Các Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Tới Sinh Kế Hộ Nông Dân

nghề dịch vụ (hướng dẫn viên, bán hàng, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh nhà nghỉ…), đồng thời chỉ ra những vấn đề về thu hồi đất, sinh kế truyền thống bị mai một, sự gắn kết xã hội, suy giảm văn hóa, tính dễ bị tổn thương. Zhen & cs. (2019) nghiên cứu vốn sinh kế bền vững và chiến lược trong du lịch nông thôn trên quan điểm tính thời vụ ―Sustainable Livelihood Capital and Strategy in Rural Tourism Households: A seasonality Perspective‖ đã phân tích vốn sinh kế và chiến lược của các hộ gia đình khác nhau để đối phó với biến động theo mùa trong du lịch bằng cách áp dụng phương pháp đánh giá chỉ số sinh kế (LCI) và phân tích tổng hợp dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy LCI của các hộ gia đình có thu nhập từ du lịch đứng thứ hai trong bốn loại hộ gia đình. Tuy nhiên, số hộ gia đình tham gia các hoạt động du lịch gần như giảm một nửa trong mùa thấp điểm của du lịch, họ chủ yếu chuyển sang các hoạt động lao động tạm thời. Đây có thể là một trong những lý do vốn sinh kế của các hộ gia đình tham gia các hoạt động du lịch thấp.

Ấn Độ là quốc gia có di sản văn hóa phong phú, đa dạng và có nhiều cảnh quan đẹp. Chính phủ Ấn Độ hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế cũng như tới sinh kế của người dân, do đó nhiều chính sách đã được ban hành để hỗ trợ phát triển du lịch. Nghiên cứu của Khima & cs. (2014) tại hồ Doidital (Ấn Độ) chỉ ra những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các hộ gia đình nơi đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 95% hộ gia đình tại địa phương quanh hồ phụ thuộc vào nông nghiệp là nguồn sinh kế chính. Du lịch đang được coi là nguồn tạo thu nhập đầy hứa hẹn và hữu ích để ngăn chặn sự di cư của thanh niên. Khoảng 60% hộ gia đình từ những ngôi làng ngày tham gia vào các hoạt động du lịch khác nhau và thu nhập trung bình hàng năm của họ ước tính cao hơn nhiều so với các hộ gia đình chỉ làm nông nghiệp. Kết quả sơ bộ cũng cho thấy lĩnh vực sinh kế truyền thống đang bị ảnh hưởng do du lịch, tuy nhiên trong khu vực Dodital thì phát triển du lịch là một chìa khóa để xử lý chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường hồ. Cũng tại Ấn Độ, Anjalia & Tiwari (2014) đã thực hiện nghiên cứu tại hai ngôi làng Khatia và Mocha gần vườn quốc gia Kanha. Mục đích của nghiên cứu là xác định sự thay đổi trong cuộc sống của người dân khi phát triển du lịch. Một cuộc khảo sát được tiến hành trên những người dân đã bán đất cho các chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng, khách sạn trong năm năm qua. Dữ liệu thu thập được phân tích để xem xét sự thay đổi trong sử dụng đất, sử dụng thu

nhập từ bán đất, lý do bán đất và những thay đổi về chiến lược sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có sự thay đổi lớn trong sử dụng đất. Trước khi phát triển du lịch, 91% diện tích đất của 2 ngôi làng được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, đến nay hầu hết số đất này đã chuyển đổi thành các khu nghỉ dưỡng (chiếm 81% diện tích). Số tiền nhận được từ bán đất được người dân sử dụng cho các mục đích khác nhau như: đầu tư mua đất ở nơi khác; đầu tư vào các cửa hàng tổng hợp, cửa hàng lưu niệm, quán cà phê,…; mua sắm các vật dụng trong gia đình như ti vi, xe máy; gửi tiền tiết kiệm; chi tiêu tiền cho hôn nhân của con cái, v.v… Người dân nơi đây cũng có sự thay đổi đáng kể trong chiến lược sinh kế. Thay vì hoạt động nông nghiệp truyền thống, hầu hết dân làng đang phục vụ trong ngành du lịch để kiếm tiền.

Đông Nam Á là khu vực thu hút khách du lịch lớn thứ 4 trên thế giới. Đây là khu vực có nhiều quốc gia đang phát triển. Du lịch được coi là một sinh kế mới, thay thế cho sinh kế truyền thống của người dân nơi đây. Khi một chiến lược sinh kế mới xuất hiện, một số nhà nghiên cứu như Dressler & Fabyinyi (2011) mong đợi rằng cộng đồng địa phương đảo Palawan, Philipin vẫn kết nối du lịch với các công việc truyền thống của họ. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực khác, sự kết nối này khó có thể xảy ra. Cũng tại Philipin, trên đảo Honda Bay, phần lớn dân làng Sta. Lourdes đã thay đổi sinh kế của họ từ đánh bắt cá sang du lịch để có nguồn thu nhập ổn định hơn trong khi trữ lượng cá đang giảm dần và hoạt động đánh bắt cá bị cấm ở một số khu vực nhất định. Du lịch được coi là một sinh kế thay thế tốt vì nhu cầu tuyển dụng lao động khá cao, công việc dễ dàng, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân. Phát triển du lịch đã có những tác động tích cực nhất định đối với sinh kế của người dân tại Honda Bay. Cụ thể: Du lịch mở ra cơ hội việc làm không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn ở những ngành kinh tế liên quan, tạo việc làm cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Nhờ đó, vốn tài chính tăng giúp người dân cải thiện tài sản tài chính, tiết kiệm tiền cho giáo dục và gia tăng cơ hội mở rộng tài sản vật chất. Ngoài ra, những người tham gia dịch vụ du lịch cũng cải thiện được các kỹ năng như ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp. Làm việc trong ngành du lịch cũng giúp cho người phụ nữ nơi đây cải thiện vị thế trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng đem lại những mặt tiêu cực. Phần lớn người dân tại Honda Bay nhận thấy

được mức giá cả tăng, du lịch phụ thuộc vào mùa vụ khiến thu nhập của họ sụt giảm vào các thời điểm nhất định (Inge de Boer, 2012).

Indonesia là quốc gia ―vạn đảo‖, thu hút nhiều khách nước ngoài nhờ có cảnh quan thiên nhiên và chi phí du lịch hợp lý. Phát triển du lịch tại quốc gia này được coi là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế, do đó nó ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế của người dân. Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp để phục vụ du lịch khiến cho giá cả nhà đất tăng cao. Khi các nhà đầu tư ngoài địa phương quan tâm tới bất động sản tại các điểm du lịch, đẩy giá đất lên cao, người dân địa phương bán đất đi nhưng lại hưởng lợi ít từ du lịch. Nói cách khác, những người ngoài cộng đồng địa phương đang được hưởng lợi từ khách du lịch thay vì cộng đồng địa phương, còn cộng đồng địa phương không thể sử dụng đất nông nghiệp của họ vì nó trở nên quá đắt đỏ (Ahebwa, 2012; Richard & Hall, 2003). Điều này xảy ra theo chiều hướng khác tại Indonesia. Trong trường hợp của Bukit Lawang, Indonesia, nhiều người dân sinh sống tại địa phương làm việc trong ngành du lịch và sở hữu một phần các nhà nghỉ, khách sạn và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, do đó, lợi ích được chia cho cả cộng đồng địa phương (Elske, 2018). Nghiên cứu của Tomankova (2018) tại đảo Lombok, Indonesia xem xét ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế truyền thống của người dân nơi đây. Kết quả cho thấy, du lịch là một sinh kế bổ sung cho sinh kế chính là nông nghiệp của cộng đồng địa phương. Du lịch như một công cụ đa dạng hóa sinh kế cho người dân, giúp sinh kế địa phương bền vững trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết, tình trạng này có thể không kéo dài vì các can thiệp phát triển du lịch từ chính phủ. Cụ thể, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày một gia tăng có thể tác động tiêu cực tới sinh kế địa phương và phá vỡ mối quan hệ giữa người dân và khách du lịch. Phát triển du lịch ồ ạt, xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng sẽ loại trừ người dân tham gia vào hoạt động du lịch. Khách du lịch trong các khu nghỉ mát có thể không có nhu cầu ra ngoài khu nghỉ dưỡng khiến cho cộng đồng địa phương không thu được lợi nhuận từ loại hình du lịch này. Một vài tác động tiêu cực khác có thể thấy như môi trường bị ô nhiễm, nhiều tệ nạn xã hội hình thành.

Tại Campuchia, du lịch là chìa khóa để xóa nghèo đói, 180.000 việc làm được tạo ra từ du lịch, doanh thu từ du lịch đóng góp 12,5% vào GDP. Với hơn 1 triệu khách quốc tế đến hàng năm, du lịch tại Camphuchia có tốc độ tăng trưởng

nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu của Yin Soriya (2006) phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế người dân khu vực nông thôn tại Campuchia. Nghiên cứu đã cho thấy cả những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch tới sinh kế. Trong đó, những tác động tích cực mà phát triển du lịch đã đem lại bao gồm: đường xá được nâng cấp, tình hình an ninh được cải thiện, 20,9% hộ tăng thu nhập, số trẻ đi học tăng thêm 6,4%, tăng cường trao đổi văn hóa và đoàn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực phải kể đến như: gia tăng ô nhiễm nước, không khí, rác thải, tiếng ồn; gia tăng số lượng nhà vệ sinh bên bờ sông; ứng xử không phù hợp của khách du lịch; mất bản sắc văn hóa, tệ nạn xã hội ở các đối tượng thanh thiếu niên gia tăng.

Bixia Chen & cs. (2018) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn tại Nhật Bản với đặc trưng là dân số già. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi nhất định trong năm tài sản sinh kế trước và sau khi tham gia vào hoạt động du lịch. Cụ thể, vốn tự nhiên, vật chất và con người tăng lên ở quy mô khiêm tốn; vốn xã hội tăng rõ ràng. Phát triển du lịch về cơ bản có chức năng bảo tồn vốn tự nhiên, và ở một mức độ nhất định nó giúp làm chậm sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực xung quanh. Tại Nhật Bản, phần lớn thực phẩm phục vụ du khách được sản xuất ngay trên mảnh đất của chủ hộ hoặc hàng xóm, giúp giảm diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang. Ngoài việc nhận được một khoản thu nhập nhỏ khi người dân tham gia hoạt động du lịch, đa số người được phỏng vấn cho rằng sức khỏe của họ được cải thiện, du lịch đã mang lại nhiều niềm vui cho người cao tuổi tại các vùng nông thôn hẻo lánh. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, vốn ngoại ngữ, thói quen ăn uống của người dân nông thôn cũng được cải thiện. Nông thôn Nhật Bản vốn được trang bị cơ sở vật chất khá tốt, phát triển du lịch góp phần cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng nông thôn. Thu nhập từ du lịch góp phần bổ sung vào quỹ lương của người cao tuổi. Phát triển du lịch giúp các vùng nông thôn của Nhật Bản kết nối với thế giới bên ngoài, gia tăng cơ hội tương tác và giao tiếp với khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển du lịch còn đóng góp cho sự bền vững và bảo tồn truyền thống các nghi lễ và nghi thức văn hóa. Một số lễ hội đã bị chấm dứt trước đây thì nay được tổ chức lại để phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, mặt trái của phát triển du lịch tại đây là những xung đột lợi ích, cạnh tranh giữa các chủ nhà trọ để thu hút nhiều khách hơn.

Nghiên cứu của Henry (2012) về ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế của cộng đồng dân cư sinh sống liền kề các khu bảo tồn tại Plateau State, Nigeria đã cho thấy cả những tác động tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu được thực hiện thông qua quan sát thực địa, phỏng vấn ngẫu nhiên 410 chủ hộ gia đình. Dữ liệu phân tích thể hiện du lịch có những tác động khác nhau lên sinh kế của người dân tùy thuộc vào sản phẩm, chiến lược quản lý, vị trí, nghề nghiệp, quyền sở hữu, mức độ tham gia vào du lịch của các hộ. Tác động tiêu cực lớn nhất được kể đến là khan hiếm về đất đai với 74,55% chủ hộ đồng ý, hạn chế tiêu thụ động vật hoang dã và gỗ. Trong khi đó nhiều tác động tích cực với tỷ lệ chủ hộ đồng ý bao gồm: như tạo việc làm (95,56%), khai thác cá (84,44%), bảo tồn văn hóa (68,89%), gia tăng các doanh nghiệp tư nhân (42,22%), bảo tồn đa dạng sinh học (68,89%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Rezaur (2016) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng du lịch tới sinh kế của người dân tại Bangladesh. Nghiên cứu được thực hiện tại Rangamati, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Thất nghiệp là một trong những vấn đề ở Bangladesh. Du lịch đã tạo ra cơ hội cho các loại hình kinh doanh khác nhau như: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các dịch vụ lữ hành phát triển. Du lịch đã góp phần giải quyết một số lượng lớn lao động ở các địa phương. Phát triển du lịch còn giúp phụ nữ ở các vùng nông thôn nâng cao vị thế thông qua hoạt động kinh doanh, buôn bán các sản phẩm thủ công cho khách du lịch. Ngoài ra, phụ nữ còn tham gia vào các công việc khác như chụp ảnh, nấu ăn, thu ngân…

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 6

Việt Nam với nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên đa dạng, hoàn toàn có thể trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu tại Châu Á. Theo chỉ số về năng lực cạnh tranh ngành du lịch mới nhất năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đứng thứ 32 trên toàn cầu (trong 120 quốc gia), số lượng và mức độ hấp dẫn của các tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan). Đáng chú ý là Việt Nam có đến 08 điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới, ngang bằng với Indonesia so với hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam ưu tiên xác định du lịch là một ngành chiến lược, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngành du lịch là cỗ máy quan trọng để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thịnh vượng chung (Ngân hàng thế giới, 2019).

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về sinh kế và sự thay đổi sinh kế hộ nông dân tương đối đa dạng. Nghiên cứu của Dương Hoàng Hương (2016) tại Phú Thọ đã cho thấy những tác động nhất định tới sinh kế của người dân nơi đây. Kết quả nghiên cứu thể hiện, số việc làm được tạo ra từ du lịch có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2006, tổng số lao động du lịch là 6.700 người, năm 2015 số lượng này tăng lên 11.600 người. Khảo sát năm 2016 cho thấy, số lượng lao động du lịch trực tiếp, lao động du lịch là người bản địa chiếm tỷ lệ 68,7%. Kết quả tạo việc làm cho cộng đồng từ du lịch được 80% người dân ghi nhận. Bên cạnh đó, tăng trưởng du lịch còn mở ra cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động của một số ngành liên quan như: sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp, hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ… Một số doanh nghiệp khi đầu tư dự án du lịch mới đã cam kết ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ chi phí đào tạo và quan tâm tuyển dụng người bị thu hồi đất vào làm việc. Một số hộ gia đình, cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động phục vụ khách, xây dựng các trang trại, cơ sở du lịch cộng đồng (như các trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch ở Lâm Thao, Thanh Thủy; một số điểm đón khách du lịch tại cộng đồng ở Thanh Sơn, Tân Sơn; du lịch làng nghề nón, làng nghề cá chép đỏ ở Cẩm Khê...). Các hoạt động bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được triển khai đạt kết quả nhất định (như khôi phục, duy trì đội cồng chiêng ở một số làng bản ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập; khôi phục các phường hát Xoan cổ ở Việt Trì, công nhận 28 câu lạc bộ Xoan trong toàn tỉnh; phục dựng nguyên bản các lễ hội truyền thống và phát huy vai trò cộng đồng trong khâu tổ chức lễ hội như lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã, Vật đuổi giải ở Cao Xá...). Trong các lễ hội cổ truyền của người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn, khách du lịch. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới sinh kế như: phân phối lợi ích không công bằng do chưa đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất; tình trạng chênh lệch về mức độ được hưởng lợi từ dự án phát triển du lịch trong cộng đồng (người bị thu hồi đất khó khăn về sinh kế, trong khi người không bị thu hồi đất và ở liền kề dự án thì được hưởng lợi về giá trị đất và cơ hội kinh doanh); khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng nhanh hơn trong cộng đồng ở điểm đến du lịch. Ngoài ra sức ép từ du khách vào các mùa lễ hội cũng ảnh hưởng tới các di tích, tạo ra sức ép về môi trường và cơ sở vật chất.

Mai Lệ Quyên (2017) khi đánh giá nhận thức của người dân tại Quảng Trị

về việc xem du lịch như là một sinh kế của hộ đã thấy rằng, nếu xem xét dưới góc độ cơ hội việc làm và thu nhập của du lịch so với các hoạt động khác, người dân nhận thấy không có cơ hội việc làm nổi trội. Tuy nhiên, nếu so sánh mức độ đánh giá của từng hoạt động và kết hợp ý kiến đánh giá về cơ hội thu nhập thì có thể thấy xu hướng đánh giá tích cực hơn dành cho các hoạt động du lịch dịch vụ so với các hoạt động khác. Cụ thể, ý kiến của người dân về cơ hội việc làm và thu nhập trong hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm vườn, làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm thuê thời vụ đều ở mức thấp. Trong khi đó, họ đánh giá cao hơn về cơ hội thu nhập đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí, dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng.

Lê Ngọc Thảo (2018) khi nghiên cứu bài học phát triển du lịch đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị văn hóa bản địa tại Cù Lao Chàm – Hội An đã phân tích một vài ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế người dân bản địa. Tất cả hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch luôn gắn với cộng đồng và luôn tìm cách lôi kéo họ tham gia, cùng dẫn dắt câu chuyện và chia sẻ lợi ích một cách bền vững từ hoạt động sinh thái. Hiện nay, tại hầu hết các điểm du lịch, quá trình người dân địa phương chuyển đổi nghề truyền thống như khai thác thủy sản, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ… sang làm công cho các chủ cơ sở dịch vụ vẫn đang diễn ra. Mặc dù thu nhập của người dân tăng thêm nhưng đây là biểu hiện của sự mai một nghề truyền thống, sự đánh mất bản sắc văn hóa bản địa. Ngoài ra sự chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi du lịch chưa công bằng. Người dân Cù Lao Chàm chỉ thu được chưa đến 10% doanh thu từ sự phát triển du lịch đến đảo. Nguyên nhân của sự bất hợp lý này đó là việc thiết kế và tổ chức các tour của các đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp du lịch, họ chỉ mới tính toán làm sao đầu tư tối thiểu nhưng thu được lợi nhuận tối đa và hoàn toàn chưa suy nghĩ tới việc tạo mối liên kết và chia sẻ lợi ích với người dân địa phương. Hơn nữa, chính quyền chưa có những định hướng chính sách giúp du khách có thể tự chọn phương án tiếp cận đảo Cù Lao Chàm mà không phải phụ thuộc vào các đơn vị lữ hành. Phương tiện vận chuyển công cộng hạn chế, cơ sở lưu trú trong nhà dân còn thiếu và chưa có chương trình cụ thể về phát triển du lịch sinh thái thực sự tại đảo cũng như các điểm đến khác thuộc khu sinh quyển.

Nguyễn Đăng Hào (2010) thực hiện điều tra về sự thay đổi trong chiến lược sinh kế và thu nhập của nông hộ vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dựa trên tiếp cận sinh kế và sử dụng đồng thời cả phương pháp đánh giá sinh kế có sự tham gia và phỏng vấn hộ, nghiên cứu này tập trung đánh giá tiến trình chiến lược sinh kế và thu nhập của các hộ ở vùng Cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Vũ Thị Hoài Thu (2013) nghiên cứu “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định”. Luận án đã tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố biến đổi khí hậu để phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu và chỉ ra cơ chế tác động: (i) Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, (ii) các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, và (iii) các hoạt động sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế. Luận án cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, do bị tổn thương trước tác động của Biến đổi khí hậu nên sinh kế không chỉ cần bền vững mà còn phải thích ứng để giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Lê Ánh Dương (2017) nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định. Kết quả nghiên cứu đã tổng kết và làm rõ ho n co sở lý luạ n và thực tiễn về sinh kế, sinh kế hộ nông dân, đạ c biẹ t nghiên cứu đã bổ sung thêm lý luận về thay đổi sinh kế của hộ nông dân. Đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hu ởng tới sinh kế hộ gồm: Yếu tố khách quan nhu điều kiẹ n của vùng ven, đô thị hoá, công nghiệp hóa, chính sách, sự hỗ trợ của các tổ chức, vốn sinh kế cộng đồng; và yếu tố chủ quan nhu trình độ, tích lũy, ý thức và na ng lực của hộ. Nguyễn Hải Núi & cs. (2018), nghiên cứu Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc rừng ở Bắc Cạn. Nghiên cứu được tiến hành tại hai huyẹ n đại diện vùng cao của tỉnh là Na Rì và Ba Bể. Khu vực khảo sát là hộ dân sống gần và sở hữu khu rừng sản xuất. Trong nghiên cứu này, những lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuọ c vào rừng đã được luận giải và làm sáng tỏ, từ đó, khung phân tích phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng đã được xây dựng và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ có sự khác biệt giữa các nhóm hộ về mức độ kinh tế của hộ. Để phát triển sinh kế người dân có nhiều hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động và mô hình sinh kế của người dân còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch, phát triển du lịch và tác động của du lịch đến sinh kế hộ: Võ Thị Thu Ngọc (2018), nghiên cứu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023