Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 11

KẾT LUẬN

Án treo là một chế định pháp lý hình sự có lịch sử ra đời và phát triển khá sớm cùng với sự ra đời và phát triển của ngành luật hình sự Việt Nam từ những ngày đầu thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện do Tòa án áp dụng (thông qua quyết định của Hội đồng xét xử) đối với người bị kết án không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù thì cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách đối với họ là từ một năm đến năm năm. Trong thời gian thử thách của án treo, Tòa án giao người được hưởng án treo cho đơn vị quân đội hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát giáo dục. Gia đình người phạm tội được hưởng án treo có nghĩa vụ, trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính quyền địa phương nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục người đó. Người được hưởng án treo bên cạnh việc phải chịu hình phạt chính thì có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định của Bộ luật này. Ngoài ra, người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách.

Việc áp dụng đúng đắn chế định án treo đối với người phạm tội sẽ phát huy được ý nghĩa và tính ưu việt của chế định này trong thực tế thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Đảng và nhà nước ta là lấy phương châm trừng trị kết hợp với cải tạo giáo dục người phạm tội. Việc áp dụng án treo bên cạnh những ưu điểm cần phát huy còn có những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Quy định pháp luật về án treo tuy có thay đổi bổ sung nhưng việc ban hành những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan chưa kịp thời, thiếu đồng bộ dẫn đến việc

nhận thức mỗi nơi mỗi kiểu không thống nhất; trình độ năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của những người áp dụng pháp luật còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này và để nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và trên cả nước nói chung thì bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến án treo thì tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của các địa phương cũng cần thực hiện những biện pháp cụ thể một cách đồng bộ và thường xuyên dựa trên những quy định của BLHS và BLTTHS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Viết Phan Anh (2013) Mô hình lập pháp về Bộ luật hình sự (Phầnchung) sau pháp điển hóa lần thứ ba (tiếp theo kỳ trước và hết), Tạp chí Tòa ánnhân dân, số 24/2013, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bường (2015) Bàn về tổng hợp hình phạt của án treo và những kiến nghị sửa đổi, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2015, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bường (2017) Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn miền Trung và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bường (2016) Hoàn thiện pháp luật về án treo – cần tính tới các nhân tố làm cho người bị kết án tái phạm hoặc phạm tội mới, Tạp chíNghề luật, số 2/2016, Hà Nội.

5. Chính phủ (2000) Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quyđịnh việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội.

6. Đỗ Văn Chỉnh (2013) Án treo và thực tiễn: kỳ I, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2013, tr 18-26, Hà Nội.

7. Đỗ Văn Chỉnh (2013) Án treo và thực tiễn: kỳ II, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2013, tr 21-26, Hà Nội.

8. Đỗ Văn Chỉnh (2013) Án treo và thực tiễn: Tiếp theo và hết, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14/2013, tr 15-21, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày24/5/2005 của Bộ Chính trịvề chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trịvề chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.

12. Trần Quang Hiếu (2017) Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình,Luận văn thạc sỹ luật học – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2007) Nghị quyết số01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội.

14. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị quyết số01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội.

15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2018) Nghị quyết số02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 về án treo, Hà Nội.

16. Tô Quốc Kỳ (2002) Thời gian thử thách đối với người được hưởng ántreo và chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 04/2002, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Khuê (2015) Các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Lê Văn Luật (2005) Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2005, Hà Nội.

19. Trần Quốc Nam (2011) Áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Phương Nam (2010) Đề xuất sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sựtheo hướng quy định biện pháp cưỡng chế đối với người được hưởng án treo, Tạpchí Kiểm sát, số 23/2010, Hà Nội.

21. Bùi Thị Nghĩa (2010) Tổng hợp hình phạt trong trường hợp ngườiphạm tội bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2010, Hà Nội.

22. Nguyễn Nông (2012) Một số vấn đề về án treo, Tạp chí Kiểm sát, số 19/2012, Hà Nội.

23. Phạm Thanh Phương (2014) Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàntỉnh Hải Dương,Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Đỗ Mạnh Quang (2011) So sánh quy định về án treo giữa Bộ luật hìnhsự Đức và Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Toà án nhân dân, số 22/2011, Hà Nội.

