Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Về Những Ảnh Hưởng Của Vxh Đến Lợi Ích Của Ndđp Trong Phát Triển Du Lịch Và Dlst


Bảng 2.4: Một số kết quả nghiên cứu về những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch và DLST



TT

Tác giả, năm

công bố

Phương

pháp, bối cảnh

Các yếu tố của

VXH

Các lợi ích của NDĐP

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với

các lợi ích của NDĐP

Chính trị

Kinh tế

VH - XH

MT

1

Sawatsky (2003)

- Nghiên cứu định tính.

- Bahia Magdalena, (Mexico)

- Lòng tin

- Sự trao đổi và chia sẻ

- Chuẩn mực và quy tắc

- Mạng lưới xã hội

X

X


X

- Lòng tin và mạng lưới xã hội (xây dựng quan hệ đối tác trong và ngoài cộng đồng) là hai yếu tố có vai trò quan trọng thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế địa phương, mở rộng hợp tác và phát triển các doanh nghiệp du lịch trong cộng đồng, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân.

- Thông qua phát triển mạng lưới các doanh nghiệp do NDĐP quản lý, người dân được nâng cao tiếng nói và

quyền được kiểm soát quản lý tài nguyên.

2

Jones (2005)

- Định tính

- Tumani Tenda, Kafuta (Gambia)

- Lòng tin

- Chuẩn mực và quy tắc

- Sự trao đổi và chia sẻ

- Hợp tác

- Mạng lưới xã hội

- Xung đột gắn kết

- Quyền lực, bình đẳng, ra quyết định

X

X

X

X

- Bình đẳng giúp NDĐP được tham gia và có tiếng nói

trong việc ra quyết định.

- Mạng lưới xã hội đem đến các dự án hỗ trợ kinh tế,

giáo dục và cải thiện hạnh phúc cho NDĐP.

- Tôn trọng quy tắc/chuẩn mực giúp giảm tệ nạn xã hội trong cộng đồng.

- Lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ thúc đẩy người dân

tham gia các hoạt động chung vì cộng đồng.

- Lòng tin, chuẩn mực, sự trao đổi và chia sẻ, sự hợp

tác có lợi cho việc nâng cao nhận thức BVMT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 8



TT

Tác giả, năm

công bố

Phương

pháp, bối cảnh

Các yếu tố của

VXH

Các lợi ích của NDĐP

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với

các lợi ích của NDĐP

Chính trị

Kinh tế

VH - XH

MT

3

Liu

et

al.

- Định lượng

- Lòng tin




X

Lòng tin, chuẩn mực khuyến khích các hành vi ủng hộ


(2014)

- Khu DLST

- Hợp tác


BVMT rõ rệt hơn so với các yếu tố về sự hợp tác,



Nankun và

- Sự trao đổi và chia


mạng lưới xã hội (bối cảnh nghiên cứu chịu ảnh hưởng



Luofu

sẻ


của Nho giáo nên mức độ tin tưởng và tôn trọng các



(Trung

- Mạng lưới xã hội


chuẩn mực tương đối cao).



Quốc)




4

Nguyen

- Định lượng

- Lòng tin

X



X

- Lòng tin, sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ có ảnh hưởng


(2007)

kết hợp định

- Sự hợp tác



tích cực và quan trọng giúp cộng đồng có ý thức, trách



tính

- Sự trao đổi và chia



nhiệm và ủng hộ các hoạt BVMT và bảo tồn ĐDSH ở



- VQG Cát

sẻ



VQG Cát Tiên.



Tiên,

Đồng

- Mạng lưới xã hội



- VXH gia tăng, cam kết trách nhiệm góp phần thúc



Nai

(Việt

- Cam kết



đẩy nâng cao tiếng nói và quyền được sử dụng, khai



Nam)

- Sự gắn kết



thác tài nguyên của NDĐP.

5

Zhao and et

- Định lượng

- Lòng tin


X

X


- Lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ góp phần tạo nên năng


al. (2011)

kết hợp định

- Sự trao đổi và chia



lực phát triển các doanh nghiệp du lịch.



tính

sẻ



- Mạng lưới xã hội có thể tạo ra các MQH thuận lợi cho



Quảng Tây,

- Mạng lưới xã hội



quá trình thành lập các doanh nghiệp kinh doanh du lịch



(Trung Quốc)




và mang lại lợi ích KT - XH cho cộng đồng.

6

Park and et al. (2012)

- Định lượng

- Khu vực nông thôn

(Hàn Quốc)

- Hợp tác

- Chuẩn mực

- Lòng tin

- Mạng lưới xã hội

X

X

X


- Sự hợp tác là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến

lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch.

- Lòng tin, chuẩn mực, mạng lưới xã hội có thể giúp NDĐP được tham gia quản lý, kiểm soát tài nguyên.



TT

Tác giả, năm

công bố

Phương

pháp, bối cảnh

Các yếu tố của

VXH

Các lợi ích của NDĐP

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với

các lợi ích của NDĐP

Chính trị

Kinh tế

VH - XH

MT

7

Pongponrat and Chantradoan (2012)

- Định tính kết hợp định lượng

- Đảo Samui,

Thái Lan

- Lòng tin

- Chuẩn mực

- Hợp tác

- Mạng lưới xã hội

X




- MQH, mạng lưới xã hội liên kết trong và ngoài cộng đồng dựa trên các giá trị của lòng tin, chuẩn mực giúp NDĐP thuận lợi hơn trong việc nâng cao ý thức sở hữu, cam kết, tham gia vào quá trình ra quyết định, thực hiện, giám sát, đánh giá của NDĐP trong quy

hoạch phát triển du lịch.

8

Thammajinda

(2013)

- Định tính kết hợp định lượng

- Koh Samet, Mae Kam

Pong (Thái

Lan)

- Lòng tin

- Chuẩn mực

- Mạng lưới xã hội

X

X

X


- Lòng tin là nền tảng cơ bản, là “hạt nhân”, yếu tố quan trọng nhất để thôi thúc người dân tham gia mạng lưới phát triển du lịch trong cộng đồng.

- Lòng tin, chuẩn mực, mạng lưới xã hội có ảnh hưởng đến sự tham gia và tạo ra các lợi ích cho NDĐP trên các mặt chính trị, kinh tế và VH - XH.

9

Marcinek and Hunt (2015)

- Định tính

- Amazon Shiripuno (Ecuador)

- Thể chế địa phương

- Mạng lưới xã hội

- Chuẩn mực

- Lòng tin


X

X

X

Sự thay đổi diện mạo trong đời sống KT - XH của cộng đồng và sự thành công trong việc ngăn chặn các xâm phạm làm tổn hại môi trường do các nhà đầu tư bên ngoài gây ra là nhờ những ảnh hưởng tích cực của VXH trong cộng đồng, biểu hiện:

- Cộng đồng đã thiết lập một hệ thống quy tắc, chuẩn mực riêng và người dân đã tin tưởng, tôn trọng, nghiêm túc thực hiện các chuẩn mực đó.

- Hiệp hội phụ nữ thu hút, khuyến khích người dân



TT

Tác giả, năm

công bố

Phương

pháp, bối cảnh

Các yếu tố của

VXH

Các lợi ích của NDĐP

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với

các lợi ích của NDĐP

Chính trị

Kinh tế

VH - XH

MT









tham gia và kiểm soát phát triển DLST, thúc đẩy các MQH trong và ngoài cộng đồng, gây dựng quỹ phúc lợi, tạo điều kiện cho các thực tập sinh và thanh thiếu niên nghiên cứu, trải nghiệm và nâng cao ý thức bảo

tồn trong các dự án của họ.

