2.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong lĩnh vực tài chính rủi ro được định nghĩa là sự không chắc chắn của việc trả nợ và tiềm năng mất mát tài chính là một kết quả. Nhiều tổ chức và nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng.
Theo Basel (2000), rủi ro tín dụng được định nghĩa là tiềm năng mà một khách hàng vay ngân hàng hoặc bên truy cập sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản thỏa thuận.
Theo Sauders và lange (2002), “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thự hiện cả về số lượng và thời hạn”.
Theo Henie và Sonja (1999), “rủi ro tín dụng được xem là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hay hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”.
Thomas P.Fitch (1997) cho rằng: “Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu của hoạt động cho vay của ngân hàng”.
Như vậy, rủi ro tín dụng là nguy cơ không thu hồi được nợ cho vay - rủi ro tổn thất phát sinh từ một con nợ không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình trong đầy đủ khi đến hạn theo hợp đồng, bao gồm thanh toán vốn gốc và lãi phát sinh. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và tiềm năng gây ra những tổn thất lớn mà sẽ đe dọa hoạt động cốt lòi của một ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể đẩy chủ nợ đến bờ vực phá sản.
2.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Khái Niệm Tình Trạng Phá Sản Và Nguy Cơ Phá Sản
- Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Tín Dụng Lên Nguy Cơ Phá Sản Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Tín Dụng Lên Nguy Cơ Phá Sản Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Có rất nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng dựa vào các tiêu chí và mục đích khác nhau.căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro
danh mục
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro
bảo đảm
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung
Hình 2.1 Các loại rủi ro tín dụng
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại-Nguyễn Văn Tiến (2001)
2.1.3.1 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng trong từng giao dịch riêng lẻ. Rủi ro giao dịch có 3 thành phần chính.
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
- Rủi ro bảo đảm, rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
2.1.3.2 Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
- Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.1.4 Nguyên nhân dẫn tối rủi ro tín dụng
2.1.4.1 Nguyên nhân khách quan
Các tác nhân bên ngoài là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động cấp tín dụng và thu hồi nợ của ngân hàng. Tác nhân bên ngoài cũng là yếu tố làm cho công việc của chủ thể đi vai không thuận lợi, dẫn tới gặp khó khăn trong việc trả nợ.
• Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường trong nước cũng như thế giới như thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu gây ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh, sản suất, lao động của chủ thể đi vay.
• Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.
• Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương gây ra rủi ro trong kinh doanh của chủ thể đi vay và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
• Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại còn bất cập.
• Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do phải mạo hiểm vấp tín dụng cho khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp.
2.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan
Từ người vay
• Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dòi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
• Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý, không đủ khả năng ứng phó trước những biến động thị trường dẫn đến họat động kinh doanh không đạt hiệu quả.
• Sử dụng vốn vay sai mục đích: Khách hàng cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lí do ngân hàng không phát hiện được, để lấy vốn vay sử dụng khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn.
Từ ngân hàng
• Thiếu thông tin khi thẩm định: ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, chính xác. Việc phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cung cấp, có thể dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.
• Chính sách và quy trình cho vay chưa phù hợp: Định hướng tín dụng chưa đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và mức rủi ro phải ở mức có thể chấp nhận đươc, dẫn tới áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu, làm giảm chất lượng tín dụng. Công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa hiệu quả. Xem nhẹ giám sát và quản lý sau khi cho vay, cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề, không hiệu quả.
• Chất lượng đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác tín dụng chưa cao. Đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm để phát hiện các những điều bất thường trong quá trình thẩm định phương án vay vốn. Vẫn còn cán bộ xét duyệt tín dụng theo ý muốn chủ quan của mình hoặc có tác động từ bên ngoài.
2.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
2.1.5.1 Đối với ngân hàng thương mại
• Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại hiện nay đều được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức, cơ quan xếp hạng lớn. Hoạt động đánh giá tín nhiệm này nói lên uy tín và nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại, ngân hàng càng có nhiều uy tín, xếp hạng càng cao thì càng dễ tiếp cận dòng vốn rẻ và thu hút các đối tác tin tưởng hợp tác. Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn, có những thông tin về việc ngân hàng không thu hồi được nợ hoặc ngân hàng đó bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín, xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng đó bị giảm sút một cách nghiêm trọng.
• Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động từ các tổ chức và dân cư hay nói cách khác là ngân hàng vay của tổ chức và dân cư để tài trợ tín dụng nhằm có nguồn vốn đủ cung cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu rủi ro tín dụng do không thu hồi được nợ xảy ra, ngân hàng sẽ hạn chế nguồn để thanh toán tiền gửi cho chủ nợ tức là dân cư và các tổ chức kinh tế khác.
• Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo quy định của NHNN, tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích dự phòng, tỷ lệ trích dự phòng tùy theo mức độ nợ xấu và tài sản đảm. Đối với các khoản nợ xấu hơn và có tài sản đảm bảo có độ rủi ro cao hơn sẽ bị trích dự phòng cao hơn. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được xác định như là khoản tiền đã mất trong năm do không thu hồi được nợ. Việc số tiền dự phòng trích càng lớn thì chi phí vốn của ngân hàng càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.
Như vậy rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trước hết, rủi ro tín dụng làm gia tăng nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, từ đấy làm giảm nguồn để thanh toán tiền gửi cho khách hàng, giảm thanh khoản. Ngân hàng ngoài việc giảm lợi nhuận từ viêc không thu hồi được nợ còn phải sử sụng lợi nhuận để bù đắp cho nguồn cung thanh khoản. rủi ro tín dụng càng lớn, lợi nhuận không đủ bù đắp phần thiếu hụt trong khi uy tín của ngân hàng giảm sút gây khó ngăn tronong huy động vốn mới, tất yếu ngân hàng sẽ phải dùng nguồn vốn chủ sỡ hữu để bù đắp. Tình trạnh này tiếp diễn cộng với hiệu ứng rút tiền gửi hàng loạt sẽ dẫn ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguy cơ phá sản gia tăng.
2.1.5.2 Đối với nền kinh tế
Các ngân hàng thương mại hiện nay đa số dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nợ trung và dài hạn, vì thế, việc thời gian ngân hàng đòi nợ của khách hàng không thể nhanh bằng thời gian khách hàng đến rút tiền. Do đó, các ngân hàng thương mại đều phải đối mặt với các rủi ro về tính thanh khoản - rủi ro về sự không tương thích về kỳ hạn của các khoản vốn và khoản vay. Rủi ro tín dụng càng cao, ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh toán của ngân hàng, tiền có thể bị rút ra ồ ạt và khó huy động tiền gửi ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Đều này sẽ gây ra những tác động dây chuyền cho nền kinh tế:
• Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút, ngân hàng sẽ không có khả năng tiếp tục tài trợ vốn cho các chủ thể đi vay. Như vậy, các đối tượng nhận tài trợ vốn bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của họ.
• Khi một ngân hàng găp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường liên ngân hàng, cộng thêm niềm tin của công chúng đối với ngân hàng giảm sút, dẩn tới việc vốn bị rút ra khỏi hệ thông ngân hang qua hiệu ứng dây chuyền.
• Ngân hàng gặp khó khăn thời gian dài ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế khác, dẫn đến nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm, thất nghịêp tăng, xã hội mất ổn định.
2.1.6 Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng liên quan đến hoạt động cho vay truyền thống của các ngân hàng và nó chỉ đơn giản được mô tả là nguy cơ của một khoản vay không được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ. Có rất nhiều mô hình và các tiếp cận liên quan tới việc định lượng và đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, tuy nhiên, trong phạm vị nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, trong bài chỉ nhắc tới phương pháp tiếp cân cua các chỉ số tài chính co thể rút ra từ các báo cáo tài chính thường nhiên. Trên thực tế, từ bên trong ngân hàng cùng với dữ liệu nội bộ có sẵn, rủi ro tín dụng có thể được theo dòi bằng cách nhìn vào những thay đổi trong tỷ lệ: Chất lượng khoản vay trung bình / Tổng tài sản. Các ngân hàng có thể giảm rủi ro tín dụng của mình bằng cách hạ thấp tỷ lệ này. Tuy nhiên, nếu dữ liệu về chất lượng trung bình của các khoản vay không có sẵn, các tỷ lệ rủi ro tín dụng truyền thống có thể sử dụng được cho như dưới đây (dựa theo Casu và các đồng nghiệp 2006, p. 260; Rose 2002, pp. 165-166).
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng =
(Dư nợ năm nay − Dư nợ năm tr ước)
Dư nợ năm tr ước x100%
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình phát triển tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là rủi ro hơn. Điều này có thể do các ngân hàng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay của họ thúc đẩy tăng trưởng cho vay. Từ đó gia tăng rủi ro không thu hồi được nợ, dẫn tới giảm lợi nhuận, tăng nguy cơ phá sản.
𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
• Tỷ lệ nợ xấu = tổng dư nợ tín dụng x100%
Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém, và ngược lại. Hệ quả trực tiếp thường được thấy là khả năng mất vốn và hiệu quả hoạt động giảm, nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ là ngân hàng đã có
nguy cơ mất toàn bộ vốn. Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.
𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
• Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = tổng dư nợ tín dụng x100%
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng đồng biến với rủi ro, nợ xấu càng tăng thì dự phòng tăng, từ đó làm giảm giá trị tổng tài sản của ngân hàng, diều này ảnh hưởng trực tiếp làm giảm vốn chủ sở có thể dễ dàng thấy trên bảng cân đối kế toán.
• Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng số tiền gửi =
tổng dư nợ tín dụng
tổng số ti ền gửi x100%
Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Cho vay qua nhiều sẽ dẫn tới hai rủi ro là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, từ đó gia tăng khó khăn cho ngân hàng thanh toán các khoản nợ tới hạn, tăng nguy cơ phá sản.
Các kho ản vay qu á hạn 90 ng ày
• Tỷ lệ tài sản không hiệu quả = tổng các kho ản vay và cho thu ê x100%
Các khoản vay quá hạn 90 ngày trở lên được phân loại là tài sản không hiệu quả. Chỉ tiêu này khá tương đồng với tỷ lệ nợ xấu, chỉ ra chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mạim nếu chỉ tiêu này cao đồng nghĩa với việc ngân hàng thực hiện các dự án đầu tư không hiệu quả.
• Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng =
Chi ph í dự ph òng rủi ro tín dụng
Tổng các kho ản vay và cho thu ê x100%
Chi phí trực tiếp ăn vào thu nhập của ngân hàng, dây là khoản chi phí ngân hàng mất cho các khoản vay thể hiện chất lượng của các khoản tín dụng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì ngân hàng sẽ phải chịu thua lỗ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ, từ đó gia tăng nguy cơ phá sản.