25. Đinh Văn Quế (2012) Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù với ántreo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 09/2012, tr 21-26, Hà Nội.

26. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2013,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự năm 1999,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (2017) Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Hồ Sỹ Sơn (2009) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Lê Văn Sua (2014) Về tổng hợp hình phạt của án treo và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I số 01/2014, Hà Nội.

31. Hoàng Văn Thành (2013) Về tổng hợp án treo và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II số 17/2013, Hà Nội.

32. Phạm Bá Thái (2001) Một số suy nghĩ về Nghị định 61/2000/NĐ-CP vềthi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03/2001, Hà Nội.

33. Phạm Văn Thiệu (2008) Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp có ántreo và người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Toà án nhân dân, số 05/2008, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005) Nhân thân người phạm tội với việc quyđịnh trách nhiệm hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02/2005, Hà Nội.

35. Đỗ Gia Thư (2004) Thực trạng đội ngũ Thẩm phán nước ta, nhữngnguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, Tạp chí Tòa án nhândân, số 7/2004, Hà Nội.

36. Phan Thanh Tùng (2013) Án treo và những vấn đề vướng mắc khi ápdụng, Trang thông tin điện tử toaan.gov.vn.

37. Phạm Minh Tuyên (2014) Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù cóthời hạn với án treo trong thực tiễn xét xử hiện nay, Tạp chí Kiểm sát, số 2/2014, Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Trượng (2005) Một số ý kiến về tổng hợp hình phạt đối vớingười được hưởng án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2005, Hà Nội.

39. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an (2000) Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BCA ngày 05/7/2000 hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và mục 2 Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội, Hà Nội.

40. Tòa án nhân dân tối cao (2009) Công văn số 99/TANDTC ngày01/7/2009 hướng dẫn áp dụng về án treo, Hà Nội.

41. Tòa án nhân dân tối cao (2014) Công văn số 27/TANDTC-KHXX ngày17/02/2014 về việc ấn định thời gian thử thách đối với người bị phạt tù được hưởng án treo, Hà Nội.

42. Huỳnh Văn Út (2013) Bàn về hình phạt bổ sung đối với người bị xét xửđược hưởng án treo theo Bộ luật hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2013, Hà Nội.

43. Huỳnh Văn Út (2013) Góp ý dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụngĐiều 60 của BLHS về án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2013, Hà Nội.

44. Nguyễn Thị Vân (2012) Án treo -Quan niệm trong Luật hình sự ViệtNam và xu hướng áp dụng án treo của một số quốc gia trên thế giới, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

45. Trịnh Tiến Việt (2013) Các điều kiện cho hưởng án treo theo quy địnhcủa BLHS năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2013, Hà Nội.

46. Trịnh Tiến Việt (2013) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệmhình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo; Kỳ I, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2013, Hà Nội.

47. Trịnh Tiến Việt (2013) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệmhình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo; Kỳ II, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2013, Hà Nội.

48. Vò Khánh Vinh (2012) Xã hội học pháp luật, những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Đỗ Thanh Xuân (2014) Trao đổi về bài viết "Về tổng hợp án treo vàthực tiễn", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2014, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Bảng 2.1. Tình hình bị cáo được hưởng án treo trên cả nước



Năm

Cả nước


Tỷ lệ

Số bị cáo được hưởng treo

Tổng số bị cáo


2015


21.450


106.078


20,2 %


2016


18.443

103.985


17,7%


2017


17.644


94.423


18,7%


2018


21.234


92.146


23%


2019


21.862

93.320


23,4%.


Tổng


100.633


489.952


20,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 11


Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao


Năm




2016

1064

1915

2017

940

1678

2018

862

1600

2019

1212

2111

2020

1274

2356

Tổng

5352

9660

Bảng 2.2. Tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước



Số vụ

Bình Phước


Tổng số bị cáo


Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí