Kết Quả Hoạt Động Du Lịch Của Tỉnh Điện Biên Giai Đoạn 2015 - 2019

Với tiềm năng như trên, hiện nay, tỉnh Điện Biên phát triển ba loại hình du lịch chính, bao gồm: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Trong đó du lịch lịch sử chủ yếu tại quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, du lịch sinh thái tại các điểm có hang động, nước khoáng nóng… tại huyện Điện Biên, du lịch văn hóa tại các thôn, bản.

4.1.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

- Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Năm 2020, toàn tỉnh có 215 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 2.954 buồng/5.139 giường, trong đó có 1 khách sạn đang đề nghị công nhận hạng 4 sao; 1 khách sạn 3 sao; 1 khách sạn đề nghị công nhận hạng 3 sao; 151 nhà nghỉ, 4 homestay và 18 nhà khách. Thống kê tại 3 địa bàn nghiên cứu cho thấy, tại thành phố Điện Biên Phủ có 120 đơn vị kinh doanh lưu trú, chiếm 55,8% trong tổng số cơ sở kinh doanh của tỉnh Điện Biên, với số buồng là 1.902 và 3.286 giường. Huyện Điện Biên có 20 cơ sở (chiếm 9,3%), với 176 buồng/310 giường. Huyện Mường Nhé có 12 cơ sở (chiếm 5,6%) với 121 buồng/235 giường (Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 2020). Như vậy, thành phố Điện Biên Phủ là nơi tập trung nhiều nhất các đơn vị kinh doanh lưu trú. Do nơi đây là trung tâm văn hóa, chính trị của cả tỉnh và cũng là điểm thu hút khách du lịch tham quan tới nghỉ dưỡng.

Về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch, tính đến năm 2020, toàn tỉnh Điện Biên có 07 đơn vị, bao gồm 5 công ty, 1 hợp tác xã, 1 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải khách du lịch, đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách (Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 2020).

Với hoạt động lữ hành, có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa (UBND tỉnh Điện Biên, 2019).

- Hệ thống giao thông

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 8.278,9km đường giao thông; với 130/130 đơn vị cấp xã và tương đương có đường ô tô đến trung tâm, trong đó: có 121/130 (đạt 93,07%) xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm;

9/130 (đạt 6,93%) xã có đường ô tô đến trung tâm xã chỉ đi lại được mùa khô. Có 06 tuyến quốc lộ chạy qua là QL6, QL12, QL 12 kéo dài, QL279, QL279B, QL 279C, QL4H với tổng chiều dài 751km; kết cấu mặt đường có 302,7 km mặt đường bê tông nhựa, chiếm 40%; 380,14km mặt đường đá dăm nhựa chiếm 51%, có 68,2km đường BTXM, chiếm 9% (UBND tỉnh Điện Biên, 2019).

Các tuyến giao thông nội tỉnh và quốc lộ kết nối với nhau tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn thông suốt, là động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới của tỉnh đồng thời giúp khách du lịch có thể di chuyển tới các điểm thăm quan tại các xã vùng cao.

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, tỉnh Điện Biên có hệ thống hạ tầng giao thông hàng không có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Tổng diện tích Cảng hàng không hiện tại là 39,15ha; nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, có cao độ trung bình 462m. Hiện nay Cảng hàng không Điện Biên là Cảng hàng không nội địa cấp 3C, có đường băng bê tông xi măng để hạ, cất cánh, dài 1830 m, rộng 30 m; sân đỗ có diện tích rộng 24.000m2 với 4 vị trí đỗ máy bay; nhà ga hành khách rộng 2.500m2 với công suất 180 khách/h, có trang thiết bị tương đối đảm bảo để khai thác tàu bay loại A và B gồm ATR72, Fokker70, C130 và tương đương trở xuống và hiện chỉ khai thác 01 đường bay ngắn Hà Nội - Điện Biên - Hà Nội (có thời gian bay là 01h) bằng tàu bay ATR72 (UBND tỉnh Điện Biên, 2019).

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác bay tại Cảng Hàng không Điện Biên còn hạn chế, chỉ đáp ứng khai thác loại máy bay nhỏ, khai thác vào ban ngày, còn chịu ảnh hưởng và chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết... Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến hành trình đi lại của nhân dân giữa Điện Biên đi Thủ đô Hà Nội và du khách trong nước và quốc tế từ các địa phương khác đến với tỉnh Điện Biên.

4.1.2. Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019

4.1.2.1. Số lượng và cơ cấu khách du lịch

Số lượng khách đến du lịch phản ánh mức độ phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia cũng như thể hiện khả năng khai thác các tiềm năng có thể phục vụ du lịch để thu hút du khách.


