Các Nghiên Cứu Về Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Du Lịch Sinh Thái


Khái niệm này sẽ nhấn mạnh vào các điểm khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch thông thường ở năm khía cạnh sau:

(1) Nguồn lực “đầu vào”/tiền đề cơ sở tạo nên sản phẩm DLST là giá trị hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa chứ không phải là tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa đơn thuần vì hai lý do: thứ nhất, việc phát triển loại hình du lịch nào cũng phải dựa trên sức hấp dẫn (làm cho điểm du lịch này khác điểm du lịch kia và tạo sức hút để khách du lịch đến thăm), thứ hai, bản thân tài nguyên (tự nhiên và văn hóa) sẽ vẫn chỉ là tài nguyên nếu không có những “giá trị sử dụng” được đưa vào khai thác phát triển du lịch (ở các VQG, KBTTN… chỉ một phần nhỏ nguồn tài nguyên được cho phép khai thác DLST do các yêu cầu bảo tồn nghiêm ngặt).

(2) DLST cũng như các loại hình du lịch khác đều có sự tham gia của NDĐP và các bên liên quan (chính quyền địa phương - CQĐP, các nhà cung cấp dịch vụ, khách du lịch, NGOs có các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch…) trong quá trình phát triển nhưng DLST có điểm khác biệt là NDĐP phải được tham gia chủ yếu và nên hạn chế thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào kinh doanh làm ảnh hưởng đến môi trường, phá vỡ cảnh quan sinh thái, tác động làm xói mòn các giá trị văn hóa (những dự án đầu tư bên ngoài nhưng không nhằm mục đích lợi nhuận mà vì BVMT, ủng hộ bảo tồn và giúp đỡ NDĐP nâng cao chất lượng cuộc sống thì nên được khuyến khích).

(3) Chỉ ra yếu tố giáo dục môi trường trong DLST phải gắn với diễn giải, cung cấp thông tin trước và trong, thậm chí sau chuyến đi để du khách hiểu được những thông tin, giá trị mà họ sẽ nhận được từ chuyến đi. Các hoạt động thuyết minh, giải thích nhằm mở rộng tầm hiểu biết cho khách du lịch về điểm đến cũng như ý nghĩa, trách nhiệm của họ trong việc BVMT và đóng góp cho cộng đồng thông qua DLST. Ngoài ra, diễn giải, giáo dục môi trường đối với các bên liên quan, đặc biệt là NDĐP giúp họ nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi trong các nỗ lực bảo tồn bền vững các giá trị tự nhiên và văn hóa.

(4) Một điểm khác biệt nữa của DLST so với du lịch thông thường là nếu các loại hình du lịch khác hướng đến marketing định hướng cầu (lấy yếu tố khách hàng làm trung tâm) thì DLST hướng đến marketing định hướng cung (lấy khả năng cung cấp, lấy nguyên tắc sức chứa làm quy định ràng buộc và sử dụng các công cụ, mô hình quản lý đặc thù của DLST để đảm bảo yêu cầu PTBV). Bởi vậy, việc phát triển DLST chỉ nên khuyến khích những doanh nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, hạn chế tiêu dùng làm tổn hại đến tài nguyên nhưng cũng cần đảm bảo mục đích sinh kế cho NDĐP (bằng cách nâng cao giá/chi phí và giá trị của chuyến đi chứ không phải tăng quy mô doanh nghiệp, thêm số lượng tour trong một chuyến đi và tăng điểm du lịch để


thu hút thêm khách). Đồng thời, vẫn phải đảm bảo việc thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch tương xứng với “giá trị” mà họ sẵn sàng bỏ ra để nâng cao hiểu biết và thụ hưởng những trải nghiệm cống hiến cho cộng đồng.

(5) Một trong những đầu ra trong phát triển DLST là phải mang lại các lợi ích cho các bên liên quan, đặc biệt là NDĐP bởi NDĐP là “nguồn lực” chính trong phát triển DLST nhưng họ cũng là bên tham gia “yếu thế” cần được quan tâm bảo vệ quyền lợi, thể hiện ở các khía cạnh: (i) NDĐP là chủ nhân của những giá trị văn hóa bản địa - một trong hai nguồn tài nguyên không thể thiếu để tạo nên sản phẩm DLST;

(ii) Sản phẩm DLST sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu có sự chủ động và tích cực tham gia của NDĐP bởi vì họ chính là những người có kinh nghiệm am hiểu thông thạo nhất về địa bàn nơi họ sinh ra và lớn lên, nắm giữ những truyền thống văn hóa quý báu của cha ông họ để lại, hơn ai hết chỉ họ mới thực sự có thể cung cấp những thông tin, mang lại những dịch vụ "đáng giá đồng tiền" cho khách du lịch DLST - dòng du khách có đặc điểm, sở thích tiêu dùng gắn với nhu cầu khám phá, trải nghiệm văn hóa địa phương ở những nơi có cảnh quan tự nhiên hoang sơ và hệ sinh vật phong phú - đặc điểm tiêu dùng 3F (Fauna - động vật, Flora - thực vật và Folklore - văn hóa dân gian) (Kiper et al., 2011); (iii) Khi NDĐP được hưởng lợi ích trực tiếp từ nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban cho họ, các giá trị văn hóa do tổ tiên họ để lại họ sẽ coi đó là những "tài sản quý giá" cần trân trọng, giữ gìn nên họ sẽ có ý thức hơn trong việc ủng hộ BVMT, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống và tích cực tham gia vào phát triển DLST. Tuy nhiên, trong thực tiễn phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng NDĐP thường có tiếng nói "yếu thế" trong các bên tham gia bởi phần lớn họ thường chỉ được tham gia một phần, ít khi được có tiếng nói ra quyết định trong việc lập kế hoạch, quản lý, sở hữu và kiểm soát hoạt động du lịch ở địa phương nên họ không phải là đối tượng thực sự nhận được nhiều lợi ích. Bởi vậy, việc phát triển DLST nếu đảm bảo đúng nguyên tắc sẽ phải hướng đến một hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, chú trọng các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, tối đa hóa các lợi ích (kinh tế, VH - XH, môi trường và nâng cao vị thế chính trị) cho NDĐP để DLST thực sự là một “chìa khóa chống đói nghèo”, một “cỗ xe cán đích bền vững” (Sander, 2012).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

2.2.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái

2.2.2.1. Các nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của du lịch sinh thái

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 6

Theo Weaver and Lawton (2007), thuật ngữ DLST bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 và chỉ sau 20 năm ra đời, DLST đã trở thành một xu hướng nổi bật gắn với mục tiêu phát triển DLBV, thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng có tính toàn cầu của phát triển


DLST đối với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa bản địa và mang lại lợi ích KT - XH, Liên hợp quốc đã lấy năm 2002 là năm quốc tế về DLST (Phạm Trung Lương, 2002). Từ đó cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về sự ra đời và phát triển DLST như một “hiện tượng” trong phát triển du lịch có trách nhiệm và DLBV.

Trong nghiên cứu “Nhìn lại sự phát triển DLST trong 25 năm qua” (1990 - 2015), Chandel and Mishra (2016) đã phân tích 42 nghiên cứu về DLST và tổng kết các chủ đề được nhắc đến nhiều nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phát triển DLST bao gồm:

Du lịch có nguồn gốc thiên nhiên và hỗ trợ bảo tồn (32/42 lần được nhắc đến, chiếm 76%), có giáo dục môi trường và tăng sự hiểu biết (57%), mang lại lợi ích KT - XH cho CĐĐP (57%), tôn trọng văn hóa địa phương (43%), có sự tham gia của NDĐP (33%), tác động tiêu cực thấp, bền vững về sinh thái (24%), có trách nhiệm với môi trường (12%), quy mô kinh doanh nhỏ (7%)… Chandel and Mishra (2016, tr. 144).

Nghiên cứu của nhóm tác giả Chandel and Mishra (2016) tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Fennell (2001) khi thống kê, tổng hợp (theo tỷ lệ % được nhắc đến) các yếu tố cốt lõi, thể hiện đặc trưng của DLST. Khác với các nhóm tác giả trên, Weaver and Lawton (2007) sau khi điểm lại tình hình phát triển DLST trong 20 năm lại đưa ra một góc nhìn mang tính “kinh tế học” về phát triển DLST, xem DLST như một hoạt động kinh doanh vận hành theo nguyên lý thị trường bao gồm các yếu tố cung DLST (gắn với giá trị nguồn tài nguyên, khả năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động đặc trưng của DLST) và cầu DLST (chia ra các phân đoạn thị trường gắn với hành vi tiêu dùng khác nhau của khách DLST). Nghiên cứu cũng chỉ ra, phát triển DLST sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích KT - XH, môi trường và bản thân hoạt động DLST lại chịu tác động của các yếu tố vĩ mô về thể chế chính sách, quy hoạch, tổ chức, giáo dục đào tạo trong phát triển DLST. Điểm tương đồng với các nghiên cứu trước là công trình cũng đã chỉ rõ sự khác biệt tương đối rõ nét trong phát triển DLST so với các hoạt động du lịch thông thường là có giáo dục BVMT thông qua các hoạt động diễn giảng. Ngoài ra, việc quảng bá/marketing, tổ chức quản lý, quy hoạch phát triển và cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách DLST nhằm thỏa mãn trải nghiệm nâng cao hiểu biết/đóng góp của du khách chứ không phải hướng đến mục tiêu hưởng thụ/tiêu dùng “triệt để”.

Tiếp cận trên quan điểm phát triển DLST phải gắn với các giá trị, lợi ích mà loại hình du lịch này mang lại, theo Cobbinah (2015) phát triển DLST lúc ban đầu (trước năm 1990) gắn liền với các hoạt động giáo dục và BVMT. Trong thập kỷ từ 1990 - 2000, DLST được quan tâm phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới và bên cạnh


trọng tâm thúc đẩy giáo dục, BVMT; DLST còn hướng tới mang lại các lợi ích KT - XH và đảm bảo công bằng trong phát triển. Từ năm 2000 trở về sau, DLST được nhìn nhận thực sự trở thành một loại hình du lịch ưu việt trong việc “truyền tải” thông điệp/triết lý của quan điểm PTBV và bên cạnh những lợi ích, giá trị đã được thừa nhận từ những giai đoạn trước đó; phát triển DLST còn giúp cho việc nâng cao ý thức, đạo đức, trách nhiệm của các bên tham gia trong kinh doanh DLST, ủng hộ bảo tồn văn hóa và đảm bảo phát triển DLBV.

2000s


1990s

Giáo dục và bảo vệ môi trường

Giáo dục và bảo vệ môi trường

Trước 1990

Lợi ích KT - XH

DLST

Giáo dục và BVMT

Lợi ích KT - XH

Sự công bằng

Sự công bằng

PTBV, nâng cao ý thức, đạo đức và trách nhiệm

Bảo tồn văn hóa

Hình 2.3: Xu hướng phát triển của DLST giai đoạn những năm 1990 - 2000

Nguồn: Cobbinah, 2015

Như vậy, qua các nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của DLST có thể thấy sự phát triển DLST đã có sự thay đổi, bổ sung và ngày càng thể hiện rõ nét hơn đặc trưng của một loại hình du lịch có trách nhiệm và phát triển trên quan điểm bền vững. Mặc dù tiếp cận theo góc độ nào, các nghiên cứu nhìn chung đều đã đưa ra gợi ý phát triển DLST và nhấn mạnh vào các trải nghiệm ở các khu vực thiên nhiên nhạy cảm gắn với sự tham gia của NDĐP, khám phá các giá trị văn hóa bản địa, nâng cao hiểu biết cho du khách qua diễn giảng, giáo dục BVMT, đóng góp cho các hoạt động bảo tồn và mang lại các lợi ích KT - XH, môi trường cho NDĐP.

2.2.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm, nguyên tắc và công cụ hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái

Từ năm 1976, Budowski đã nhấn mạnh “chìa khóa thành công” để “cộng sinh” MQH giữa phát triển du lịch và bảo tồn là chú trọng công tác tổ chức quản lý, xây dựng quy hoạch và ban hành các chính sách, chiến lược dựa trên đặc điểm, nguyên tắc


và yêu cầu trong phát triển DLST. Trong đó, chú trọng hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, áp dụng nguyên tắc đạo đức kinh doanh đối với các nhà cung cấp dịch vụ DLST và gửi “thông điệp tiêu dùng có trách nhiệm” đến khách du lịch... Đặc điểm và nguyên tắc của DLST được tích hợp trong nghiên cứu của Butler (1992, tr. 06), gồm 08 yếu tố:

(1) Có nhận thức và hành vi tích cực đối với môi trường; (2) Không làm tổn hại đến môi trường và xói mòn tài nguyên; (3) Tập trung vào giá trị nội tại/bản chất bên trong hơn là các giá trị bên ngoài; (4) Khách du lịch sẵn sàng thích nghi chứ không phải thay đổi môi trường nơi đến; (5) Mang lại các lợi ích cho môi trường và các bên tham gia trên các mặt KT - XH, chính trị; (6) Mang lại những giá trị trải nghiệm từ môi trường tự nhiên còn nguyên sơ; (7) Có giáo dục môi trường là một trong những thước đo sự hài lòng; (8) Có mức độ nhận thức tốt (về thông tin) và hiệu quả cao (về cảm xúc) qua những trải nghiệm của du khách đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà quản lý và các bên tham gia.

Một trong những bộ nguyên tắc thực hiện phát triển DLST đầu tiên được chính thức công nhận trên phạm vi toàn cầu do Hiệp hội DLST thế giới (TIES) ban hành năm 1990, trong đó có 07 nguyên tắc cơ bản bao gồm:

(1) Du lịch dến các điểm đến tự nhiên; (2) Giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch; (3) Khơi gợi mối quan tâm về môi truờng; (4) Ðem đến lợi ích kinh tế cho các khu bảo tồn; (5) Ðem đến lợi ích kinh tế và quyền lực cho nguời dân dịa phương; (6) Tôn trọng nền văn hoá bản địa; (7) Thúc đẩy quyền con người và các phong trào dân chủ (dẫn theo Phạm Hồng Long và Bùi Đức Huyên, 2016, tr. 179 - 180).

Ngoài ra, một số tác giả cũng đã quan tâm đến đặc điểm và các nguyên tắc phát triển DLST như Tickell (1994), Fennell (1999), Wearing and Neil (1999), Blamey (2000), Dhakal and Dahal (2000)... Về cơ bản, các nghiên cứu này cũng đều đề cập đến các đặc điểm và nguyên tắc chủ yếu đã được TIES (1990) và Butler (1992) đưa ra. Sự kiện năm 2002, “Hội nghị thượng đỉnh DLST thế giới” (được tổ chức tại Quebec, Canada) đã đồng thời ghi nhận dấu mốc “Năm quốc tế của DLST” và từ đó, các yêu cầu, nguyên tắc đối với phát triển DLST ngày càng được công bố rộng rãi ở phạm vi thế giới và tại mỗi quốc gia, địa phương. Đồng thời, từ những năm 1990 các nguyên tắc chỉ dẫn cụ thể cho các bên liên quan như với các nhà kinh doanh DLST, hướng dẫn viên, khách du lịch… cũng đã được ban hành (TIES, 1993; Weaver, 2001; UNWTO, 2002; Wood, 2002; Buckley, 2003; McLaren, 2003; Drumm and Moore, 2002; McCool and Moisey, 2008; Fennell, 2008; TIES, 2015a; Sarhan et al., 2016…)


Sau 25 năm đồng hành cùng với sự phát triển của DLST, qua sáng kiến của các chuyên gia nghiên cứu về DLST trên thế giới, bên cạnh việc điều chỉnh, bổ sung khái niệm DLST, TIES (2015b) đã điều chỉnh một số nguyên tắc phát triển DLST (nhấn mạnh “trụ cột” trong phát triển DLST không chỉ bao gồm gắn với bảo tồn, sự tham gia và hưởng lợi của NDĐP mà còn phải nhấn trọng tâm vào các yếu tố về diễn giảng, giải thích, giáo dục môi trường. Qua đó, cung cấp và định hướng rõ ràng hơn các nguyên tắc cần đảm bảo trong thực tiễn phát triển DLST trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, để đảm bảo phát triển DLST theo hướng bền vững và tránh những tác động tiêu cực đến môi trường cần đảm bảo các nguyên tắc khác như: nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý thay đổi trong phạm vi được chấp nhận (chẳng hạn như việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cần đảm bảo hài hòa với thiên nhiên, quy mô kinh doanh “nhỏ”), có các biện pháp kỹ thuật quản lý tác động của du khách (tránh làm tổn hại đến môi trường và văn hóa truyền thống của cộng đồng), đảm bảo sức chứa (trên các mặt vật lý, tâm lý, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái) có sự hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển DLST và nỗ lực mang lại lợi ích cho họ, đặc biệt quan tâm đến vai trò và quyền tự chủ của NDĐP (Drumm and Moore, 2002).

Trong mô hình phát triển DLBV, các ảnh hưởng tiêu cực có thể tránh được hoặc giảm thiểu nếu lên kế hoạch kỹ lưỡng và kiểm soát phát triển du lịch cẩn thận (Gossling, 2005). Chính sách và quy hoạch DLST cẩn trọng là những nhân tố cơ bản đảm bảo PTBV. Sự xuất hiện của khái niệm PTBV theo Hardy et al. (2002) đánh dấu một sự hội tụ giữa phát triển kinh tế và BVMT. Triết lý của quan điểm này: “nhỏ là đẹp” (small is beautiful) - tiêu biểu cho phương pháp tiếp cận phát triển DLST. Để phát triển DLST đảm bảo các đặc điểm và nguyên tắc thực hiện, một số nghiên cứu (Bushnell, 1994; Ross and Wall, 1999; Drumm and Moore, 2002; Hardy et al., 2002; Gössling, 2005; Đỗ Thị Thanh Hoa, 2007; Tran Thi Mai Hoa et al., 2010; Kiper et al., 2011; Phạm Hồng Chương và Phùng Thị Hằng, 2012; Baksh et al., 2013) đã đề xuất xây dựng các tiêu chí công nhận điểm/khu DLST, chứng nhận “DLST” và gợi ý một áp dụng một số công cụ hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm hiểu các bước cần thiết để thiết lập một liên kết kinh doanh thành công, bền vững trong DLST.

2.2.2.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

Các nghiên cứu của Fennell (1999), Fennell and Dowling (2003), Jamal et al. (2006), Weaver and Lawton (2007) cho thấy: DLST là một loại hình du lịch có trách nhiệm và lý tưởng để đạt được mục tiêu PTBV nhưng khi khai thác cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển DLST. Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST nhằm phát huy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực thông qua các mô hình và công cụ quản lý bền


vững. Khi bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST có ba khía cạnh được quan tâm:

Một là, các nhân tố dẫn đến sự phát triển DLST theo Jamal et al. (2006) bao gồm: nhận thức của khách du lịch về những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đại chúng, xu hướng tiêu dùng 3F (gắn với thưởng ngoạn thế giới sinh vật và giá trị văn hóa bản địa) của khách du lịch; sự gia tăng các vấn đề môi trường toàn cầu, sự thay đổi nhận thức của các bên liên quan trong phát triển du lịch, định hướng khai thác DLBV ở các quốc gia đang phát triển làm “cứu cánh” cho nền KT - XH trở nên tiến bộ hơn.

Hai là, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển DLST bao gồm: giá trị tài nguyên (thiên nhiên và văn hóa bản địa), các yếu tố về cơ chế, chính sách, sự liên kết hợp tác của các bên tham gia, nguồn nhân lực với sự tham gia chủ yếu là NDĐP, vốn đầu tư, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động marketing quảng bá phát triển DLST (Fennell, 1999; Fennell and Dowling, 2003…) hoặc theo cách tiếp cận của Weaver and Lawton (2007); Mudzengi and Chiutsi (2014); có thể xét đến các khía cạnh vĩ mô của yếu tố KT - XH (khả năng tiếp cận, cơ sở lưu trú, tiện nghi, các dịch vụ bổ sung), văn hóa (phong tục truyền thống độc đáo của địa phương), chính trị (thể chế, chính sách) và môi trường (cảnh quan và khí hậu). Vấn đề thể chế, chính sách và gợi ý chính sách phát triển DLST dựa trên phát huy giá trị nguồn lực, tăng cường hợp tác và đảm bảo cung cấp dịch vụ dựa trên đặc trưng, nguyên tắc trong phát triển DLST cũng đã được đề cập đến trong các nghiên cứu Boo (1990) Buckley (1994 ), Beaumont (1998), Mark and Weiler (1998), Orams (1995), Nguyễn Thị Sơn (2000), Nguyễn Văn Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự (2006), Phạm Trương Hoàng (2008), Sander (2010), Nguyễn Quyết Thắng (2010, 2012), Đinh Kiệm (2013), Phạm Hồng Chương và Phùng Thị Hằng (2013), Nguyễn Văn Hợp, (2014), Đinh Kiệm và Hà Khánh Nam Giao (2014), Phùng Thị Hằng (2015, 2016a, 2016b), Phạm Minh Vẽ (2016), Trần Thị Hương và cộng sự (2018), Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường (2018).

Ba là, DLST được xem như một loại hình DLBV và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng cũng như bảo tồn thiên nhiên. Một trong những yếu quan trọng ảnh hưởng đến mức độ phát triển DLST là sự tham gia gắn với các giá trị mà NDĐP được hưởng lợi. Từ đó, những lợi ích này lại ảnh hưởng trở lại thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của người dân và kéo theo DLST cũng sẽ ngày càng phát triển. Bởi vậy, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST cũng đồng thời phải đánh giá được những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến các lợi ích mang lại cho NDĐP khi họ tham gia phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay hướng nghiên cứu này còn ít được quan tâm nghiên cứu (Shemshad and Mohammadi, 2012; Kombo, 2016).


2.2.2.4. Các nghiên cứu về sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển du lịch sinh thái

Các bên liên quan trong phát triển DLST là một “chủ đề” được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (Pretty, 1995; Honey, 1999; Drumm and Moore, 2002; Wood, 2002; Pham Hong Long and Kayat, 2011; Pham Hong Long, 2011; Phùng Thị Hằng, 2016c; Phùng Thị Hằng, 2017, Phạm Hồng Long và Đinh Khánh Tùng, 2018…). Trong đó, mô hình các quan hệ đối tác cần thiết cho sự thành công trong DLST của Drumm and Moore (2002) được nhắc đến nhiều hơn cả bởi mô hình này đưa ra đã đưa ra một “bức tranh” tương đối toàn diện về MQH của các bên liên quan trong DLST trên quan điểm PTBV.

Mô hình của Drumm and Moore (2002) nhấn mạnh vai trò tham gia của bốn đối tượng chính trong DLST bao gồm: NGOs, cộng đồng địa phương (CĐĐP), các nhà kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương (CQĐP).


Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Cộng đồng địa phương

Các nhà tài trợ

Khách DLST

Các tổ chức giáo dục

Chính quyền địa phương

Các nhà kinh

doanh du lịch

Các nhóm/tổ chức hỗ trợ khác


Hình 2.4: Mô hình các quan hệ đối tác cần thiết cho sự thành công của DLST

Nguồn: Drumm and Moore, 2002

Ngoài ra, sự thành công trong hoạt động DLST còn ghi nhận những đóng góp của bên liên quan thứ năm là các nhóm/tổ chức hỗ trợ khác như các nhà tài trợ cho các dự án phát triển cộng đồng, hỗ trợ công tác bảo tồn và BVMT; các tổ chức giáo dục đóng góp cho các hoạt động/dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương và khách DLST (với đặc điểm tiêu dùng có trách nhiệm - “xem, hưởng thụ nhưng không gây hại”).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023