Những Công Trình Điêu Khắc Trang Trí Tiêu Biểu Của Trung Quốc


tại Vân Cương được tạo ra trong một thời gian ngắn và cùng giai đoạn như giai đoạn chủ yếu ở Ajanta, vào khoảng năm 460 mãi đến khi thủ đô được dời đến Lạc Dương vào năm 494. Chúng gồm có trên 50 hang động, trong số đó 20 hang động quan trọng về những bi ký minh văn và nghệ thuật tạc tượng [39,123]. Năm hang động cổ xưa nhất, mỗi cái được đánh dấu bởi một thời gian được che chở bằng một hiên gỗ nhiều tầng. Mặt hiên này là bản sao của nền kiến trúc ban đầu của Trung Quốc bao gồm rầm chìa theo lối cổ truyền và những mái lợp ngói. Loại trừ những việc xây dựng lại sau này ở một số hang động, tất cả những gì còn lại của mặt tiền gỗ là những táng cột bằng đá của chúng. Tuy nhiên, các bản sao của nền kiến trúc ban đầu có thể được nhìn thấy trong các công trình chạm nổi có mầu sắc rực rỡ nằm bên trong một vài hang động.

Thay vì được lấp đầy bằng những hình tượng khổng lồ trung tâm của nhiều 1

Thay vì được lấp đầy bằng những hình tượng khổng lồ, trung tâm của nhiều hang động trong số những hang động của Vân Cương bị một cái tháp đơn độc hình vuông án ngữ, nó được đẽo gọt từ vách núi đá cao để hình thành một ngôi chùa vuông vức. Ngoại trừ phần cốt lòi cứng chắc của chúng và việc đi kinh hành quanh chùa, những ngôi tháp nhiều tầng lớp này ít giống tiền thân của chúng là phù đồ ở Ấn Độ. Một vài tầng

lầu của chúng gồm có một nhóm tượng đặt bên trong các hốc tường hoặc trong một số trường hợp như là ở Đôn Hoàng gồm có một nhóm lớn tượng độc nhất lấp đầy mỗi bên. Các mái chìa ngắn, treo lơ lửng được chạm trổ nhại theo các mái ngói và tháp chóp nhọn, cây cột đơn độc tượng trưng cho “quả núi thế giới Meru”, biến

hình vào trong trần của hang động [39,128].

Mặc dù ngôi chùa (pagoda) Trung Quốc

Mái chùa kiểu Trung Quốc


(từ “pagoda” này xuất phát từ những người Bồ Đào Nha bên Ấn Độ) xuất thân từ phù đồ Ấn Độ, hình thể của nó không hề giống quần thể các phù các phù đồ được tìm thấy khắp Nam Á. Tại những khu vực có quan hệ thân thiết với Ấn Độ như Sri Lanka và Nepal, những sự biến thiên mang tính chất khu vực quả là có xẩy ra các thành phần cơ bản vẫn còn tồn tại. Ở các vùng Tây Bắc, Gandhara phần trên của tháp chóp nhọn được phát triển thêm, giảm bớt tỷ lệ của thân tháp hình chuông xuống ít hơn phần nửa. Ngoài ra, hình thể của tháp, chóp nhọn từ một hình tròn thay đổi thành một hình vuông và bệ phát triển thành một phần đáy nhiều tầng, kết hợp các hàng hốc tường dành cho các tượng. Nếu như các tượng ban đầu của Trung Quốc gốc từ Gandhara thì sự phát triển của ngôi chùa Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi lối thiết kết đặc biệt này. Tuy nhiên, hình dạng thẳng đứng, có đường thẳng bọc quanh và việc sử dụng mái chìa có lợp ngói treo lơ lửng có thể được gán cho lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc thời kỳ đầu trước đó. Có nhiều bằng chứng về những kiểu thức xây dựng như thế trong các tháp canh có niên đại muộn nhất là ở đầu triều đại Tần (206 TCN, 220 SCN).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Người Trung Quốc đã dựng lên những ngôi chùa theo nhiều hình dạng khác nhau và dùng vật liệu là gỗ đá và gạch – các vật liệu sau đáng được sử dụng phỏng theo vật liệu gỗ - nhưng những dị bản của loại đa tầng lớp và vuông vức được nhìn thấy tại Vân Cương (Yungang) tiếp tục là mẫu thiết kế được ưa chuộng. Hình thể này còn có thể được nhìn thấy gần Tây An tại chùa Ngỗng Lớn, được bảo quản tốt thuộc đầu thế kỷ thứ 8, là một phần của tự viện Zuensi, quê hương của Huyền Trang. Nhìn từ xa, các tầng lầu thu nhỏ dần của ngôi chùa biểu hiện một hình ảnh của sự thanh tịnh và thậm chí về sự nhịp nhàng, tương phản rò rệt với rầm chìa phức tạp và những viên ngói mầu của cấu trúc tự viện. Nhiều tầng của ngôi chùa có thể đi lên bằng cầu thang bên trong, nhại theo tập quán của đầu triều đại nhà Đường là phủ lên một bề


