Tháp Phật Và Kiến Trúc Tháp Phật Ở Trung Quốc


Tam Quốc Chí – Ngô Thư – Lưu Dao truyện miêu tả ngôi chuà “Hình thức của chùa là trên có 9 tầng tháp, dưới 2 tầng chùa, có đường đi xung quanh, có thể chứa hơn 3000 người. Còn làm tượng Phật bằng đồng, mạ vàng, ngoài khoát gấm màu”. Đó là ghi chép cổ nhất về việc xây dựng chùa ngày trước. Chùa chiền ngày càng xuất hiện nhiều, đến giai đoạn Nam Bắc Triều, và đặc biệt là từ thời Đường, bố cục chùa đã được định hình.

*Bố cục chùa

Những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc được xây dựng theo kiểu kiến trúc Ấn Độ, lấy tháp làm chủ, tháp được xây dựng ngay bên trong sau cổng, trước Phật điện. Bên cạnh đó cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng theo mẫu các dinh quan triều Hán, hoặc nhiều quan lại hiến nhà ở của mình làm chùa, nên kiến trúc chùa còn pha lẫn kiến trúc các phủ đệ và nhà ở; hình thành nên những ngôi chùa với hình thức nhà bao quanh sân, một ngôi chùa thể hiện rò phong cách Trung Quốc.

Từ thời Tấn Đường trở về sau, kiểu kiến trúc giống sân nhà, đã được cải biên ngày càng chiếm ưu thế; Phật điện trở thành chủ thể của kiến trúc, tháp bị lùi xuống vị trí thứ yếu, được xây dựng phía sau Phật điện, có khi còn xây tháp ở cạnh sân chùa thành một khu tháp riêng.

Bình đồ kiến trúc có thể là dạng chữ Quốc, chữ Công, chữ Tam, hoặc kết hợp “nội công ngoại quốc”. Mặt bằng của kiến trúc Phật điện với sân vườn có bố cục gồm các phần chính sau: Đầu tiên là Cổng tam quan hay cổng chính của chùa gồm ba cửa, Giữa là một cửa lớn, hai bên cửa nhỏ hơn, để tượng trưng cho “ba cửa giải thoát” tức là “không môn”, “vô tướng môn” và “vô tác môn”. Có một số chùa còn đặt sơn môn sau Cổng tam quan, sơn môn còn gọi là Tam môn, là cửa chính trong một chùa [25,25].


Sau tam quan là Ao phóng sinh: Ao phóng sinh là nơi để thả các động vật như cá và rùa, trong ao nói chung có hoa sen, trong ao của một số chùa còn đặt Phật bà Quan Âm đứng ở giữa.

Sau Ao phóng Sinh là Thiên Vương điện: Còn gọi là Hộ pháp điện, giữa điện đặt tượng Di lặc, sau tượng Di lặc là tượng thần Hộ Pháp, hai bên đông tây là bốn vị thiên vương trông coi bốn phương, phía sau là Vi Đà, trước Thiên Vương điện thường có lầu chuông lầu trống: Phân biệt có chuông và trống ở phía trong sớm chiều gò chuông trống, để nhắc nhở tăng nhân theo thời gian để tu hành, ăn và nghỉ.

Sau Thiên Vương điện là đến Đại hùng bảo điện: Cũng gọi là Đại điện là một chính điện, là nơi các chúng tăng sớm chiều tập trung tu hành. Đại điện có ý nghĩa ca ngợi uy đức trí thượng của Thích Ca Mầu Ni. Có Đại điện chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni, hai bên là lưỡng vị tôn giả “Ca Diếp” và “An Nan”; cũng có Đại điện thờ tượng Tam thế (Phật Quá Khứ, Phật Hiện Tại, Phật Vị Lai), sau lưng các tượng Phật thường có tượng Bồ Tát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Dọc theo tường của toà Điện chính là Đông tây phối điện: Việc dùng Phối điện trong chùa là khác nhau và bố trí cũng có sự khác nhau, Phối điện bên cạnh phía đông nói chung có các phòng như Tăng phòng (phòng ở cửa các thầy chùa), phòng đọc sách, phòng làm việc, phòng trà. Bên cạnh phía tây phần nhiều là các nhà thiền dùng để tiếp đãi các tăng nhân tới du ngoạn. Trong những chùa lớn Phối điện hai bên thường có đạt 18 (hoặc 16) tượng La Hán hoặc 24 vị Kim Cương[25,25].

