Phân Tích Ảnh Hưởng Dựa Trên Chỉ Số Ảnh Hưởng Sinh Kế Lei

thường nhật của cộng đồng,… Phát triển du lịch không chỉ ảnh hưởng tới kết quả sinh kế mà còn làm thay đổi tài sản sinh kế, các chiến lược sinh kế của hộ nông dân và thay đổi trong cơ cấu, thể chế.

3.2.2.2. Tiếp cận theo hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý là một cách tiếp cận mới, thường được sử dụng trong quản lý cảnh quan đất liền và cảnh quan biển ở một bối cảnh rộng hơn. Các hệ sinh thái không phải biệt lập, chúng đan chéo, gắn kết và tương tác với nhau. Cách tiếp cận này đòi hỏi chúng ta công nhận rằng bất kỳ hệ sinh thái cụ thể nào cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hệ sinh thái xung quanh. Tiếp cận hệ sinh thái khuyến khích tầm nhìn rộng hơn, khai thác các mối liên kết (IUCN, 2008).

Với cách tiếp cận này, luận án nhìn nhận phát triển du lịch ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế không chỉ ở các khu du lịch mà còn ảnh hưởng tới các vùng xung quanh khu du lịch. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, đối tượng điều tra không chỉ dừng lại ở các hộ nông dân sinh sống trong khu du lịch mà còn bao gồm các hộ sinh sống ở các vùng liền kề.

3.2.2.3. Tiếp cận kết hợp trên xuống và dưới lên

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach - CBA)/hay dưới lên (bottom-up) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc ―Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng‖ (CARE, 2009). Theo Angelika Kruger (2009), cách tiếp cận bottom

– up hướng tới: i) Tăng cường sức mạnh và hiệu quả của đời sống cộng đồng và xây dựng vốn xã hội; ii) Tăng cường điều kiện địa phương, đặc biệt với những người trong tình huống bất lợi và vượt qua những sự loại trừ xã hội; iii) Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra quyết định công khai và đạt được sự kiểm soát dài hạn lớn hơn vượt qua những phong tục của họ. Cách tiếp cận này tập trung vào miêu tả và hiểu về tình thế địa phương, đánh giá nhu cầu và nhận diện vấn đề, thiết lập mạng lưới và quan hệ cộng tác để các thành viên cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho các hành động tập thể trong khi hoạt động và hành động địa phương trở thành tự điều hành và tự quản lý. Điểm quan trọng mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho sự phát

triển và/hoặc tập huấn cá nhân. Việc lập kế hoạch và ra quyết định rõ ràng và sự tham gia được mở rộng cho các thành viên trong cộng đồng, huy động tất cả các khu vực của cộng đồng. Nó là một cách tiếp cận tích cực và đang trở thành một xu hướng do bao hàm các cam kết về công bằng và sự tham gia đầy đủ, – nhận diện tuổi, giới, xu hướng tình dục, tôn giáo, văn hóa, khuyết tật, nghèo đói, dân tộc… tất cả các thành viên của cộng đồng có cơ hội để đóng góp cho thiết kế và cung cấp chính sách và dịch vụ.

Như vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân, với chủ thể là các hộ nông dân được đặt ở trung tâm thì không thể bỏ qua cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Sử dụng đồng thời cách tiếp cận này kết hợp với tiếp cận ―trên xuống‖ (top – down) thông qua việc nghiên cứu các chủ trương, đường lối chính sách của các cấp, các chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành, địa phương và gắn với tham vấn chính quyền các cấp thì các hoạt động đánh giá hiện trạng và phát triển sinh kế sẽ hệ thống và thống nhất.

Luận án sử dụng cách tiếp cận dưới lên thông qua việc phối hợp với người dân xem xét các thực trạng của du lịch tại địa phương, thực trạng sinh kế hộ nông dân, ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế của các hộ. Đồng thời với việc lấy ý kiến của người dân, luận án cũng kết hợp cách tiếp cận trên xuống thông qua việc nghiên cứu chủ trương, chính sách cấp trung ương và tham vấn chính quyền địa phương, từ đó đề xuất được các giải pháp sinh kế bền vững, thích ứng với sự phát triển của du lịch đang diễn ra tại tỉnh Điện Biên.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Hoạt động du lịch có tính chất liên vùng. Tỉnh Điện Biên có các hình thức du lịch đa dạng: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch nằm rải rác trên toàn tỉnh, do đó điểm điều tra phải đại diện cho toàn tỉnh. Luận án lựa chọn điều tra tại 03 địa bàn: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Mường Nhé, trong đó:

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (các di tích lịch sử chính gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sở chỉ huy Chiến dịch (nơi ở và làm việc của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp trong quá trình chỉ huy chiến dịch), Đồi A1, Hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri; các công trình văn hoá (Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Điện Biên Phủ); các tiềm năng tự nhiên (Rừng nguyên sinh Mường Phăng, Hồ Pá khoang, Hồ Huổi Phạ, cánh đồng Mường Thanh, các bản văn hoá); có hệ thống giao thông thuận lợi (cảng hàng không quốc tế Điện Biên Phủ); cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tương đối đồng bộ (nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng). Là điểm đến và nơi lưu chú chủ yếu của khách du lịch khi đến Điện Biên. Mặc dù được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, tuy nhiên hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và du lịch. Kinh tế hộ vẫn mang nặng tính chất của hộ nông dân.

Huyện Điện Biên: là huyện có đặc điểm tự nhiên là bao quanh thành phố Điện Biên Phủ. Huyện có nhiều điểm du lịch kết nối với Trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ và tác động của du lịch đến hộ là rõ nét nhất.

Huyện Mường Nhé: có vị trí địa lý xa nhất về cực Tây của Tổ quốc, là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên và cũng là một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước. Huyện Mường Nhé có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an ninh, có 2 tuyến biên giới dài hơn 132 km (biên giới với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào dài 91,3 km và biên giới với nước Công hoà nhân dân Trung Hoa dài 40,8 km). Do điều kiện kinh tế kém phát triển, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, kết cấu hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, trình độ dân trí và đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Mặc dù có tiềm năng về du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên hoạt động du lịch chưa phát triển do đó chưa tác động nhiều đến sinh kế của hộ nông dân trên địa bàn.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để có được cái nhìn tổng hợp về các thông tin kinh tế - xã hội, bên cạnh nguồn số liệu mới được điều tra trực tiếp từ các hộ dân, tác giả sẽ điều tra và sử dụng các nguồn số liệu, tài liệu thống kê đã được chính thức hóa và hợp lý hóa từ các cơ quan chức năng liên quan của các Bộ, của tỉnh, huyện, xã. Các tài liệu khoa học từ sách, báo, tạp chí khoa học uy tín có nguồn gốc rõ ràng và chính thống.

Bảng 3.2. Nguồn, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp



STT


Thông tin thu thập


Nguồn thông tin

Phương pháp thu thập

1

Cơ sở lý luận, thực tiễn của thế giới và Việt Nam về phát triển du lịch, sinh kế

Sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan

Tra cứu, tổng hợp, phân loại và chọn lọc thông tin

2

Các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, chế độ thủy văn, tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.

Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục thống kê tỉnh Điện Biên.

Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện, Chi cục thống kê thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé và các xã, phường nghiên cứu.

Tìm hiểu, tra cứu, phân loại và chọn lọc thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 9

3.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra - khảo sát và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia:

- Phương pháp điều tra – khảo sát: Một bảng hỏi được thiết kế và triển khai điều tra tới 622 hộ nông dân tại 3 huyện, thành phố nghiên cứu. Các thông tin thu thập từ bảng hỏi tập trung vào đặc điểm kinh tế - xã hội của chủ hộ, tình hình sinh kế của hộ, các ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ gia đình.

- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): Luận án đã sử dụng các công cụ khác nhau của PRA để làm việc với chính quyền địa phương và người dân nhằm thu thập thông tin định tính và định lượng. Qua đó, tác giả có những thông tin ban đầu về: i) Sự phát triển du lịch tại địa phương; ii) Các ảnh

hưởng của phát triển du lịch tới kinh tế - xã hội của địa phương; iii) Các ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ gia đình; iv) Năng lực ứng phó của cộng đồng trước những ảnh hưởng của phát triển du lịch và v) Những thay đổi về chính sách tại địa phương trước sự phát triển của du lịch. Các công cụ sau đã được luận án sử dụng để triển khai nghiên cứu.

+ Phỏng vấn sâu: Là cách thức trao đổi trực tiếp, có chủ đích về một chủ đề cụ thể giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin. Trong nghiên cứu này, phòng vấn sâu nhằm thu thập và phân tích các thông tin, vấn đề về tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch, khả năng ứng phó của cộng đồng trước những tác động tiêu cực. Phỏng vấn sâu được thực hiện với lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm xúc tiến du lịch và các lãnh đạo địa phương, cán bộ phụ trách kinh tế - xã hội của xã, phường.

+ Thảo luận nhóm: 05 cuộc thảo luận nhóm với người dân được thực hiện tại nhà văn hóa của 5 xã, phường. Thảo luận nhóm được tiến hành trên các đối tượng là người dân, cán bộ có đặc điểm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… khác nhau. Nội dung thảo luận nhóm tập trung vào: i) Xác định các vùng chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch; ii) Các sinh kế của người dân trước và sau khi phát triển du lịch; iii) Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân.

+ Quan sát trực tiếp: là quan sát sự vật, con người, các mối quan hệ… một cách có hệ thống nhằm thu được bức tranh tổng quan về tình hình địa phương, đồng thời kiểm tra lại các thông tin và tài liệu đã tham khảo.

b. Chọn mẫu điều tra

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hộ dân ở tỉnh Điện Biên. Dung lượng mẫu được xác định theo công thức:

Nhằm đảm bảo mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên có điều chỉnh. Theo Yamane (1967) số mẫu sẽ được chọn theo số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thống kê như sau

n= N/(1+N×e^2)

Trong đó:

N là tổng thể mẫu

n là số mẫu cần thiết điều tra đảm bảo tính đại diện

e là mức ý nghĩ thống kê (ví dụ: mức ý nghĩa là 95% như vậy e = 0,05)

Bảng 3.3. Phân bổ mẫu điều tra


Địa điểm nghiên cứu

Số lượng mẫu

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Thành phố Điện Biên

269

43,25

Huyện Điện Biên

224

36,01

Huyện Mường Nhé

129

20,74

Tổng

622

100,0

Tỉnh Điện Biên có 130.000 hộ. Như vậy với mức ý nghĩa 95%, số hộ cần điều tra là 400 hộ. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong đề xuất chính sách, cỡ mẫu điều tra là 622 hộ. Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ, những người ra quyết định đối với các lựa chọn về kinh tế, đời sống của gia đình. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng trong cuộc điều tra này để chọn ra mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể. Có nhiều phương pháp chọn mẫu ngẫy nhiên, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng, theo vị trí địa lý. Theo đó, luận án chia mẫu theo địa bàn nghiên cứu. Dựa vào số lượng hộ, tỷ lệ hộ tại các điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra tại các địa bàn nghiên cứu được lựa chọn theo đúng tỷ lệ này. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, hoạt động sinh kế chính của các địa phương, nghiên cứu chọn ra 2 - 3 xã, phường đại diện cho mỗi huyện, thành phố. Trong đó tại thành phố Điện Biên Phủ chọn phường Noong Bua, phường Him Lam và xã Mường Phăng; huyện Điện Biên chọn xã Nong Hẹt, xã Thanh Xương và xã Thanh Nưa; huyện Mường Nhé chọn xã Sín Thầu và Mường Nhé.

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu được sau quá trình điều tra sẽ đưa vào xử lý trong phần mềm Excel, SPSS để phân tích. Số liệu thống kê mô tả và phân tích so sánh được thực hiện để hiểu được thực trạng, đặc điểm, nhận thức và ứng xử của các tác nhân nghiên cứu.

3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên quan điểm số lớn, để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai.

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để nêu lên đặc trưng cơ bản của các tác nhân tham gia. Trong đó có sử dụng các chỉ tiêu thống kê như: số trung bình, tổng số, tần số, tần suất, khoảng biến động...Các chỉ tiêu này được trình bày bằng các bảng biểu, sau đó sẽ được bình luận theo các nhận định trước đó.

3.3.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này đòi hỏi bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để nghiên cứu sự khác nhau về nguồn vốn sinh kế, các chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế trước và sau khi phát triển du lịch tại địa phương, so sánh giữa các hộ có tham gia kinh doanh du lịch và hộ không kinh doanh du lịch.

3.3.3.3. Phương pháp kiểm định Chi - square

Kiểm định Chi square được sử dụng phổ biến trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định danh – định danh hoặc định danh – thứ bậc. Phép kiểm định này cho chúng ta biết có sự tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể. Trong nghiên cứu này, Chi square được dùng để kiểm định xem có sự liên hệ giữa các biến số loại hộ (hộ có hoặc không kinh doanh dịch vụ du lịch) với các biến thể hiện nguồn vốn sinh kế của các hộ nông dân.

3.3.3.4. Phân tích ảnh hưởng dựa trên chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI

Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood effect index) được sử dụng để tính toán sự tác động của một yếu tố nào đó tới các nguồn vốn sinh kế: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính. Thông thường, chỉ số LEI thường được tính cùng với các chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI) và chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI –IPCC). Trong nghiên cứu này, chỉ số LEI được ước tính dựa trên các yếu tố chính do Hahn & cs. (2009) và các nghiên cứu có liên quan cũng như xem xét các điều kiện sẵn có của số liệu tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời tham vấn chuyên gia. Downing & cs. (2001) nêu rõ rằng, các chỉ số về tính dễ bị tổn thương có thể giúp xác định và nhắm đến các khu vực, ngành nghề hoặc quần thể dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức và là một phần trong các chiến lược giám sát. Các chỉ số dễ bị tổn thương được xác định dựa trên các yếu tố không gian (vật chất) hoặc phi không gian (xã hội và kinh tế). Adger (1999) phân biết giữa chỉ số tổn thương chung và cụ thể. Cả LVI

và LEI đều cung cấp các chỉ số tổng hợp dựa trên cộng đồng, trong khi LEI còn cung cấp chỉ số tổng hợp dựa trên hộ gia đình.

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả chỉ ước tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI nhằm làm rõ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân trên các địa bàn nghiên cứu khác nhau. Từ đó, so sánh ảnh hưởng của phát triển du lịch giữa các huyện, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên.

Việc tính toán chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI thông qua các bước sau: Bước 1: Xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành;

Bước 2: Chuẩn hóa số liệu để loại bỏ thứ nguyên của các yếu tố hợp thành; Bước 3: Tính toán các yếu tố chính;

Bước 4: Tính toán chỉ số LEI.

Bước 1: Luận án đã xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI như sau:

Bảng 3.4. Các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI


STT Các yếu tố chính của LEI Các yếu tố hợp thành


Diện tích đất canh tác, chất lượng đất


1 Nguồn vốn tự nhiên (N)


2 Nguồn vốn con người (H)


3 Nguồn vốn vật chất (P)


4 Nguồn vốn xã hội (S)


5 Nguồn vốn tài chính (F)

Chất lượng nguồn nước Chất lượng môi trường khác Hiện trạng sức khỏe

Trình độ, kỹ năng của chủ hộ và lao động chính Chất lượng nhà ở

Tài sản phục vụ sản xuất và sinh hoạt Cơ sở hạ tầng địa phương

Tham gia hội đoàn tại địa phương Mối quan hệ cộng đồng

An toàn, uy tín Tiết kiệm

Khả năng tiếp cận vốn vay


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023