đáy vuông vức, để làm nền cho một loạt các tầng hẹp, thường thường là 7 tầng, đôi lúc là 15 tầng và các tầng được phân chia bởi các mái chìa ngắn, làm nổi bật thêm hình dạng cong cong của tháp. Mặc dù các mái chài lơ lửng có kích thước to hơn chỉ có thể làm bằng gỗ, việc xây dựng phần nền quả có tạo thêm tính giản dị, theo nhận xét của học giả Alexander Soper. Điều đó dẫn tới một tính trực tiếp đồ sộ và phô bầy rò bề mặt, dùng những trụ bổ tường nông để phân chia mỗi bức tường, gần giống như sở thích phục hưng của nước Ý. Vào khoảng thời nhà Đường, ngôi chùa Trung Quốc ít giống kiểu ngôi chùa Ấn Độ. Trong thực tế, khá nhiều công trình kiến trúc khác nhau xuất hiện, nguồn cảm hửng từ các kiểu mẫu kiến trúc gỗ. Chúng có những cảnh cửa thực hiện công phu và những cặp tượng hình hộ thủ, một phần bên trong mang tính chức năng và những hình tượng phù hợp với các sơ đồ vũ trụ.

Tương tự như ngôi chùa xuất thân nguyên thuỷ từ các tháp cổng thời kỳ tiền Phật giáo, nguồn gốc của ngôi chùa Phật giáo cũng có thể được tìm thấy trong số các công trình xây dựng bằng gỗ mang tính chất thế tục cổ truyền. Những Phật tử không bao giờ rời xa truyền thống đầu tiên đó và sau triều đại nhà Đường, khi trào lưu Tân Khổng giáo bộ phát và Phật giáo suy yếu, các ngôi chùa và sự sắp đặt vị trí nằm bên trong khuôn viên đã phản ánh sâu sát hơn những kiểu mẫu thiết kế của lối kiến trúc hoàng cung. Sự tương đồng này có thể thấy trong thời nhà Đường vì các bệ thờ tượng Phật đã khá giống các sảnh đường yếu kiến đức vua với tất cả được đặt đối diện với người lễ Phật và số lượng cũng nhiều như chư hầu và bá quan văn vò đối diện với các thuộc hạ của họ. Các ngôi chùa Phật giáo cá nhân tuân theo sơ đồ truyền thống đối với các công trình xây dựng thế tục quan trọng. Chúng có trục mặt tiền với nhiều cửa và những mái chìa lơ lửng, chúng được dựng lên trên các nền đá hoặc nền gạch. Các cột trụ chống đỡ nối liền với mái nhà bằng một hệ thống rầm chìa làm giảm thiểu trọng lượng của các mái nhà nặng nề đồng thời tạo ra một sự


chuyển tiếp hấp dẫn từ cây cột trụ thẳng đứng với mặt phẳng nằm ngang của mái nhà. Mặc dù những người Ai Cập và Hi Lạp đã cùng chọn một hệ thống cột trụ và rầm đỡ, thay vì rầm chìa họ sử dụng đầu cột, một hình thức chắc chắn có vẻ thuộc về cột trụ nhiều hơn. Hệ thống rầm chìa của người Trung Quốc đã tạo nên một thành tố trực quan riêng biệt, khác hẳn với các thành phần cấu tạo khác và ở mức độ tối ưu nhất, nó cung cấp một bộ phận gây hiếu kỳ về mặt thẩm mỹ giữa thành phần định hướng nằm ngang và nằm dọc của các hình thể kiến trúc chính yếu khá: mái nhà và cột trụ.

Lối kiến trúc Phật giáo thời nhà Đường có thể nhìn thấy từ một di tích còn sót lại của thế kỷ thứ 8. Đó là một công trình chạm trổ trên một rầm đỡ bằng đá ở chùa Ngỗng Lớn tại Tây An. Thay vì đầu hồi có mép bờ gọt đẽo công phu hơn mái nhà, loại này có mép bờ đơn giản hơn và bệ vệ hơn [39,130]. Nó thường là một công trình kiến trúc một tầng lầu với những thành phần chống đỡ hoàn toàn có thể nhìn thấy được từ bên trong và đôi khi được thực hiện cầu kỳ hơn bằng sự tăng cường thêm một trần nhà hoặc có gắn đèn lồng. Phần đầu của hệ thống rầm chìa nằm bên ngoài rò ràng là đã phức tạp hơn hệ thống của thời Lục Triều mà người ta biết được trước đây. Hệ thống các gian nhà nằm dọc theo các mặt trước tạo nên không gian rộng rãi nhất cho phần để ngỏ ở trung tâm và những bức tường che chắn không chịu lực đều được lấp đầy gạch và trát thạch cao. Thường khi sự chú ý về chi tiết tượng trưng được mở rộng tới các đế cột bằng đá, được chạm khắc một cách tinh tế bằng những cánh hoa sen.

Hình thức kiến trúc về sau chủ yếu tuân theo các kiểu đã được thiết lập mà theo đó chỉ có thể mở rộng ra và tô điểm thêm các chi tiết, ví dụ như sửa đổi các rầm chìa hoặc phóng đại các tỷ lệ để đạt tới những tác dụng lớn lao. Các ngôi đền thời Tống (960 - 1279) dễ nhận biết bởi những đầu nút mái chìa hoặc chiều cao của chúng cũng chỉ là cải biên và sự rực rỡ có tính kỹ thuật


của mái và gạch nền. Một trong những đặc tính bất thường của thời Tống là một sự say mê nghệ thuật thu nhỏ. Việc này thể hiện qua các bản sao thu nhỏ của những công trình bằng gỗ. Chúng được xây dựng bên trong các ngôi đền chẳng hạn như là cái tủ nhỏ đựng kinh sách. Những khám thờ tý hon hoàn chỉnh gồm cả hệ thống rầm chìa và những đoạn nối, những cầu nối uốn cong. Tác dụng của loại nhà mô phỏng này tạo thành một bối cảnh thích hợp cho những tài liệu quý giá mà các đền chùa cần bảo quản. Tại Nara hiện còn sót lại một công trình quý hiếm của thời kỳ này: Đó là Nam Môn, nó là một sản phẩm của miền nam Trung Quốc mang tính chất độc đáo, xây dựng theo một kiều đền xa xưa hơn, còn sót lại đến ngày nay nhờ nó tồn tại ở Nhật. Tính chất giản đơn và hình khối kềnh càng của nó phân biệt nó với sở thích thanh nhã của thời Tống. Sự quý hiếm của nó nhắc nhở chúng ta về những sự mất mát lớn lao và đau lòng cũng như những sự khác biệt đáng kể giữa hai sở thích nghệ thuật của miền Nam và miền Bắc Trung Quốc.

2.4. TIỂU KẾT

Phật giáo được sản sinh từ Ấn Độ và lưu truyền vào Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc được thừa hưởng nhiều đặc điểm của Phật giáo Ấn Độ và vẫn bảo tồn Phật giáo của mình theo nguyên gốc về hệ thống biểu tượng và kết cấu không gian tổng thể của kiến trúc chùa Trung Quốc. Đặc biệt, kiến trúc chùa Hang và tháp Phật là những kiểu kiến trúc còn giữ gìn theo nguyên dạng của Ấn Độ. Tuy nhiên kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp của luận lý tôn giáo và văn hóa dân tộc tạo nên một phong cách thống nhất, tập hợp những kỹ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình kết tinh thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là điểm nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ và nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc.


Từ nền tảng này Phật giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và mê ly của riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.

Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc. Các đế vương lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hổ trợ cho việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỹ năng nghệ thuật kiến trúc.

Kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc so với kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so về số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.

Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần giang rộng mái. Ngoài ra, giá đỡ còn mang tính năng trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đến đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này đã được thể chế hóa.


CHƯƠNG 3.‌‌

DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ PHẬT GIÁO

--------------***--------------


3.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TIÊU BIỂU CỦA TRUNG QUỐC

3.1.1. Mười pho tượng ngồi lớn

- Đó là những pho tượng khắc đá đơn độc, không kể những bức tượng để trong hang đá. Những tượng này đều được khắc trên núi. Trong 10 pho tượng thì có 6 pho nằm ở Tứ Xuyên.

- Tượng Phật ở Lạc sơn (Tứ Xuyên), cao 71m, chân Phật dài 19,92m, tạc vào triều Đường.

- Tượng Phật ở Tây Sơn, Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cao 63m xung quanh có 126 trụ đá khắc Hoa Nghiêm Kinh, tạc vào năm 551.

- Tượng Phật ở Cam Cốc, Cam Túc, cao 38m, tạc vào thời kì Đường Tống.

- Tượng Phật Bính Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên, cao 37m.

- Tượng Phật ở huyện Vinh (Tứ Xuyên) cao 36,67m, tạc vào triều Tống.

- Tượng Phật ở huyện Tuấn (Hà Nam), cao 27m, dựng vào thời kỳ Nam Bắc Triều.

- Tượng Phật ở Đồng Nam, Trùng Khánh, cao 27m, tạc vào cuối triều tống.

- Tượng Phật ở huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây, cao 24m.

- Tượng Phật ở Thạch Môn, Trùng Khánh, cao 23m, tạc vào triều Minh.

- Tượng Phật ở Tư Dương, Tứ Xuyên cao 21m, tạc vào thời Đường Tống.


3.1.2. Bốn pho tượng Phật nằm lớn


Bao gồm:


-Pho tượng nằm ở Mã Long Sơn, huyện Đồng Nam, tỉnh Trùng Khánh, dài 54m, trong đó phần lộ thiên dài 36m.‌

- Pho tượng nằm ở thành phố Trương Địch, tỉnh Cam Túc dài 34,5m, tạc bằng đồ gốm mộc, tác phẩm của thời kì Tây Hạ (1098)

- Pho tượng nằm ở huyện Đại Túc thuộc thành phố Trùng Khánh, dài 31m, khắc bằng nham thạch.

- Pho tượng nằm ở huyện An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên, dài 23m.

3.1.3. Hai pho tượng gỗ lớn

- Những pho tượng này đều là tượng Phật đứng. Pho thứ nhất nằm ở chùa Phổ Ninh, thuộc thành phố Thừa Đức tỉnh Hà Bắc, cao khoảng 23m, là pho tượng Quan Âm ngàn mắt ngàn tay, được tạo bởi các loại gỗ tùng, bách, du, dương sam.

- Pho thứ 2 ở cung Ung Hòa ở thành Bắc Kinh, cao 18m (phần chìm trong đất dài 8m), là pho tượng Di Lặc đứng làm bằng gỗ bạch đàn. Hoàng đế Càn Long đã bỏ ra 80.000 lạng bạc để dựng pho tượng này.

3.1.4. Hai pho tượng đồng lớn

- Pho thứ nhất là tượng Phật Vị Lai ở chùa Trát Thập Luân Bố ở Tây Tạng, cao 26,2m, dùng hết 115.000 kg đồng, là pho tượng đồng lớn nhất Trung Quốc, Pho thứ 2 là tượng đồng Bồ Tát ở chùa Long Hưng thuộc huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc, cao 22m, nền làm bằng đá, cao 2m.

3.2. DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TƯỢNG PHẬT CHÙA TRUNG QUỐC

Trung Á- Một khu vực rộng lớn với các tiểu vương quốc và các con đường dành cho những đoàn thương buôn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đã đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc, hầu như tất cả mọi kinh tạng của Phật giáo đầu tiên đều được dịch ở Trung Á. Bản thân nghệ thuật mang tính chất chiết trung, bao gồm những phiên bản đa dạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022