Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Các vấn đề về nguy cơ phá sản trong lĩnh vực ngành ngân hàng là rất nhạy cảm và quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực khác. Điều này là do, thực tế, các ngân hàng là hậu phương và huyết mạch của một nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Ngân hàng không chỉ thu hút các khoản tiền gửi tiết kiệm và cung cấp kinh phí cho hầu hết các hoạt động đầu tư của một quốc gia nhất định, mà còn có một vai trò lớn hơn trong thương mại nước ngoài của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, hệ thống ngân hàng có thể được coi là hạt nhân phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia. Nếu hệ thống ngân hàng của một quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nguy cơ rất cao là nó sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện (Demiguc và Detraigaialche, 1998).

Thảm họa ngân hàng đổ vỡ bắt đầu với việc tiền ồ ạt bị rút ra khỏi hệ thống, đó là một tình huống mà trong đó tất cả người gửi tiền đến rút tiền từ ngân hàng tại một thời điểm và có thể kết thúc với các cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi đó, các doanh nhgiệp phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Khi các ngân hàng thiếu thanh khoản để cấp tín dụng, các doanh nghiệp phụ thuộc vào các khoản vay phải vật lộn để bù đắp vốn cần thiết để duy trì các hoạt động của họ. Khi các doanh nghiệp này không thể có lượng vốn cần thiết để tối ưu hoạt động sản xuất, suy giảm doanh số và giá cả tăng lên. Hiệu quả kinh tế tổng thể của ngành công nghiệp phụ thuộc nợ sẽ đi xuống, kéo theo tiêu dùng và niềm tin nhà đầu tư trong khi làm giảm sản lượng tổng thể kinh tế. Điều này kéo hệ thống kinh tế tổng thể đi xuống, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Sự sụt giảm thanh khoản và đầu tư kéo theo tăng tỷ lệ thất nghiệp, khiến doanh thu thuế của chính phủ giảm và đầu tư và niềm tin tiêu dùng lao dốc (gây tổn hại thị trường chứng khoán, do đó hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn). Tóm lại, ngân hàng phá sản dẫn đến những tác dụng phụ, chúng kết nối với nhau theo nhiều cách và tạo ra một hiệu ứng domino trên toàn hệ thống kinh tế trong nước.


Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của các ngân hàng của Mỹ xảy ra năm 2008. Khi ấy, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, nhiều cổ phiếu rớt giá thế thảm, hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ phá sản. Nguyên được nhắc tới đầu tiên được nhắc tới là các khoản cho vay dưới chuẩn tại các ngân hàng và sau đó trở thành các khoản nợ xấu khó xử lý do khủng hoảng bất đông sản. Thực tế này cho thấy quan trọng của việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ phá sản tại ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng để bảo vệ các ngân hàng khỏi tình trang kiệt quệ tài chính và phá sản.

Các ngân hàng điều hòa các nhu cầu khác nhau của khách hàng vay và cho vay bằng cách chuyển đổi các khoản tiền gửi nhỏ, ít rủi ro và thanh khoản vào các khoản vay lớn, rủi ro cao, và kém thanh khoản. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất đe dọa quá trình xoay vòng dòng tiền này trong ngân hàng. Rủi ro tín dụng được coi là hình thức lâu đời nhất và đáng ngại nhất của rủi ro trong thị trường tài chính. Arbel, Kolodny, và Lakonishof (1977) trong nghiên cứu lưu ý rằng rằng tác động của rủi ro tín dụng đã các nhà đầu tư xem là một mối quan tâm lớn , rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản. Kargi (2011) ghi nhận rằng các ngân hàng đều tăng danh mục đầu tư tín dụng xấu đã đóng góp đáng kể vào khó khăn tài chính trong các lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng huy động các khoản tiền gửi và cho vay đối với khách hàng, nhưng khi khách hàng không đáp ứng được các vấn đề nghĩa vụ của mình như các khoản nợ xấu phát sinh. Vì vậy rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.

Ngận hàng thương mại Việt Nam đa phần vẫn là các ngân hàng vừa và nhỏ, hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn tổng doanh thu và chi phối sự tăng trưởng của các ngân hàng. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sống còn và phát triển của ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam đã phát sinh từ lâu nhưng bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011. Giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Năm 2013, nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Năm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2015, ngân hàng nhà nước tuyên bố mua lại ngân hàng Xây Dựng, GPBank, OceanBank với mức giá 0 đồng. Nợ xấu hiện có của 3 ngân hàng này là hơn 20.000 tỉ, gần gấp đôi vốn điều lệ của 3 ngân hàng. Có thể xem đây như điển hình của việc rủi ro tính dụng ảnh hưởng đến tình trạng nguy kịch tại ngân hàng Việt Nam.

