Các Nghiên Cứu Sử Dụng Phương Pháp Tiếp Cận Phi Cấu Trúc



Yeyati và Micco (2007) sử dụng chỉ số tập trung CRk và HHI để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng tại 8 nước mới nổi ở khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1993 – 2002. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Cho (1990), kết luận từ nghiên cứu cho thấy rằng sự xuất hiện của NHNNg làm giảm tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng phương pháp cấu trúc đo lường tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng gián tiếp thông qua chỉ số tập trung, không đo lường trực tiếp từ dữ liệu của từng ngân hàng tham gia thị trường như phương pháp phi cấu trúc. Theo Bikker và cộng sự (2012) cho rằng phương pháp tiếp cận cấu trúc không phải là thước đo tốt đối với cạnh tranh.

2.2.5.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc


Poghosyan và Poghosyan (2010) sử dụng mô hình Bresnahan để đánh giá tác động của thâm nhập NHNNg đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng tại 11 nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 – 2006. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có phương thức thâm nhập của NHNNg thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập làm giảm cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước, còn NHNNg thâm nhập bằng phương thức lập cơ sở kinh doanh mới lại làm tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.

Jeon và cộng sự (2011) nghiên cứu tác động của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng 17 nền kinh tế mới nổi tại châu Á và Mỹ Latinh giai đoạn 1997 - 2008 bằng mô hình Panzar – Rosse. Khác với kết luận từ nghiên cứu của Yeyati và Micco (2007), kết quả nghiên cứu này cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước trong mẫu dữ liệu nghiên cứu.

Mulyaningsih và cộng sự (2015) kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia giai đoạn 1980 – 2010. Nghiên cứu sử dụng mô hình Panzar – Rosse hiệu chỉnh do Bikker và cộng sự (2012) phát triển. Tương tự như kết luận của Jeon và cộng sự (2011), nghiên cứu này cho



thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia.

Diallo (2016) sử dụng chỉ số Boone để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng của 34 quốc gia Châu Phi giai đoạn 1997 – 2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước trong mẫu dữ liệu nghiên cứu

Gần đây nhất Yin (2020) sử dụng chỉ số Lerner để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng của 148 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1987 – 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thâm nhập của NHNNg làm giảm tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước phát triển, nhưng làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước đang phát triển.

Mục này đã khảo cứu các nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước làm cơ sở cho việc xác định khe hở nghiên cứu và phát triển giả thuyết liên quan đến RQ1. Kết quả khảo cứu được tổng hợp ở Bảng 2.3.


Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg

đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước

Tác giả

Dữ liệu

Kết quả

Cho (1990)

Indonesia giai đoạn 1974 -

1983

Tăng cạnh tranh

Yeyati và Micco (2007)

8 nước mới nổi ở khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1993 -

2002


Giảm cạnh tranh

Poghosyan và Poghosyan

(2010)

11 quốc gia Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 - 2006

Giảm cạnh tranh với phương thức mua lại và

sáp nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam - 7


Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước (tiếp theo)

Tác giả

Dữ liệu

Kết quả

Poghosyan và

Poghosyan (2010)

11 quốc gia Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 - 2006

Tăng cạnh tranh với

phương thức lập cơ sở kinh doanh mới

Jeon và cộng sự (2011)

17 quốc gia châu Á và Mỹ Latinh giai

đoạn 1997 – 2008


Tăng cạnh tranh

Mulyaningsih

và cộng sự (2015)

Indonesia

giai đoạn 1980 – 2010


Tăng cạnh tranh


Diallo (2016)

34 quốc gia châu Phi giai đoạn 1997 – 2009


Tăng cạnh tranh


Yin (2020)


148 quốc gia

giai đoạn 1987 – 2015

Tăng cạnh tranh ở các

nước đang phát triển

Giảm cạnh tranh ở các

nước phát triển

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC

2.3.1. Khái niệm hiệu quả của ngân hàng thương mại


Khái niệm về hiệu quả được phát triển từ các nghiên cứu của Koopmans (1951), Debreu (1951) và Farrell (1957) trong lĩnh vực sản xuất. Koopmans (1951) cho rằng hiệu quả đạt được khi sử dụng đầu vào ở mức tối thiểu để sản xuất một đơn



vị sản lượng đầu ra định sẵn, hoặc với một đơn vị đầu vào định sẵn có thể thu được tối đa sản lượng đầu ra. Debreu (1951) đưa ra điều kiện để xem một kỹ thuật sản xuất là tối ưu khi không còn khả năng tăng đầu ra hoặc giảm đầu vào. Farrell (1957) đưa vào yếu tố giá để so sánh đầu vào và đầu ra khi xác định hiệu quả sản xuất.

Hauner (2005) đưa ra khái niệm hiệu quả mang tính tổng quát hơn, hiệu quả được hiểu khi tối đa hóa được giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp trên cơ sở quy mô kinh tế, phạm vi hoạt động, quá trình sản xuất để biến đầu vào thành đầu ra và kỹ năng quản lý doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn của một doanh nghiệp hiệu quả là tối đa sản lượng đầu ra dựa vào sản lượng đầu vào nhất định. Theo Coelli (2005) một đơn vị kinh tế được cho là hiệu quả hơn so với một đơn vị khác nếu nó có thể cung cấp hàng hoá dịch vụ nhiều hơn cho xã hội mà không cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn đơn vị khác. Hay nói cách khác, đơn vị được gọi là hiệu quả nếu đạt được kết quả đầu ra tối đa trong khi sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào.

Trong những thập niên gần đây, hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng đã được quan tâm nghiên cứu. Về bản chất, NHTM là một đơn vị kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông với mức rủi ro có thể chấp nhận được (Rose, 1998). Do đó, hiệu quả của NHTM cũng tương tự như các đơn vị sản xuất. Khi đề cập đến hiệu quả trong ngành ngân hàng cần phân biệt giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả phân bổ là mức độ mà các nguồn lực được phân bổ để sử dụng với giá trị kỳ vọng cao nhất, còn hiệu quả kỹ thuật đạt được khi sử dụng tối thiểu sản lượng đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra. Sản lượng đầu ra có thể là dư nợ cho vay hoặc tổng số dư tiền gửi, hoặc thu nhập của ngân hàng, trong khi sản lượng đầu vào bao gồm lao động, vốn và chi phí hoạt động khác.

Như vậy, một ngân hàng được xem là có hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế toàn phần khi nó đạt được cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật (Mester, 1997). Trong khi đó, Berger và Humphrey (1997) cho rằng ngân hàng đạt được hiệu quả khi nó cung cấp một sự kết hợp tối ưu các dịch vụ tài chính dựa trên một tập hợp xác định



các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, Reddy (2003) lại cho rằng một ngân hàng có hiệu quả không nhất thiết phải sản xuất ở mức tối đa sản lượng đầu ra cho tập hợp các yếu tố đầu vào, mà ngân hàng hiệu quả là ngân hàng hoạt động tốt nhất trong mẫu nghiên cứu.

Tóm lại, hiệu quả của NHTM đạt được khi sử dụng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một sản lượng đầu ra hoặc tối đa sản lượng đầu ra với một sản lượng đầu vào và đảm bảo hoạt động an toàn.


2.3.2. Phân loại hiệu quả của ngân hàng thương mại


Debreu (1951) và Farrell (1957) phân loại hiệu quả thành hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế toàn phần, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô.


y/x2

C

Y

w1x1 + w2x2 = k1

C*

x2

P

x2*

Q

R

Y’

S

C

w1x1* + w2x2* = k0

O

x1*

C*

x1

y/x1


Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí

Nguồn: Farrell (1957).



Farrell (1957) sử dụng tình huống đơn giản một ngân hàng hoạt động trong điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS), sử dụng hai yếu tố đầu vào là x1 x2 để tạo ra một đầu ra y. YY’ là đường đồng lượng cho thấy sự kết hợp x1 x2 mức nhỏ nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra y. Nếu ngân hàng hoạt động tại vị trí R được xem là hiệu quả (TER = OR/OR = 1), trong trường hợp hoạt động tại vị trí P là kém hiệu quả (TEP = OR/OP < 1). Khoảng cách từ R đến P là mức kém hiệu quả, và thường được tính bằng tỷ số RP/OP – đây chính là tỷ lệ mà các yếu tố đầu vào có thể giảm mà không ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra.

Hình 2.1 cho thấy nếu kết hợp với đường đồng phí CC (đường biểu thị tỷ số giá đầu vào) thì điểm tối ưu đạt tại Q (không phải R). Như vậy, nếu ngân hàng hoạt động tại R thì đạt hiệu quả kỹ thuật (TER = 1), nhưng điểm R lại nằm phía bên trên đường đẳng phí C*C*, do đó, kém hiệu quả phân bổ và RS là hiệu quả phân bổ đầu vào (AE). Đường đồng phí CC qua điểm P được thiết lập khi có thông tin về giá thị trường của các yếu tố đầu vào (x1, x2) có dạng w1x1 + w2x2 = k1 và độ dốc của CC phản ánh tỷ lệ giá đầu vào. Tuy nhiên, ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí bằng cách dịch chuyển đường CC theo phương song song đến khi tiếp xúc với đường đồng lượng YY’ tại Q. Ta thấy Q và S là hai điểm nằm trên đường đẳng phí C*C* được biểu thị bằng phương trình w1x1* + w2x2* = k0 phản ánh chi phí tối thiểu cho các yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra tối ưu.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng i hoạt động tại P được xác định bằng tỷ số: TEi = OR/OP và có giá trị trong khoảng lớn hơn 0 đến 1. Khi TE có giá trị bằng 1 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất.

Tỷ số AEi = OS/OR là hiệu quả phân bổ của ngân hàng i hoạt động tại P, và khoảng cách từ điểm S đến điểm P cho biết lượng chi phí đầu vào có thể cắt giảm.

Trường hợp các yếu tố đầu vào (x1, x2) được kết hợp với chi phí thấp nhất thì ngân hàng đạt hiệu quả chi phí hay còn được gọi là hiệu quả kinh tế toàn phần. Hiệu quả chi phí được đo lường bằng tỷ lệ giữa chi phí thực tế (wx0) và chi phí thấp nhất (wx*); nghĩa là, tỷ lệ wx*/wx0 = OS/OP. Hiệu quả chi phí được tách thành hiệu quả



kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế toàn phần bằng hiệu quả kỹ thuật nhân với hiệu quả phân bổ (CE = OS/OR x OR/OP = OS/OP).

Tại quy mô sản xuất tối ưu, khi công nghệ sản xuất và quản lý không thay đổi, tính kinh tế theo quy mô (hoặc lợi thế theo quy mô) phản ánh mức thay đổi của tỷ lệ đầu ra khi tất cả các yếu tố đầu vào thay đổi. Khi tỷ lệ đầu ra của ngân hàng tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng đầu vào thì lợi thế tăng theo quy mô (IRS). Ngược lại, nếu tỷ lệ đầu ra của ngân hàng tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng đầu vào thì lợi thế giảm theo quy mô (DRS). Trong trường hợp, tỷ lệ tăng đầu ra của ngân hàng bằng với tỷ lệ tăng đầu vào thì lợi thế không đổi theo quy mô (CRS).


Chi phí trung bình

SAC1

SAC4

SAC3

SAC2

LAC

M

0

MES

Sản lượng đầu ra

Hình 2.2: Đường cong chi phí và lợi thế theo quy mô

Nguồn: Farrell (1957).


Hình 2.2 giải thích lợi thế theo quy mô dựa trên độ dốc của đường cong chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) và dài hạn (LAC). Mỗi đường cong chi phí trung bình ngắn hạn đại diện cho chi phí trung bình của các quy mô khác nhau. Ngân hàng sẽ chọn hoạt động tại quy mô mà chi phí trung bình thấp nhất với cùng một sản lượng đầu ra. Đường cong chi phí trung bình dài hạn (LAC) được xác định từ các điểm có



chi phí trung bình thấp nhất của các đường cong chi phí ngắn hạn (SAC) cho mọi mức sản lượng đầu ra.

Y

A

CRS

D

C

B

VRS

G

R

P

E

O

F

X

Lợi thế theo quy mô chính là độ dốc của đường cong chi phí trung bình, nó cho biết sự thay đổi của chi phí theo sản lượng. Đường LAC dốc xuống phản ánh lợi thế theo quy mô, bởi vì lúc này sản lượng tăng và chi phí trung bình giảm. Tuy nhiên, sản lượng tăng và chi phí trung bình giảm chỉ tồn tại đến một quy mô nhất định gọi là quy mô tối thiểu có hiệu quả (MES). Ngân hàng sẽ duy trì quy mô hoạt động tại điểm M với chi phí trung bình ngắn hạn và dài hạn thấp nhất. Nếu vượt qua điểm M, đường LAC dốc lên phản ánh tình trạng không có lợi thế theo quy mô, vì lúc này sản lượng tăng sẽ làm cho chi phí trung bình tăng.


Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô

Nguồn: Farrell (1957).


Hình 2.1 đường đồng lượng YY’ là tập hợp các kết hợp của hai yếu tố đầu vào x1 x2 ở mức tối thiểu để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra y với giả định hiệu quả không đổi theo quy mô. Tuy nhiên, khi ngân hàng sử dụng nhiều hơn hai đơn vị đầu vào (x1, x2) thì sự kết hợp các yếu tố đầu vào được biểu diễn thông qua hiệu quả thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023