người làm nhiệm vụ không chuyên trách cần phải thường xuyên bổ sung lực lượng này từ các nguồn khác nhau và phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và tuyển chọn những người có trình độ và điều kiện, kinh nghiệm tham gia công tác xét xử.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của Kiểm sát viên

Ngoài đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì KSV cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát áp dụng chế định án treo đối với từng bị cáo tại phiên toà hình sự. Đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc buộc tội tại phiên toà hình sự, nếu KSV đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo thì HĐXX sẽ thận trọng cân nhắc khi quyết định có cho bị cáo được hưởng án treo như đề nghị của đại diện VKS hay không. KSV là chính là người đại diện cho VKS thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử vụ án. KSV thể hiện quan điểm của mình khi

nhất trí hay không nhất trí với quyết định của HĐXX về việc cho bị cáo có được hưởng án treo hay không? KSV có thể đề nghị hoặc không đề nghị với Viện trưởng về việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định của Toà án – cụ thể là đối với bản án mà Tòa án đã quyên.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của Luật sư

Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác tư pháp trong thời gian tới, mà ở đó có hai nhiệm vụ liên quan định chế luật sư là: Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm tạo điều kiện để luật sư có thể thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rò trách nhiệm, nghĩa vụ của luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của tổ chức luật sư đối với các thành viên của mình. Hơn nữa, quá trình không ngừng đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử các vụ án hình sự theo hướng ngày càng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một trong những khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Luật sư là người tham gia tố tụng góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN trong hoạt động TTHS. Bởi vậy cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ luật sư -những người góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên toà hình sự. Thực tiễn những phiên toà xét xử các vụ án hình sự trong đó có bị cáo được Luật sư tham gia bào chữa cho thấy các quyền và lợi ích của các bị cáo phần lớn đều được bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Mặc dù vậy, thực tế vẫn có những trường hợp luật sư không thực hiện đúng chức năng bào chữa của mình theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, như luật sư hướng dẫn bị cáo thay đổi lời khai, phản cung, khai không đúng sự thật, luật sự có những

cử chỉ, thái độ, hành động không đúng mực gây khó khăn cho những người tiến hành tố tụng, thậm chí khi trình bày bào chữa cho bị cáo tại phiên toà đã đề nghị cho người phạm tội được hưởng án treo hoặc viện dẫn các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội không có cơ sở để đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo. Hoặc có trường hợp luật sư bào chữa không phản biện được lý lẽ của Hội đồng xét xử, đuối lý nên bỏ không tiếp tục tham gia phiên toà. Nguyên nhân là do năng lực trình độ, ý thức xã hội, ý thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của một số Luật sư còn hạn chế. Do đó, việc tăng cường nhận thức, ý thức, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của luật sư là một trong những đảm bảo hiệu quả của áp dụng án treo.

3.2.3. Các giải pháp khác

Nhà nước cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để tăng khả năng tự vệ của họ trước những cám dỗ vật chất, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu như hiện nay để họ có thể yên tâm công tác và đề cao được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân.

Bên cạnh đó, cần đào tạo chuyên môn hoá đội ngũ những người làm công tác xét xử, cụ thể là Thẩm phán. Học viện Tòa án cần phải nghiên cứu các phương pháp đào tạo chuyên ngành, ví dụ như đào tạo Thẩm phán chuyên xét xử các vụ án hình sự, án dân sự, án kinh tế… Có như vậy thẩm phán mới có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về từng vấn đề, từng lĩnh vực. Thực tiễn hiện nay cho thấy, Thẩm phán sơ cấp nhưng bắt buộc cái gì cũng phải biết, phải nghiên cứu từ hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và lao động, trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật quá nhiều, họ không có đủ thời gian nghiên cứu chuyên sâu để nắm bắt hết các vấn đề hết. Do đó, nếu họ được đào tạo chuyên sâu thì sẽ có những thẩm phán giỏi, chuyên sâu về từng lĩnh vực. Từ đó nâng cao năng lực xét xử các vụ án hình sự.


Tiểu kết chương 3

Trong Chương 3 của luận văn, tác giả tập trung đánh giá, phân tích những yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng án treo trên cơ sở phân tích thực trạng của áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở chương 2 từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, tác giả trình bày cụ thể về các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng án treo bao gồm: yêu cầu của cải cách tư pháp,yêu cầu của việc áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015, yêu cầu của bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự, yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế và hoạt động tương trợ tư pháp... Các giải pháp trên được tác giả chia thành nhóm các giải pháp về pháp luật và nhóm các giải pháp khác liên quan đến những người tiến hành tố tụng, trực tiếp áp dụng án treo. Trong đó chú trọng phân tích, đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

“Pháp luật, dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết được tất cả những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống...”, nên việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS nói chung, các quy định về chế định - miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo nói riêng càng có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý, cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn trước yêu cầu mới của đất nước. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các điều khoản của BLHS hiện hành có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung toàn diện BLHS vẫn luôn là yêu cầu có tính cấp bách hiện nay./.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022