Trước Đại điện, hai bên tả hữu có Già Lam đường và Tổ Sư đường đối diện nhau. Già Lam đường là nơi thờ Xá Vệ Trư Nặc Tri Đa thái tử và Cô Độc trưởng già thời cổ Ấn Độ, để kỷ niệm công lao họ đã hộ trì Phật giáo. Hai bên thờ các vị Già Lam là các vị thần coi giữ chùa. Tổ Sư đường ban đầu chỉ có ở các chùa theo Thiền Tông, sau đó các Tông phái khác cũng có xây

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 8


dựng, Tổ Sư đường dùng để thờ các vị như Sơ tổ Đạt ma, Lục Tổ Huệ Năng và Bách trượng thiền sư - người quy định các thanh quy của Thiền Tông.

Sau Đại điện là Pháp đường: Là nơi các bậc cao tăng, đại đức trong chùa tới giảng pháp cho các đệ tử. Các công trình khác như nhà kho, nhà khách, nhà bếp…bố trí xung quanh.

Sau cùng là Tàng kinh các: Trong Tàng kinh các có chứa các quyển kinh và văn vật của bản chùa.

Vị trí các chùa thường chọn ở nơi hẻo lánh, yên tĩnh, ngoại thành hoặc nơi rừng núi. Những vùng đất tránh xa chốn hồng trần, thích hợp cho việc thanh tu. Chùa thường nằm trong một khuôn viên rộng lớn với rừng cây núi suối, …tất cả những cảnh này làm cho con người ta khi đến với đất Phật như đến chốn Bồng Lai, cảm thấy thư thái như được nâng đỡ về tinh thần.

2.2.3. Kiến trúc chùa hangTrung Quốc

2.2.3.1. Kiến Trúc chùa hang

Chùa hang là một kiến trúc Phật giáo đặc biệt phổ biến ở khu vực phía bắc Ấn Độ. Chùa hang ban đầu là những hang động được đục vào vách núi, người ta đặt vào trong đó những tác phẩm điêu khắc tôn giáo, dần dần mở rộng thành một nơi tưởng niệm, nơi thanh tu của các tăng nhân.

Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, loại hình kiến trúc này cũng được du nhập vào Trung Quốc. Các chùa hang ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ nửa sau thế kỷ Vở khu vực: Vân Cương, Long Môn và Hà Nam.

Chùa hang Trung Quốc mô phỏng kiến trúc chùa hang Ấn Độ nhưng mang nhiều nét khác biệt so với chùa hang Ấn Độ về hình dáng và chức năng. Chùa hang Trung Quốc nhỏ hơn chùa hang Ấn Độ, chính điều này đã quy định sự khác biệt về chức năng của hai kiến trúc. Với quy mô lớn, chùa hang Ấn Độ được dùng làm nơi thực hiện các lễ nghi tôn giáo, nơi ở và hội họp của các tăng nhân. Ở chính giữa hang, người ta tạc một nền đá cao dùng làm nơi


giảng kinh, phía trong cùng của hang có một tháp nhỏ dùng làm nơi cầu nguyện; dọc theo tường ở phía trước và hai bên hông hang người ta khoét sâu vào đá tạo thành nhiều phòng nhỏ, vừa rộng khoảng 10m2 đủ chỗ cho một nhà sư ngủ trong đó. Những kiến trúc như thế ít tìm thấy ở Trung Quốc. Với quy mô hang nhỏ, người Trung Quốc cho xây dựng ngôi chùa riêng phía trước hoặc ngay bên cạnh hang làm nơi hội họp và nơi ở cho tăng nhân. Tháp trong chùa hang Trung Quốc chỉ mang tính chất là một cột trang trí nằm ở phía sau hoặc giữa hang.

Hang động ở Đôn Hoàng là một công trình tiêu biểu của kiến trúc chùa Hang ở Trung Quốc.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc. Hang Mạc Cao Đôn Hoàng bắt đầu được xây dựng vào năm 366 SCN. Trải qua các triều đại, số lượng của các hang không ngừng tăng lên. Đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc Cao còn được gọi là “Thiên Phật động”. Tương truyền năm 366 SCN, hoà thượng Lạc Tôn đến chân núi Tam Nguy ở Đôn Hoàng, lúc đó là hoàng hôn, chưa tìm được nơi nghỉ, ông đang đắn đo rồi ngẩng đầu lên thì trông thấy cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện trước mắt, thấy trên núi Ô-xa đối diện óng ánh loá mắt, hình như có muôn vàn Phật hiện ra trong ánh vàng lấp lánh. Hoà thượng bị cuốn hút bởi cảnh tượng này và nghĩ rằng: nơi đây quả là một miền đất lạ. Do đó, ông thuê người tiến hành đục chạm, quy mô ngày càng lớn, đến đời nhà Đường nơi đây đã đục được hơn một nghìn hang đá13.


13 Tạp chí du lịch Trung Quốc: www.dulichtrungquoc.vn/van-hoa-nghe-thuat.html


Các chuyên gia sau một thời gian dài nghiên cứu cho rằng việc đục chạm hang Mạc Cao không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh trí tuệ của nhân dân thời cổ đại. Chọn địa chỉ tại một vùng thảm xanh trên sa mạc đã thể hiện tư tưởng về sự cách biệt giữa Phật giáo với cuộc sống thế tục và hội nhập với thiên nhiên. Đồng thời hang lại nằm trên “con đường tơ lụa”, nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương Đông và phương Tây, rất thuận tiện cho việc hoàng hóa Phật giáo.

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra hơn 500 hang đá trong cụm kiến trúc này. Các hang sớm nhất ở đây là những bằng chứng cho ý kiến về sự khác biệt với chùa hang Ấn Độ đã được trình bày ở trên. Các hang từ số 267 đến 271 được đục từ thời Bắc Lương (397 – 439) được sử dụng như một nhóm hang liên thôngvới hang trung tâm 268, các nhánh 267 và 270 ở vách phía nam và 269, 271 ở vách bắc. Mỗi hang nhánh được khoét chỉ vừa đủ cho một người ngồi xếp bằng, có lẽ được dành để ngồi thiền. Hang 285 được đục thời Tây Ngụy ( 535 – 556) cũng có 4 hốc tường ở vách phía nam và vách phía bắc, mỗi hốc rộng chưa đến 1m2 nên hoàn toàn không thể có chức năng là một nơi cư trú như chùa hang Ấn Độ. Trên trần hang chính còn có bức bích học vẽ 35 vị thiền sư đang ngồi thiền trong các hốc núi riêng biệt là một bằng chứng rất thuyết phục cho vấn đề này.

Động Vân Cương được xây dựng từ thời Bắc Ngụy. Bắc Ngụy trải qua thời kỳ "Thái Vũ diệt Phật", "Văn Thành phục pháp" dưới thời Văn Thành Đế (460-465) động Vân Cương mới bắt đầu được xây dựng với quy mô lớn và đến thời Hiếu Minh Đế (542) thì hoàn thành. Công trình vĩ đại này do hoà

thượng Đàm Diệu điều khiển. Đây là một khu quần thể điêu khắc tượng Phật dọc theo dãy núi kéo dài hơn 1km từ đông sang tây, rộng khoảng 400km2, với 45 động và hơn 51.000 pho tượng lớn nhỏ [37,306]. Công trình này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà cả trên thế giới. Toàn bộ quần thể này chia thành


3 phần: đông, trung và tây, trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía đông chủ yếu là các tháp, nên còn gọi là động tháp. Các động ở giữa, mỗi động đều phân thành hai gian trước - sau, ở giữa là Phật tổ, vách động và đỉnh động đều dày đặc các bức phù điêu. Phía tây chủ yếu là các động nhỏ, đa phần là tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).

Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dưng đứ ng trên thung lung̃

Long Môn , ở ngoại ô cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam 12,5 Km về

phía Nam . Bởi vì đây là vách núi đông tây đối diên với nhau , bên dưới co

dòng sông Doãn Hà chảy qua , cho nên trông nó như chiếc then cử a , sau thời

nhà Đường, đều gọi đây là “Long Môn” . Hang đá Long Môn đươc

khai tao tư

Hiến Văn Đế Bắc Nguy (năm 471 đến năm 477 Công Nguyên), trải qua hơn

400 năm mới hoàn thành , đến nay đã có hơn 1500 năm lic̣ h sử , chiều dài của

hang đá Long Môn khoảng 1km, hiên nay còn tồn taị hơn 1300 hang, 2345

khám hang , hơn 3600 vât

có ̀i đề và bia khắc , hơn 50 tháp Phật , 97 nghìn

pho tươn

g Phât

. Trong đó hang Tân Dương , chùa Phụng Tiên và hang Cổ

Dương là tiêu biểu nhất .

2.2.3.2. Tháp Phật và kiến trúc tháp Phật ở Trung Quốc

*Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp Phật ở Trung Quốc

Tháp Phật có xuất xứ từ Ấn Độ, từ một kiến trúc gọi là “stupa”. “Stupa” trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “cao trội”, “nấm đất”, “gò mộ”. Kiến trúc này vốn được xây dựng để cất giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, về sau di cốt của các cao tăng cũng được coi là xá lợi. Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, kiến trúc stupa cũng được mang theo. Người Trung Quốc phiên âm stupa thành “ túy đô ba”, “ tháp bà” về sau gọi tắt thành “ tháp”.

Hình thức ban đầu của Stupa là dạng bán cầu, giống như một “gò mộ” đúng với ý nghĩa ban đầu của nó. Đại stupa Sanchi là một trong những stupa


sớm nhất, tiêu biểu nhất cho hình thức này. Về sau hình dáng nay được cải biến lại, hình tháp nhọn hơn và vươn lên cao hơn, stupa trở nên rất phổ biến ở khu vực tây và bắc Ấn Độ. Tháp được truyền vào Trung Quốc là tháp dạng này. Một dạng stupa khác cũng ra đời ở Ấn Độ nhưng muộn hơn gọi là “ Kim cương bảo tọa”(Vajrasana). Đó là một dạng đài cao trên đó dựng lên 5 tháp nhỏ giống như hình dạng ngọn núi Meru, ngọn núi thiêng trong đời sống tâm linh người Ấn Độ, đồng thời là nơi cất giữ 5 vị trí Phật, ( Dhyani - Bouddha).

Tháp khi được truyền vào Trung Quốc đã trở thành một công trình vừa cất giữ xá lợi vừa để thờ cúng, tưởng niệm. Đặc biệt khi truyền vào Trung Quốc, hình dáng của stupa được kết hợp với kiến trúc cổ truyền trở thành một dạng kiến trúc mới mà vẫn tồn tại đến ngày nay trong một không gian không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

*Quá trình phát triển của tháp Phật Trung Quốc

Tháp Phật vốn có hình dạng như miêu tả trên thì tại sao lại biến đổi thành dạng tháp ngày nay của Trung Quốc và sự biến đổi đó xảy ra như thế nào, khi nào ?... là những câu hỏi thú vị khi nghiên cứu tháp Phật Trung Quốc.

Thật là không thuyết phục khi cho rằng kiếu tháp cao nhiều mái là sự phát triển một cách đơn giản từ dạng Stupa hình bán nguyệt, rằng “phần nền của tháp được nâng cao hơn và trở thành yếu tố chiếm ưu thế trong khi phần thân hình bán cầu bị lược bỏ dần và trở nên không quan trọng” [50,239].

Ta cần thấy rằng chức năng và kiến trúc của Stupa và tháp cao nhiều mái là có nhiều điểm khác nhau. “Mục đích quan trọng nhất của tháp hình bán cầu là đề chứa xá lợi Phật, đặc trưng của nó là thân hình bán cầu. Đặc trưng cơ bản này vẫn còn được lưu giữ lại, không bị biến đổi theo thời gian hay địa điểm xây dựng. Rất nhiều tháp ở Đông Nam Á có thân hình bán cầu, trong khi tháp nhiều tầng mái lại không có yếu tố đặc biệt này. Ở Trung Quốc tháp hình bán cầu đã biến mất một cách đột ngột”[41,377]


Khả năng lớn nhất chính là sự kết hợp với kiến trúc “vọng lâu” (tháp quan sát hay tháp canh quân sự). Điều này được rất nhiều nhà nghiên cứu chấp thuận. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng có thể ban đầu “ tháp” chưa có những chức năng như hiện nay mà có thể có chức năng của một điện thờ hơn là một stupa. Tháp nhiều tầng mái được đặc trưng bởi không gian bên trong được mở ra nhưng Stupa là một kiến trúc hoàn toàn đóng kín và không có không gian bên trong. Cũng có thể để xây dựng một mô hình giống như mô hình mà cao tăng Huyền Trang đã miêu tả về một khu điện thờ với stupa chứa xá lợi Phật và một tự viện 3 tầng và người Trung Quốc đã mượn kiến trúc vọng lâu cổ truyền. Điều này có thể xảy ra vào giai đoạn đầu khi Phật giáo mới được truyền vào và phát triển ở Trung Quốc, cụ thể là trước thế kỷ V SCN.

Từ thế kỷ V đến thế kỷ VII SCN, có thể xem như giai đoạn hình thành sự kết hợp của điện thờ và một stupa thu nhỏ trên nóc. Khi đó, tháp mang cả hay chức năng của điện thờ và stupa. Từ thế kỷ VII, tháp mất dần vị trí chủ thể cho kiến trúc “tự” kiểu sân nhà truyền thống, tháp trở nên trừu tượng và thu nhỏ hơn. Chức năng của tháp có thể là cất giữ xá lợi hoặc các bảo vật, đến thế kỷ VIII, việc đặt các hộp thánh tích bên trong tháp trở nên rất phổ biến khắp Trung Quốc và các nước Phật giáo ở Đông Á và Việt Nam. Từ thế kỷ IX, tháp còn có thêm chức năng chứa xá lợi của các vị sư, và lùi ra vị trí rìa, có thể ở phía sau trong khuôn viên chùa.

Trên đây là một giả thuyết về sự biến đổi từ stupa thành Tháp. Ngoài sự biến đổi theo chiều hướng đã xét trên, tháp Phật qua từng giai đoạn lại có nhiều sự biến đổi về phong cách kiến trúc, trang trí, về vị trí xây dựng, về vật liệu xây dựng,.. Các tháp giai đoạn đầu được làm bằng gỗ, đến thế kỷ V thì dần dần chuyển sang xây bằng gạch và đá, bên cạnh việc duy trì kiến trúc gỗ, nhưng hầu hết các tháp dù được xây bằng đá hay gạch đều chịu ảnh hưởng của tập quán xây dựng bằng gỗ. Những kiến trúc tháp được đánh giá cao nhất

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí