Đánh Giá Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha


2.5 Mô hình nghiên cứu



Thu nhập & Chế độ đãi ngộ

Đào tạo

Hoạch định nghề nghiệp & Cơ hội thăng tiến


Phân công - Giao việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá nhân viên

Sự

Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh - 4

hài lòng của nhân viên ngân

hàng

Tuyển dụng

Động viên, khuyến khích


Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong Chương 2 đã xác định 7 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, mối quan hệ của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với sự hài lòng của nhân viên ngân hàng. Đồng thời trong chương này cũng đưa ra mô hình lý thuyết và nhóm giả thuyết về mối quan hệ của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với sự hài lòng của nhân viên ngân hàng.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi. Đối tượng tham gia thảo luận gồm 30 nhân viên của 3 ngân hàng thương mại cổ phần: Bắc Á, VIB, BIDV. Giai đoạn này nhằm xác định các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và một số yếu tố trong thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng của nhân viên ngành ngân hàng.

Sau khi lựa chọn được thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia, khảo sát ý kiến của 20 nhân viên làm việc tại hai ngân hàng TMCP là Bắc Á va BIDV nhằm đánh giá tính phù hợp của các yếu tố, điều chỉnh các biến quan sát dùng trong đo lường các thành phần nghiên cứu và hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 10/2013 tại 3 ngân hàng TMCP hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bắc Á, BIDV và VIB.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông tin thu thập được bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp 230 nhân viên ngân hàng làm việc tại 6 ngân hàng TMCP gồm Bắc Á, VIB, BIDV, HD, Eximbank, Maritime bank, thông qua bảng câu hỏi định lượng được thiết kế theo thang đo Likert 7 mức độ với lựa chọn số 1 là hoàn toàn


không đồng ý với phát biểu và số 7 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu. Kết quả thu được là 190 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này dùng để kiểm định các giả thuyết nêu ra trong mô hình tác giả đề xuất.

Nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình:



THẢO LUẬN NHÓM ( 30 NV TẠI 3 NGÂN HÀNG)

THANG ĐO CHÍNH THỨC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

LỰA CHỌN THANG ĐO NHÁP 1

THANG ĐO NHÁP 2

THẢO LUẬN TAY ĐÔI (20 NV TẠI 2 NGÂN HÀNG)

KHẢO SÁT 230 BẢNG CÂU HỎI

NHẬP LIỆU 190 BẢNG CÂU HỎI VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (SPSS)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH

ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ


Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu


3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các thang đo được đánh giá theo các công cụ sau:

3.2.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Các thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng phần mền thống kê SPSS 16.0 for Windows. Mục đích nhằm tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra ( Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, tập 2, 2008, 16) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (tập 2, 2008, 24) cho rằng: “ Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”.

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn ( giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, còn nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể.


Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. ( Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB. Hồng Đức).

Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loading) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0.5 (Hair & ctg, 1998).

Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Thứ tư, hệ số eigenvalue ( đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.

Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).

3.2.3 Phân tích hồi quy

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy cần thực hiện phân tích tương quan nhằm xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy dùng để kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Trong phân tích hồi quy các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chí sau: R2 hiệu chỉnh, hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta), Mức ý nghĩa (sig) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).

Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mền SPSS 16.0.

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng khảo sát

Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát thông qua ý kiến của nhân viên ngân hàng, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và sự hài lòng của nhân viên ngân hàng về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị đang công tác, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng như sau:


Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã chọn 50 nhân viên làm việc tại 3 ngân hàng TMCP gồm Bắc Á, VIB và BIDV để tiến hành thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi.

Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả khảo sát 230 nhân viên làm việc tại 6 ngân hàng TMCP có chi nhánh và hội sở hoạt động kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bắc Á, Eximbank, BIDV, HD, VIB, Maritimebank.

3.3.2 Cách thức khảo sát

Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi.

Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, việc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhân viên ngân hàng về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng của nhân viên bằng bảng câu hỏi chi tiết. Khi tiến hành khảo sát, tác giả trao đổi trực tiếp với người được phỏng vấn về mục đích nghiên cứu, gửi bảng câu hỏi, giải thích và hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi.

3.3.3 Quy mô và cách chọn mẫu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thảo luận được thực hiện theo nhóm, thông qua việc chọn đích danh cá nhân và mời dự thảo luận. Tiến hành với 3 nhóm với 30 người đang làm việc tại 3 ngân hàng TMCP gồm Bắc Á, VIB, BIDV.

Sau khi chọn lựa, điều chỉnh thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành khảo sát thử với 20 nhân viên của ngân hàng Bắc Á và BIDV theo phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố.

Trong giai đoạnh nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại 6 ngân hàng TMCP gồm: Bắc Á, Eximbank, BIDV, HD, VIB, Maritimebank.


Cách chọn mẫu theo một số nhà nghiên cứu như sau: Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), số mẫu quan sát ít nhất phải bằng bốn hay năm lần số biến trong phân tích nhân tố. Như vậy, với số biến trong luận văn là 36 và để đảm bảo tính đại diện, dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ tác giả đã lựa chọn quy mô mẫu là 230 người nhiên viên.

3.4 Điều chỉnh thang đo

3.4.1 Quá trình điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên ngân hàng sử dụng thang đo đã có trong các nghiên cứu trước, tuy nhiên thang đo này có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và tại các ngân hàng thương mại cổ phần, vì vậy tác giả đã lựa chọn thang đo và có sự điều chỉnh như sau:

- Lựa chọn loại thang đo nghiên cứu: chọn thang đo của Singh (2004) để đánh giá về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực.

- Thảo luận nhóm về các thành phần nghiên cứu trong thang đo nhằm xác định các thành phần cụ thể phục vụ cho việc nghiên cứu, trong đó xác định rò các yếu tố của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng của nhân viên ngân hàng.

- Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp với các yếu tố trong thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

3.4.1.1 Nghiên cứu định tính

Trước tiên, tác giả thăm dò ý kiến của các đối tượng phỏng vấn bằng cách thiết kế dàn bài thảo luận ( phụ lục 1) gồm các phần:

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu;

- Để làm cơ sở cho phần thảo luận, tác giả đã gợi ý bằng rất nhiều câu hỏi mở nhằm thu thập thật nhiều ý kiến càng tốt;

Tác giả đã lựa chọn đối tượng để tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022