10

Musavengane (2017)

- Định tính

- Zondi, Gumbi (Nam Phi)

- Lòng tin

- Chuẩn mực

- Sự trao đổi và chia sẻ

- Mạng lưới xã hội

- Sự hợp tác

X


X

X

- Người dân tuân thủ các quy định pháp luật và tôn trọng các chuẩn mực trong cộng đồng nên làm giảm săn bắt và bảo tồn động vật hoang dã tốt hơn.

- Lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ giúp cho việc quản lý tài nguyên hiệu quả hơn với cơ chế “cộng đồng đồng quản lý - co-managing community” khi họ có lòng tin và sẵn sàng chia sẻ sở hữu đất đai, quản lý nguồn tài nguyên vì sự phát triển chung.

- Lòng tin và mạng lưới các MQH với các bên liên quan sẽ đóng góp đáng kể cho việc trao quyền cho NDĐP, gia tăng các lợi ích kinh tế, đảm bảo công bằng

và giảm bất bình đẳng trong cộng đồng.

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước của tác giả

Trong đó:

X: ảnh hưởng của VXH đến “lợi ích” của NDĐP thể hiện trong cột tương ứng MT: Lợi ích môi trường cho NDĐP


2.3. Khoảng trống nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của

người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Qua quá trình tổng quan nghiên cứu và tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến MQH ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (bảng 2.4) có thể rút ra một số nhận xét và tìm thấy một số khoảng trống trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST như sau:

- Về bối cảnh nghiên cứu:

Các nghiên cứu về chủ đề này bắt đầu được quan tâm từ những năm 2000 đến nay, diễn ra chủ yếu trong bối cảnh ở các nước có nền kinh tế đang phát triển nhưng có lợi thế về nguồn tài nguyên (mức độ ĐDSH cao, văn hóa bản địa đặc trưng) để phát triển DLST và DLST được xem như một loại hình du lịch trách nhiệm có thể góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH cho cộng đồng.

Bối cảnh của các nghiên cứu chủ yếu ở các vùng vùng nông thôn, ven biển, ven rừng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Kenya, Ecuador… Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu ở các VQG, KBTTN - những khu vực vừa có thiên nhiên hoang sơ vừa có các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng là những địa bàn được xác định ưu tiên phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NDĐP thông qua khuyến khích, thu hút họ tham gia phát triển DLST (Obenaus, 2005).

Các nghiên cứu trước có điểm tương đồng về bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển, có mật độ ĐDSH cao (xếp thứ 16 trên thế giới, Lê Thị Thanh Hương, 2015) và giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, VXH là một khái niệm còn tương đối mới (thực chất VXH đã được đề cập ở các chủ đề liên quan đến “sự hợp tác” dựa trên lòng tin, khái niệm VXH được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển). Một số nghiên cứu về VXH từ những năm 1990 trở lại đây ở Việt Nam chủ yếu tiếp cận trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, nông thôn, đô thị hóa... Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là VXH và các mức độ ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ trong bối cảnh các VQG ở Việt Nam bởi các nghiên cứu trước cùng chủ đề chủ yếu khám phá phát triển DLST gắn với công tác bảo tồn tài nguyên, BVMT (Nguyen, 2007; ASC, 2016), các nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đến tổng thể các lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH, môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST dường như là một khoảng trống còn thiếu hụt.

- Về phương pháp nghiên cứu:

Các nghiên cứu trước đã phân tích khám phá, đo lường MQH ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng ở cả hai nhóm phương pháp định tính và định lượng với các phương pháp chính là


nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn và khảo sát. Trong đó, các nghiên cứu định tính chiếm đa số (Foucat, 2002; Pretty và Smith, 2003; Sawatsky, 2003; Macbeth et al. 2004; Vidal, 2004; Jones, 2005; Okazaki, 2008; Stronza and Gordillo, 2008;

Claiborne, 2010; Ha, 2010; Mauerhofer, 2010; Gaitho, 2014; Marcinek and Hunt, 2015; Musavengane and Matikiti, 2015; Musavengane, 2017…). Các nghiên cứu định lượng như các công trình của Liu et al. (2014), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012)... Có một vài công trình đã kết hợp cả định tính và định lượng để vừa kiểm định, vừa mô tả, phân tích các trường hợp nghiên cứu một cách chi tiết (Nguyen, 2007; Pongponrat and Chantradoan, 2012; Thammajinda, 2013…). Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu này chưa được lý giải thấu đáo vì những hạn chế nhất định trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu để giải thích các kết quả nghiên cứu.