Các nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng, xem rủi ro tín dụng là một nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, hầu như có rất ít nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào tác động của rủi ro tín dụng vào khó khăn tài chính của các tổ chức ngân hàng thương mại. Đây là một khoảng trống tạo ý tưởng cho bài nghiên cứu. Cụ thể, bài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực nghiệm để trả lời câu hỏi: rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ dẫn tới tới khả năng phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó giúp tìm ra các giải pháp hạn chế nguy cơ pháp sản của các ngân hàng thương mại, thông qua việc kiểm soát rủi ro tín dụng và các yếu tố liên quan.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Thông qua các chỉ tiêu đo lường liên quan đến tín dụng tại các ngân hàng, phân tích đánh giá thực tế hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng hiện nay.

- Phân tích, tính toán chỉ tiêu đo lường, đánh giá nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại.


- Vận dụng mô hình hồi quy nhằm tìm ra bằng chứng về mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản, đo lường tác động của mỗi chỉ tiêu lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Có hay không sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam? Mối quan hệ đó cùng chiều hay ngược chiều ?

- Các giải pháp để góp phần phòng ngừa, hạn chế và nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng nhằm làm giảm ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng, nguy cơ phá sản và mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là 19 ngân hàng thương mại Việt Nam công bố dữ liệu đầy đủ nhất trong khoản thời gian nghiên cứu bao gồm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần đa dạng và chiếm phần lớn vốn hóa toàn ngành ngân hàng nhằm tăng tính đại diện cho mẫu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 được lấy từ cơ sở dữ liệu BankScope, bổ sung thêm các thông tin từ báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng thương mại.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính lẫn định lượng.


Phân tích định tính bao gồm: phương pháp tổng hợp mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thống kê mô tả giúp tạ định hình các biến đo lường rủi ro tín dụng cũng như nguy cơ phá sản nhằm nhận định chiều hướng, đặc điểm của từng biến số, và phương pháp so sánh giúp ta phân nhóm các ngân hàng hay các biến cần được quan tâm, so sánh nguy cơ phá giữa từng thời kì từng quốc gia nhằm lý giải nguyên nhân.

Phân tích định lượng để lượng hóa các rủi ro tín dụng, các yếu tố phản ánh rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam, tôi sử dụng phân tính hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bản.:

- Thống kê mô tả nhằm kiểm tra giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của các biến sử dụng trong bài nghiên cứu. Bước đầu kiểm tra được bộ dữ liệu thu thập là phù hợp.

- Phân tích hồi quy, sử dụng các ước lượng hồi quy Pooled OLS, mô hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM) và mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng. Chọn lựa mô hình phù hợp dựa vào các kiểm định kiểm định Hausman và kiểm định Lagrangian Multiplier. Sử dụng cac kiểm định Wald và Wooldridge cho hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan để có biện pháp khắc phục mô hình đã chọn giúp kết quả hồi quy đánh tinh cậy hơn.

- Thỏa luận kết quả: xem xét kết quả hồi quy, so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm trước, lý giải về các hệ số và tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mội trường thực tế tại Việt Nam.

1.5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 4 chương:

- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Tổng quan ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mai

- Chương 3: Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam


- Chương 4: Giải pháp hạn chế nguy cơ phá sản tại cac ngân hàng thương mai Việt Nam thông qua kiểm soát ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

• Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài không đưa ra một khung lý thuyết mới mà chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa lại một cách đầy đủ và chi tiết về vấn đề rủi ro tín dụng, nguy cơ phá sản hay kiệt quệ tài chính cũng như các yếu tố tác động đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại, để từ đó xây dựng khung lý thuyết chặt chẽ cho việc tìm ra mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại.

• Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy được các bằng chứng thực nghiệm cụ thể về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để giúp nhà quản trị ngân hàng điều chỉnh các phương án quản lý rủi ro tín dụng nhằm tránh các tổn hại dẫn tới tình trạng phá sản. Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương hợp lý hóa quy trình quản lý rủi ro. Các nhà đầu tư sẽ được ở một vị trí để xác định nơi họ sẽ đặt đầu tư vốn cổ phần của họ, nghiên cứu sẽ cho thấy các ngân hàng thực hiện tốt nhất về rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại từng ngân hàng.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Rủi ro tín dụng

2.1.1 Khái niệm tín dụng

Định nghĩa của tín dụng đã được xác định bởi nhiều nhà kinh tế học và các chuyên gia tài chính. Theo Farlex Financial Dictionary (2012), tín dụng là một thỏa thuận giữa người mua và người bán mà người mua nhận được hàng hóa hay dịch vụ trước và thanh toán sau, thường theo thời gian và thường là với lãi suất.. Cụ thể, trong tài chính, tín dụng là một hợp đồng pháp lý khi một bên nhận được tài sản hoặc của cải từ một bên khác và hứa hẹn sẽ trả lại vào một ngày trong tương lai cùng với lãi. Trong thuật ngữ đơn giản, một tín dụng là một thỏa thuận hoãn thanh toán hàng đã mua hoặc vay. Với việc phát hành một tín dụng, nợ được hình thành.

Tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi.

Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Như vậy, tín dụng ngân hàng cũng như quan hệ tín dụng khác, chứng đựng các nội dung:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.

- Hoàn trả theo thời hạn cụ thể.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí