Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 7

án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,2%; Năm 2019 có 355 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 05 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,4%; Năm 2020 có 448 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 06 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,4%;

Bên cạnh những kết quả đạt được, Toà án hai cấp ở tỉnh Bình Phước thời gian qua vẫn còn có các trường hợp áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, mặc dù các Toà án cấp trên đã có sự nhắc nhở nhiều lần tại các báo cáo kết quả giám đốc kiểm tra án hàng quý, hàng tháng và các báo cáo tổng kết công tác xét xử của năm… nhưng tình trạng áp dụng sai chế định án treo vẫn còn tồn tại, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền pháp chế XHCN, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giảm tác dụng của biện pháp án treo. Cụ thể như sau:

Về điều kiện nhân thân người phạm tội

Bên cạnh những vụ án mà các bị cáo được hưởng án treo có nhân thân tốt vẫn có những trường hợp bị cáo có nhân thân xấu, có tiền sự nhưng Hội đồng xét xử vẫn cho hưởng án treo. Điển hình như: Vụ án Đinh Thị Lan Thảo hộ khẩu thường trú khu phố Ninh Thạnh, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước phạm tội “Môi giới mại dâm” cho Đỗ Thị Ngọc Phúc, sinh năm: 1983, HKTT: Khu phố Ninh Phước, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là người thường xuyên đến quán của Thảo làm quen và nhờ Thảo giới thiệu khách mua dâm cho Phúc, được Thảo đồng ý nên mỗi khi khách đến quán Thảo uống nước có nhu cầu mua dâm thì Thảo trực tiếp điện thoại cho Phúc đến quán để đi bán dâm cho khách, mỗi lần đi bán dâm, Phúc cho Thảo 50.000 đồng tiền môi giới. Khoảng 20 giờ ngày 21/01/2015, Trần Quốc Phong, sinh năm 1994, HKTT: Ấp Bồn Xăng, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cùng Nguyễn Văn Đạt, sinh năm: 1993, HKTT:

Ấp Việt Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và Nguyễn Văn Sơn, sinh năm: 1995, HKTT: Ấp Chàng Hai, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến quán của Thảo uống nước và tìm gái bán dâm. Tại đây, Sơn đã thỏa thuận với Thảo về việc mua dâm nên Thảo đã điện thoại cho Phúc đến quán để đi bán dâm. Khi Phúc đến thì Thảo chỉ Phúc đi đến chỗ của Sơn, Phong và Đạt ngồi. Lúc này, Phúc thỏa thuận mỗi lần bán dâm là

400.000 đồng được Sơn, Phong và Đạt đồng ý và bảo Phúc gọi thêm 02 người nữa. Sau đó, Phúc đến nói với Thảo thì Thảo nói với Phúc: “Em xem có bạn thì rủ đi” nên Phúc gọi điện cho Trần Xuân Dương, sinh năm: 1987, HKTT: Ấp Hưng Lợi, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến quán để cùng đi bán dâm, rồi Phúc đưa cho Thảo 100.000 đồng tiền môi giới của Phúc và Dương.

Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy quá trình điều tra còn chứng minh được Thảo đã từng môi giới mại dâm thành công cho Phúc nhiều lần. Bị cáo Đinh Thị Lan Thảo có một tiền sự về hành vi gây thương tích bị xử lý hành chính tháng 6/2014, nhưng Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh lại đánh giá, nhận xét đến thời điểm xét xử bị cáo được xóa tiền sự để cho Thảo được hưởng án treo là chưa nghiêm, chưa thể hiện được tính răn đe của pháp luật tương xứng với bị cáo.

Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Đây là một trong những điều kiện để Hội đồng xét xử xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được xem là điều kiện cần thiết để cho người phạm tội được hưởng án treo phải thuộc các nhóm: các tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, các tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn xét xử của ngành Tòa án và các tình tiết giảm nhẹ TNHS được Tòa án xác định chính xác, cụ thể trong từng trường hợp cụ thể đối với người phạm tội. Nhưng đến nay trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ

TNHS này vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng, cũng chưa được chính xác và thống nhất tại hệ thống các Tòa án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS thường được Hội đồng xét xử sử dụng nhiều nhất trong các vụ án khi xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo là "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng", "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "phạm tội nhưng chưa gây ra thiệt hại hoặc gây ra thiệt hại nhưng không lớn" và "người phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra". Tuy Điều 51 BLHS quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS rất cụ thể, chi tiết nhưng trên thực tế các Tòa án khi áp dụng quy định này về các căn cứ cho người phạm tội được hưởng án treo cũng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc nhất định dẫn tới việc áp dụng trên thực tế giữa các Tòa cũng có sự khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là do một số tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rò ràng hoặc không có văn bản hướng dẫn. Nguyên nhân khác là do nhiều trường hợp, chủ thể áp dụng án treo – là Thẩm phán, Hội thẩm đã hiểu không đúng về các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi xét xử nên xác định sai hoặc tùy tiện coi các tình tiết không có ý nghĩa giảm nhẹ, không được quy định trong luật là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội được hưởng án treo.

Về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 "Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm". Có trường hợp khi gây ra tai nạn giao thông thì người gây ra tai nạn đã trực tiếp đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, khi xét xử đối với những vụ án này có hai quan điểm khác nhau: có Thẩm phán cho rằng như vậy là người phạm tội đã có ý thức góp phần ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm nên đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS. Cũng có Thẩm phán khác khi xét xử lại cho rằng việc đưa một người tai nạn vào bệnh viện là trách

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 7

nhiệm công dân của bất cứ ai, bất cứ chủ thể nào, nhất là người gây tai nạn phải đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm thường tình, là lẽ đương nhiên nên không thể coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Cũng có ý kiến khác cho rằng chỉ được áp dụng tình tiết này nếu hành động của người phạm tội thực sự có tác dụng ngăn chặn hậu quả xấu hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. Ví dụ vụ án Nguyễn Thị Thu Quyên ngụ Hớn Quản, Bình Phước phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Trong vụ án này, Quyên không có giấy phép lái xe, điều khiển xe lấn trái để vượt lên một xe mô tô không rò biển số chạy cùng chiều gây tai nạn với xe mô tô biển số 93T3-2415 do Phan Hoàng Hải ngụ tại xã Tân Lợi đi ngược chiều. Sau khi xảy ra tai nạn, Hải bị chết trên đường đi cấp cứu. Tòa án đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS làm một trong những tình tiết giảm nhẹ để cho Quyên hưởng án treo. Theo quan điểm của tôi, tuy việc gây tai nạn lỗi hoàn toàn thuộc về Quyên, hành động đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên của Quyên nhưng nếu hành động đó có tác dụng nạn nhân được cấp cứu kịp thời thì Quyên được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Trong trường hợp nạn nhân đã chết trên đường đến bệnh viện nên Quyên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS.

Trên thực tế có nhiều vụ trước khi xét xử gia đình bị cáo có bồi thường cho người bị hại không đáng kể so với thiệt hại xảy ra nhưng gia đình người bị hại không nhận nhưng bản án sơ thẩm vẫn áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS BLHS để cho bị cáo hưởng án treo. Ví dụ vụ án Nguyễn Minh T dùng dao phay và gạch vỡ đánh vào đầu, vào vùng mạn sườn, vào tay phải anh Du gây thương tích cho anh Du với tỷ lệ thương tật 30% tạm thời. Sau khi gây thương tích, T đã bồi thường cho anh Du 01 triệu đồng nhưng anh Du không nhận. T đã đem số tiền đó nộp tại cơ quan công an. Tòa án đã xử phạt T 30 tháng tù và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS là điểm b, p khoản 1 Điều 51 BLHS làm căn cứ cho T hưởng án treo là chưa nghiêm, không

tương xứng tính chất hành vi bị cáo thực hiện (TAND huyện Đồng Phú – tỉnh Bình Phước).

Qua thực tiễn các áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS: Đa số các ý kiến cho rằng việc sửa chữa, bồi thường của người phạm tội phải khắc phục được hoàn toàn hoặc khắc phục được phần lớn những hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của họ gây ra. Đối với tình tiết "phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra" được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 51 BLHS thì câu hỏi được đặt ra trên thực tế đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải trả lời được câu hỏi là hoàn cảnh như thế nào được coi là đặc biệt khó khăn? Có trường hợp coi hoàn cảnh gia đình bị cáo ít học, thiếu hiểu biết, gia đình nghèo, đông còn là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn bị cáo vào con đường trộm cắp, trong khi những gia đình khác sống xung quanh gia đình bị cáo cũng có hoàn cảnh tương tự. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với họ trong trường hợp này là không có tính thuyết phục, không đúng.

Về tình tiết "phạm tội mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn", theo điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS không có văn bản pháp luật hướng dẫn quy định giới hạn nào để Tòa án có thể xác định là phạm tội gây thiệt hại lớn hay là không lớn. Do vậy, trường hợp này trên thực tế các Tòa áp dụng tình tiết này nhiều vụ án chưa đúng và không thống nhất. Hiện nay có Tòa án áp dụng tình tiết này cho bị cáo khi giá trị tài sản chiếm đoạt hoặc tỷ lệ thương tật của người bị hại (trong vụ án gây thương tích) dưới định lượng quy định của khoản 1 điều luật tương ứng (bị truy tố do nhân thân có tiền án, tiền sự, gây hậu quả nghiêm trọng khác hoặc có tình tiết khác mà không phải là định lượng cấu thành cơ bản của tội phạm về giá trị chiếm đoạt, tỷ lệ thương tật) hoặc giá trị tài sản chiếm đoạt, thiệt hại khác có định lượng ở khoản 1 nhưng bị truy tố, xét xử ở khoản 2, 3 của điều luật tương ứng.

Về tình tiết "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" theo điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS đòi hỏi phải có hai điều kiện là phạm tội lần đầu và phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trên thực tế phạm tội lần đầu thường được hiểu là chưa có tiền án còn phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thường được hiểu là phạm tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên có vụ án áp dụng không chính xác tình tiết này như vụ Nguyễn Đức L bị xử về tội "môi giới mại dâm". Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 14.8.2016, tại quán cà phê Quỳnh Anh, ở thôn Q, xã T, huyện G, tỉnh Hải Dương, Nguyễn Đức L đã có hành vi dẫn dắt cho chị Ma Thị L bán dâm cho Phạm Văn A với giá 250.000đ

/lượt cả tiền phòng và L đã nhận của Phạm Văn A tiền mua dâm là 250.000 đồng. Đến 21 giờ 55 phút cùng ngày 14.8.2016, khi Ma Thị L đang bán dâm cho khách thì bị cơ quan CSĐT Công an huyện G phát hiện, thu giữ vật chứng. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đức L đã đủ yếu tố cấu thành tội: "Môi giới mại dâm". Hội đồng xét xử áp dụng điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS cho bị cáo hưởng án treo là không thỏa đáng. Về tình tiết "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" là tình tiết được các Tòa án áp dụng phổ biến để cho người phạm tội hưởng án treo. Việc người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải có ý nghĩa lớn khi Hội đồng xét xử xem xét cho người phạm tội hưởng án treo hay không? Bởi vì thái độ ăn năn, hối lỗi thể hiện người phạm tội có khả năng tự cải tạo ngay trong môi trường cộng đồng xã hội mà không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi xã hội. Mặc dù vậy, thực tế Tòa án đôi khi cũng lạm dụng việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này một cách thái quá, đó là những trường hợp trong quá trình tiến hành tố tụng và đặc biệt trong quá trình xét hỏi trực tiếp tại phiên tòa người phạm tội luôn quanh co chối tội, khi Hội đồng xét xử đưa ra đầy đủ những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của họ, biết không thể nào chối cãi được nữa nên mới nhận tội và cố tỏ ra thành khẩn và ăn năn. Nhưng vẫn được Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS thành khẩn khai

báo, ăn năn hối cải cho bị cáo là không xác đáng vì hành động của bị cáo mang tính đối phó, cứng đầu những người như thế khó có khả năng tự cải tạo.

BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS trước đây không quy định nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS đồng thời có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo hay không. Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP TANDTC ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định: Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS vừa có tình tiết tăng nặng TNHS thì tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng TNHS từ hai tình tiết trở lên. Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định án treo cho thấy Tòa án khi xem xét VAHS thường sử dụng các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS như người phạm tội là lao động chính trong gia đình, phải nuôi con nhỏ, có hoàn cảnh khó khăn, nhất thời phạm tội, phạm tội lần đầu, phạm tội do hiểu biết pháp luật hạn chế... Việc coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS để xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo đòi hỏi người áp dụng pháp luật hình sự phải hết sức thận trọng khi xem xét, đánh giá, cân nhắc ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tránh việc tùy tiện coi những tình tiết không có ý nghĩa là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Khi xem xét các điều kiện cho người bị phạt tù hưởng án treo, ngoài việc Tòa án phải xem xét điều kiện về mức hình phạt, điều kiện về nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, còn phải cân nhắc đến những tác động của án treo: "nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo...". Thực chất đây chính là việc đánh giá một cách tổng hợp các căn cứ mức hình phạt tù, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ để có thể kết luận người bị kết án có khả năng tự giác giáo dục, cải tạo trong môi trường xã hội với sự giúp đỡ của gia đình và cơ quan giám sát, giáo dục, đồng thời Tòa án cũng phải đối chiếu với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương trong thời điểm đó. Có trường hợp

người phạm tội có đầy đủ các điều kiện cần thiết về mức hình phạt tù, nhân thân tốt và có các tình tiết giảm nhẹ TNHS nhưng do yêu cầu của phòng ngừa chung nên Tòa án có thể vẫn không cho hưởng án treo. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và đẩy mạnh công tác phòng chống các tội phạm tham nhũng, ma túy và mại dâm. Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo kiên quyết không cho bị cáo phạm tội mại dâm hưởng án treo.

Tuy nhiên trên thực tế trong những năm qua cho thấy Tòa án hai cấp tại Bình Phước các tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", tội "Trộm cắp tài sản", tội "Đánh bạc" có tỷ lệ người bị kết án được hưởng án treo cao. Những vụ án thực tế cho thấy tỷ lệ người phạm tội được Tòa án cho hưởng án treo đối với những tội này là tương đối lớn, điều này chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống những loại tội phạm đang gia tăng trên địa bàn tỉnh, gây nên dư luận xấu trong quần chúng nhân dân địa phương, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Ví dụ như vụ án Nguyễn Viết Long phạm tội “Vi phạm các quy định về giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 01/01/2017 Long và Hà cùng với bạn uống hết khoảng 02 lít rượu trắng sau đó Long lấy xe chở Hà về nhà theo hướng từ xã Tân Hưng đi thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Khi đến ấp Hưng Thạnh, xã Tân Lợi, do không làm chủ được tốc độ, Long điều khiển xe lấn trái đường đụng vào xe mô tô biển kiểm soát 93T3 - 5176 do anh Vò Việt Nhật điều khiển theo hướng ngược lại (Bình Long đi Tân Hưng) hậu quả Nguyễn Viết Long bị gãy xương chân trái, Vò Việt Nhật bị gãy xương tay còn Nguyễn Hùng Thanh Hà được gia đình đưa đi cấp cứu đến ngày 04/01/2017 thì chết tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 260; điểm b, p khoản 1 Điều 51; khoản 1, 2 Điều 54 BLHS xử phạt Nguyễn Viết Long 30 tháng tù cho hưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022