- Về các yếu tố đo lường VXH và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST: tập trung nghiên cứu nhiều nhất là các yếu tố về lòng tin, chuẩn mực, sự trao đổi và chia sẻ, mạng lưới xã hội và sự hợp tác. Trong đó, lòng tin được xem như là yếu tố “trung tâm” đóng vai trò hình thành nên mạng lưới quan hệ xã hội và các mối liên kết, hợp tác. Tùy mục đích và bối cảnh nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc vài yếu tố của VXH để khám phá/đo lường MQH với một hoặc vài lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Trong bối cảnh các VQG, các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh khám phá MQH giữa VXH với lợi ích môi trường, với các vấn đề quản lý bền vững tài nguyên. Đây là một khía cạnh thực sự đáng quan tâm trong xu hướng phát triển DLST trở thành một loại hình có trách nhiệm. Tuy nhiên, phát triển DLST hướng tới mục đích không chỉ quan tâm đến lợi ích môi trường mà còn phải có trách nhiệm và mang lại lợi ích trực tiếp cho NDĐP về kinh tế, VH - XH và nâng cao uy tín, tiếng nói của họ trong việc tham gia vào quá trình kiểm soát, ra quyết định phát triển DLST. Vì vậy, nghiên cứu VXH trong MQH với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST cần được khám phá thêm một số khía cạnh về các lợi ích cho NDĐP, đặc biệt là ở VQG - những địa bàn thuận lợi để phát triển DLST nhưng vai trò tham gia và hưởng lợi của người dân còn khá mờ nhạt.

- Về ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST

Gắn với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, mỗi nghiên cứu sẽ có những kết quả riêng về ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Tổng hợp lại có thể thấy MQH này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Lợi ích chính trị: biểu hiện ở khía cạnh người dân được nâng cao tiếng nói và quyền được kiểm soát quản lý tài nguyên có ảnh hưởng từ yếu tố lòng tin, chuẩn mực, mạng lưới xã hội và sự trao đổi, chia sẻ.

Lợi ích kinh tế: biểu hiện kết quả góp phần làm tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế


địa phương có ảnh hưởng từ lòng tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội.

Lợi ích VH - XH: biểu hiện ở đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hút được các dự án đầu tư cho giáo dục và phúc lợi xã hội, giảm tệ nạn xã hội… ảnh hưởng từ mạng lưới xã hội, chuẩn mực, lòng tin và sự trao đổi, chia sẻ.

Lợi ích môi trường: biểu hiện nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân; ảnh hưởng từ lòng tin, chuẩn mực, chia sẻ, hợp tác. Trong đó, yếu tố về lòng tin và chuẩn mực có mức độ ảnh hưởng rõ nét hơn (đây cũng là điểm khác biệt của các nghiên cứu ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển; ở đó, yếu tố về sự hợp tác và mạng lưới xã hội có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến việc nâng cao nhận thức BVMT của NDĐP).

Các nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố lòng tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội có ảnh hưởng rõ rệt đến lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận sự trao đổi, chia sẻ và sự hợp tác cũng có những ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của NDĐP. Bên cạnh đó, qua một số nghiên cứu ở các bối cảnh khác nhau còn khám phá thêm một số yếu tố khác thuộc VXH có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (đã được trình bày ở bảng 2.1). Rõ ràng, VXH và những ảnh hưởng của VXH là những vấn đề nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian và bối cảnh nghiên cứu. Vậy trong bối cảnh của các VQG - những khu vực thiên nhiên nhạy cảm, nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm và ĐDSH cho mỗi quốc gia và cả thế giới, được sự giám sát, quản lý theo cơ chế, chính sách đặc thù của nhà nước thì những yếu tố đã được ghi nhận có còn ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng theo thứ bậc của những yếu tố này có thay đổi không và trong bối cảnh các VQG có yếu tố nào khác thuộc VXH nhưng chưa được khám phá nghiên cứu trong MQH ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP lợi ích trong phát triển DLST… Đây là những “khoảng trống nghiên cứu” gợi mở cho đề tài luận án tiếp tục tìm hiểu, thăm dò và phân tích khám phá.

Căn cứ vào những khoảng trống nghiên cứu trên, đề tài xác định hướng phát triển nghiên cứu như sau:

- Lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu VXH với các yếu tố/thành phần phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch/DLST gắn với sự tham gia của NDĐP và có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP.

- Chứng minh được các yếu tố/thành phần VXH có ảnh hưởng đến lợi ích phát triển DLST, mỗi thành phần lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với các lợi ích khác nhau trong các trường hợp nghiên cứu. Ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB ngoài những đặc điểm chung về nguồn tài nguyên có ĐDSH cao, đều là những khu vực được nhà nước và CQĐP, cộng đồng dân cư quan tâm phát triển du lịch còn có đặc thù riêng về


QCQL các hoạt động DLST, các đặc điểm NKH... Điều đó dẫn đến VXH và lợi ích cho

NDĐP ở mỗi VQG trong phát triển DLST có thể sẽ có những nét riêng biệt.

- Khám phá, phát triển thêm một số thang đo/quan sát của các biến độc lập để làm rõ hơn đặc thù VXH trong phạm vi nghiên cứu và những ảnh hưởng đến lợi ích phát triển DLST cho NDĐP ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB.

- Tiến hành nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để sàng lọc các thang đo, phát hiện thang đo mới (nếu có); đánh giá được độ tin cậy và mối tương quan giữa các thang đo với nhau cũng như từng thang đo với tổng thể; kiểm định quan hệ giữa VXH và các lợi ích phát triển DLST. Đồng thời, giải thích được các kết quả nghiên cứu làm căn cứ để đề xuất các giải pháp, hàm ý chính sách phát triển DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB; tăng độ tin cậy của khung lý thuyết và giá trị liên hệ thực tiễn.

2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu

2.4.1.1. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước

Mô hình (khung lý thuyết) nghiên cứu ban đầu được xây dựng dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của VXH đối với phát triển du lịch, DLST. Trong đó, VXH tác giả kế thừa chủ yếu các thang đo:

Lòng tin: kế thừa các thang đo/các yếu tố nghiên cứu của Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Putnam (2000), Foucat (2002), Jones (2005), Rutten et al. (2010), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Thammajinda (2013), Liu et al. (2013), Gaitho (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017).

Sự trao đổi và chia sẻ: kế thừa các thang đo/các yếu tố nghiên cứu của Pretty and Smith (2003), Jones (2005), Zhao et al. (2011), Thammajinda, (2013), Gaitho

(2014), Musavengane (2017).

Chuẩn mực: kế thừa các thang đo/các yếu tố nghiên cứu của Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Jones (2005), Park et al. (2012), Liu et al. (2013),

Thammajinda (2013), Gaitho (2014), Marcinek and Hunt (2015).

Sự hợp tác: kế thừa các thang đo/các yếu tố nghiên cứu của Grootaert and Bastelaer (2001), Harpham et al (2002), Foucat (2002), Claiborne (2010), Thammajinda (2013), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Liu et al. (2013), Gaitho (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017).

Mạng lưới xã hội: kế thừa các thang đo/các yếu tố nghiên cứu của Foucat (2002), Claiborne (2010), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Liu et al. (2013),

Thammajinda (2013), Marcinek and Hunt (2015).

Một số nghiên cứu của định tính về ảnh hưởng của VXH đến lợi ích phát triển

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí