Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Điện Biên Giai Đoạn 2015 - 2019

TÓM TẮT PHẦN 2

Nội dung phần 2 trình bày tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, trong đó nêu lên các khái niệm cơ bản liên quan tới nghiên cứu như khái niệm du lịch, phát triển du lịch, khái niệm sinh kế, nội dung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.

Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (bao gồm cả vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết cho phương tiện kiếm sống. Phát triển du lịch ảnh hưởng lớn tới các nguồn vốn sinh kế. Phát triển du lịch giúp nâng cao nhận thức, giáo dục; mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tạo cơ hội giao lưu văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, phát triển nghề truyền thống; góp phần đẩy mạnh bảo vệ môi trường; giúp người dân gia tăng thu nhập, tài sản, tiết kiệm. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng có thể làm mất đi phong tục tập quán của địa phương, nảy sinh tệ nạn xã hội, phân phối lợi ích không công bằng, gia tăng ô nhiễm, phá hủy các nguồn tài nguyên để phục vụ du lịch.

Phát triển du lịch kéo theo sự thay đổi về mặt cơ cấu, thể chế. Phát triển du lịch cũng đòi hỏi sự tham gia của các cấp chính quyền để đưa ra các quyết định cũng như ban hành chính sách mới hoặc thay đổi chính sách hiện có. Điều này luôn đi kèm theo sự phân quyền giữa các cấp đối với các điểm du lịch.

Phát triển du lịch ảnh hưởng tới kết quả của sinh kế. Các hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành kinh tế liên quan. Du lịch giúp cải thiện sinh kế và có thể coi là một sinh kế thay thế cho một nhóm cư dân, ngăn chặn sự di cư của những người trẻ tuổi sang các khu vực khác; tăng cường bình đẳng giới,…

Bên cạnh đó, phần 2 đã đề cập đến thực tiễn nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân. Các nghiên cứu thường tập trung vào những thay đổi trong vốn sinh kế và các kết quả sinh kế. Trong đó, các nhóm hộ nông dân được so sánh với nhau hoặc so sánh sự thay đổi của các thành phần trong khung sinh kế trước và sau khi phát triển du lịch để thấy rõ được sự ảnh hưởng này.

Phương pháp nhóm sinh kế được sử dụng để phân loại các hộ nông dân. Bằng việc sử dụng các biến liên quan đến sinh kế như chiến lược sinh kế, nguồn vốn sinh kế, mức thu nhập,… để phân nhóm các hộ nông dân có cùng đặc điểm. Mục tiêu của việc phân nhóm sinh kế để so sánh mức thu nhập trung bình giữa các nhóm hộ, các khó khăn mà nhóm hộ phải đối mặt từ đó tìm giải pháp phù hợp cho từng nhóm.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ - 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có

chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).

Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp

và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là

cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).


Hình 3 1 Bản đồ tỉnh Điện Biên Nguồn UBND tỉnh Điện Biên 2020 Điện Biên 1


Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Điện Biên

Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên (2020)

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17,7oC - 27,2oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 16o - 19oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (26oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 1.850mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng bình quân từ 159 – 203 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 1, 6, 7, 11, 12; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9 (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Cùng với xu thế hội nhập và đổi mới nền kinh tế của toàn quốc, trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế riêng, tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự phát triển chung của toàn quốc.

Cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất của các ngành tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện qua bảng 3.1.

Tổng giá trị sản xuất tăng từ 15.551,5 tỷ đồng năm 2015 lên 19.468 tỷ đồng năm 2019 với tốc độ phát triển bình quân tương đối cao (119,86%). Trong đó:

- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 là 7.444,7 tỷ đồng tăng lên đạt 11.546,3 tỷ đồng năm 2019 (chiếm 59,31% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2019). Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là 124,54% cho thấy thương mại và dịch vụ là ngành chiếm cơ cấu chính trong nền kinh tế của tỉnh. Đồng thời phản ánh tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển du lịch, để phát huy được thế mạnh này bên cạnh tiếp tục triển khai các chủ trương chính sách, biện pháp phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói chung, du lịch nói riêng cần có những nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp khai thác các tiềm năng, thế mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự biến động tăng qua các năm (từ 18,93% tổng giá trị sản xuất tăng lên 19,5% năm 2017 và 19,01% năm 2019). Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ cho thấy Điện Biên không có lợi thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các giải pháp căn bản: tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, hiện đại và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có sự biến động giảm dần qua các năm (năm 2015 chiếm 21,43% tổng giá trị sản xuất giảm xuống 17,24% năm 2019), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 107,49%. Đây là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn về điều kiện tự nhiên, dịch bệnh do vậy đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng áp dụng giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.


Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019



2015


2017


2019



So sánh


Chỉ tiêu

Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

2017/ 2015

2019/ 2017

BQC

Tổng GTSX

13.551,5

100

16.394,3

100

19.468,0

100

120,98

118,75

19,86

1. GTSX Nông –

Lâm – Thuỷ sản

2.904,4

21,43

3.078,6

18,78

3.355,9

17,24

106,00

109,01

7,49

2. GTSX CN, TTCN

2.564,7

18,93

3.139,8

19,15

3.701,6

19,01

122,42

117,89

20,14

3. GTSX Thương mại

– Dịch vụ

7.444,7

54,94

9.451,4

57,65

11.546,3

59,31

126,95

122,16

24,54

4. Thuế sản phẩm trừ

trợ cấp sản phẩm

637,7

4,71

724,5

4,42

864,2

4,44

113,61

119,28

16,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

46 Nguồn Cục Thống kê tỉnh Điện Biên 2019 3 1 2 2 Lĩnh vực văn hóa – xã 2

46

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2019)

3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội

- Giáo dục và Đào tạo

Là một tỉnh miền Núi, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp so với các địa phương trong cả nước. Tuy vậy, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tính đến tháng 12 năm 2019, toàn tỉnh có 515 trường học (trong đó có 4 trường cao đẳng), 7.176 lớp học từ mầm non đến THPT, 11.978 giáo viên (trong đó có 394 giảng viên thuộc 4 trường cao đẳng), 197.626 HSSV (trong đó có 1.782 HSSV trung cấp, cao đẳng). Hệ thống cơ sở giáo dục đảm bảo giảng dạy văn hoá phổ thông cũng như đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho con em các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019).

- Y tế

Toàn tỉnh hiện có 163 cơ sở y tế, 2.670 giường bệnh, nhân lực ngành y tế và ngành dược là 2.727 người, đảm bảo cho trên 90,5 xã, phường, thị trấn có bác sỹ. Cả năm 2019 tổng số lượt khám bệnh ước đạt 850.000 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt trên 111.000 lượt và trên 17.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt 108%; ước tỷ lệ sinh 22,4‰, mức giảm tỷ lệ sinh 0,5‰; tỷ lệ các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số bà mẹ sinh con trong năm là 18,7%, giảm 0,37% so với cùng kỳ. Năm 2019, tỉnh Điện Biên có 693 bác sĩ, 768 y sĩ, 576 điều dưỡng, 266 hộ sinh, 144 kỹ thuật viên (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019). Nguồn nhân lực và vật lực về y tế hiện còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn đòi hỏi phải có sự đầu tư hơn nữa để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN

3.2.1. Khung phân tích của luận án

Khung phân tích của luận án được xây dựng trên lý thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID (1999) và phát triển du lịch. Trong khung phân tích có thể thấy các tác động một chiều, tác động qua lại giữa các yếu tố.



Kết quả sinh kế

Hoạt động sinh kế


Phát triển du lịch


- Tiềm năng phát triển du lịch.

- Cơ sở vật chất phục

vụ du lịch.

- Kết quả hoạt động du lịch.

- Chính sách phát triển du lịch.

- Sự tham gia của các hộ nông dân.


Các giải pháp:

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về nguồn vốn sinh kế

- Giải pháp đối với các nhóm hộ

Hình 3.2. Khung phân tích của luận án

Nguồn: Vận dụng khung sinh kế bền vững của DFID (1999)

Phát triển du lịch đặt người dân trong bối cảnh (gây tổn thương). Trong đó, những cú sốc, xu hướng, tính mùa vụ có thể là: xung đột lợi ích giữa các nhóm hộ trong cùng cộng đồng do cùng chung hàng hóa, dịch vụ kinh doanh; giá cả tăng khi có sự xuất hiện của khách du lịch; hạn chế sử dụng đất hoặc khai thác các tài nguyên lâm sản, thủy sản; sự di chuyển của lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, quỹ đất cho nông nghiệp hoặc nhà ở bị chuyển đổi sang phục vụ cho mục đích du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng; thất nghiệp, thất

thu trong các tháng ngoài mùa du lịch, v.v… Tất cả những yếu tố này tác động đến vốn sinh kế, các chiến lược và kết quả sinh kế.

Phát triển du lịch cũng kéo theo sự tham gia của các tổ chức tư nhân vào trong chuỗi cung ứng, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của tổ chức xã hội vào hoạt động hỗ trợ như: đào tạo, tập huấn, khuyến khích phụ nữ tham gia hoạt động du lịch,v.v…

Từ những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên, các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.

3.2.2. Cách tiếp cận của luận án

3.2.2.1. Tiếp cận khung sinh kế bền vững

Sinh kế của con người thường diễn ra trong bối cảnh bị tổn thương (như sốc về kinh tế, sức khỏe, thiên tai, sâu bệnh hại, xung đột; xu hướng biến đổi về dân số, tài nguyên, công nghệ, động thái của chính phủ; tính mùa vụ như biến đổi về giá cả, sản xuất, cơ hội việc làm). Ngày nay, tiếp cận sinh kế bền vững trở nên phổ biến và trở thành phương pháp luận cho các nghiên cứu liên quan đến sinh kế. Tiếp cận sinh kế bền vững là phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựa trên các cân nhắc/phân tích về các sinh sống của người nghèo, của các đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Khung sinh kế bền vững được phát triển bởi Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID). Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác động qua lại giữa chúng.

Theo các tiếp cận sinh kế bền vững, luận án đặt các hộ nông dân vào trung tâm của sự phát triển. Sinh kế của các hộ nông dân liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế và các yếu tố bên ngoài. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên cần phải có cái nhìn toàn diện. Sự xuất hiện và phát triển của du lịch đặt các hộ nông dân trong bối cảnh (gây bất lợi) như hạn chế sử dụng đất, hạn chế khai thác lâm sản, phá vỡ hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023