Lượt người


1800000

845.000

1600000

705.136

1400000

600.057

Tổng số Khách nội địa

Khách quốc tế

1200000

480.032

1000000

403.372

662.000

800000

479.057

554.136

600000

333.514

399.898

400000


200000

121.000

183.000

151.000

69.858

80.134

0

2015

2016

2017

2018

2019


Hình 4.1. Số lượng khách đến Điện Biên (2015 – 2019)

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015- 2019)

Qua hình 4.1 có thể thấy số lượng du khách đến Điện Biên tăng đều qua các năm. Với lượng khách du lịch tăng đều đã đem lại nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của ngành du lịch tại Điện Biên. Tuy nhiên lượng khách tới Điện Biên còn rất ít so với hơn 85 triệu lượt khách du lịch nội địa và trên 18 triệu lượt khách Quốc tế toàn quốc năm 2019. Cơ cấu khách đến Điện Biên chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm trên 78%), khách du lịch quốc tế còn rất hạn chế. Với tiềm năng du lịch của tỉnh, rõ ràng tỉnh cần có giải pháp để thu hút khách du lịch trong thời gian tới.

4.1.2.2. Số ngày khách lưu trú

Mức độ phát triển du lịch còn thể hiện ở chỉ tiêu số ngày khách lưu trú, qua chỉ tiêu này cũng phản ánh về chất lượng dịch vụ lưu trú, sự phát triển của các khu tham quan, các điểm vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua sắm, chăm sóc sức khoẻ.

Bảng 4.3. Số ngày khách lưu trú giai đoạn 2015 - 2019



2015


2017


2019


Chỉ tiêu


Số ngày (ngày)

Bình quân

(ngày/ người)


Số ngày (ngày)

Bình quân

(ngày/ người)


Số ngày (ngày)


Bình quân


(ngày/ người)

Khách nội địa

667.028

2,0

1.149.737

2,4

1.655.000

2,5

Khách quốc tế

69.858

1,0

181.500

1,5

274.500

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 11

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015, 2017, 2019)

Khách đến Điện Biên có thời gian lưu trú rất ngắn (trung bình chỉ từ 2 đến 2,4 ngày đối với khách du lịch là người Việt Nam và từ 1 đến 1,5 ngày đối với khách du lịch người nước ngoài), mặc dù về xu hướng thời gian lưu trú có tăng nhưng không đáng kể.

Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá phát triển du lịch của địa phương. Bởi doanh thu của các doanh nghiệp du lịch không chỉ phụ thuộc vào số lượng khách mà còn phụ thuộc vào số ngày khách mà các đơn vị này phục vụ. Số ngày lưu trú của khách càng nhiều thì doanh thu và lợi nhuận các đơn vị kinh doanh du lịch thu lại càng lớn. Nếu số lượng khách đông nhưng số ngày lưu trú ngắn thì doanh thu chưa hẳn cao, đồng thời thể hiện các sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo du khách ở lại. Như vậy muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bên cạnh giải pháp thu hút nhiều du khách cần có giải pháp kéo dài ngày lưu trú của họ.

4.1.2.3. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2015 - 2019

Doanh thu từ du lịch, khách sạn và nhà hàng tăng qua các năm, nhưng do mức chi tiêu bình quân ngày khách còn thấp, số ngày khách lưu trú ngắn nên doanh thu còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng GDP từ hoạt động dịch vụ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.4. Doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần kinh tế (2015 - 2019)



2015


2017


2019


So sánh

Chỉ tiêu

Doanh thu

(tr. đồng)

Tỷ lệ (%)

Doanh thu

(tr. đồng)

Tỷ lệ (%)

Doanh thu

(tr. đồng)

Tỷ

lệ (%)

2015/2017 (%)

2017/2019 (%)

Tổng số

319.765

100

393.054

100

508.655

100

122,912

129,41

Nhà nước

17.364

5,43

16.658

4,24

16.537

3,25

95,93

99,27

Tư nhân

302.401

94,57

376.396

95,76

492.118

96,75

124,47

130,74

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015, 2017, 2019)

Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng tăng dần qua các năm, đặc biệt là khu vực tư nhân, cho thấy hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Tỷ lệ doanh thu của khu vực tư nhân tăng, trong khi doanh thu từ khu vực nhà nước giảm thể hiện lĩnh vực du lịch đang thu hút nhiều đơn vị, đặc biệt các đơn vị tư nhân tham gia.

4.1.3. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Điện Biên

Các hoạt động du lịch đã tác động môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi sự thay đổi về mặt cơ cấu, thể chế nhằm hạn chế những tác động xấu và khuyến khích những ảnh hưởng tốt. Trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách của tỉnh được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch.

Các chính sách liên quan đến quy hoạch phát triển du lịch bao gồm:

- Quyết định số: 150/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên Phê duyện dự án ―Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020‖ ban hành ngày 30 tháng 1 năm 2008. Trong đó, quyết định đã đưa ra các định hướng phát triển du lịch của tỉnh như: Định hướng về thị trường khách du lịch, với thị trường trọng điểm bao gồm một số thị trường quốc tế khối Đông Bắc Á, thị trường Mỹ, khối Tây Âu, thị trường khối các nước Asean, thị trường Úc và thị trường nội địa từ tỉnh khác; thị trường tiềm năng gồm các nước khối Bắc Âu, Đông Nam Âu,… Định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch thương mại, công vụ. Về không gian du lịch, xác định

thành phố Điện Biên Phủ là trọng tâm phát triển khu vực phía Nam, thị xã Mường Lay là trọng tâm phát triển du lịch ở phía Bắc. Ngoài ra, các khu, điểm du lịch, cụm du lịch; các tuyến du lịch nội tỉnh, quốc tế cũng được xác định để phát triển du lịch.

- Quyết định số 1465/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 24 tháng 08 năm 2015. Trong đó các nội dung chủ yếu bao gồm: Vị trí địa lý, quy mô, giới hạn ranh giới khu du lịch; quan điểm phát triển; mục tiêu phát triển; định hướng phát triển; giải pháp thực hiện. Với nội dung ―Định hướng phát triển chủ yếu‖, quyết định đã chỉ ra thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa; loại hình du lịch chính được ưu tiên phát triển là du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch bổ trợ bao gồm: du lịch cộng đồng; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch biên giới; du lịch thương mại, công vụ; du lịch gắn với sự kiện. Tổ chức không gian phát triển du lịch; tổ chức tuyến du lịch; định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; định hướng đầu tư phát triển cũng được đề cập trong quyết định.

- Nghị quyết số 31/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên thông qua Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2016. Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể: i) Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; ii) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo bước đột phá để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; iii) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; iv) Đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; v) Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; vi) Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; vii) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch và đảm bảo an ninh du lịch; viii) Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác phát triển du lịch. Nghị quyết cũng tập trung vào các chính sách như vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để phát triển du lịch; chính sách về nâng cao nhận thức cho cộng đồng; nguồn lực phát triển du lịch; nguồn nhân lực; tăng cường tuyên truyền, quảng bá.

- Quyết định số 377/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến 2020 ban hành ngày 08 tháng 5 năm 2012. Trong đó nội dung chính là các nội dung hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và các hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các nội dung chính bao gồm: i) Tuyên truyền, quảng bá du lịch Điện Biên đến các thị trường du lịch trọng điểm trong nước và nước ngoài được thực hiện qua hoạt động: Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, thân thiện đối với du khách; tuyên truyền quảng bá trong nước và ngoài nước thông qua các hội chợ, hội thảo, liên hoan, sự kiện; ii) Nghiên cứu, tổng hợp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường khách du lịch bằng các hoạt động thống kê, nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lĩnh vực du lịch; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho khách du lịch; hợp tác phát triển về du lịch với các địa phương trong nước và ngoài nước; iii) Xúc tiến đầu tư phát triển sản phẩm du lịch thông qua tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020; in ấn và phát hành các tài liệu, dự án đầu tư về du lịch; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; iv) Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch bằng các hoạt động như đào tạo, tư vấn kiến thức, kỹ năng.

- Ngoài các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ trực tiếp ngành du lịch. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, điển hình như Quyết định số: 44/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 04 tháng 02 năm 2012. Các dự án giao thông được thực hiện, nhờ đó các tuyến đường nối các điểm du lịch được nâng cấp. Ví dụ, quốc lộ 6 với tổng chiều dài 115km, đoạn từ Tuần Giáo – thị xã Mường Lay và đoạn từ đèo Pha Đin - Tuần Giáo; quốc lộ 12 với chiều dài 103,5km,…

4.1.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong kinh doanh dịch vụ du lịch

4.1.4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 622 hộ nông dân thuộc tỉnh Điện Biên và được đảm bảo có tính đại diện cho tổng thể và có ý nghĩa thống kê. Đối tượng

phỏng vấn là các chủ hộ, những người đại diện cho hộ và thường là người ra các quyết định trong gia đình. Kết quả về đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình


Đặc điểm

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

1. Độ tuổi chủ hộ



≤ 25

12

1,9

Từ 26 - 35

118

18,8

Từ 36 - 45

168

26,8

Từ 46 - 55

147

23,4

≥ 55

177

28,2

2. Giới tính chủ hộ



Nữ

132

21,2

Nam

490

78,8

3. Dân tộc



Kinh

27

4,3

Thái

512

81,5

Mông

35

5,6

Dao

2

0,3

Khác

46

7,3

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Chủ hộ có độ tuổi trên 36 tuổi chiếm chủ yếu. Trong đó số lượng chủ hộ trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (28,2%) so với chủ hộ thuộc độ tuổi khác. Với độ tuổi lớn, chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là hoạt động nông nghiệp vốn là ngành có nhiều lao động tham gia nhất của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, chủ hộ lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, hạn chế trong tiếp cận thị trường… Chủ hộ là nam chiếm phần lớn, với tỷ lệ 78,8% do nam giới thường là người chịu trách nhiệm về kinh tế và đưa ra các quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí