Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Pháp Nhóm (Clustering Method) Và Nhóm Sinh Kế (Clustering Livelihoods)

Nghiên cứu đã làm rõ lý luận về kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững. Phân tích nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững bao gồm: Những nhân tố khách quan (Tình hình kinh tế - chính trị thế giới và khu vực; Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết phát triển kinh tế du lịch; Thị trường du lịch; Biến đổi khí hậu); Những nhân tố chủ quan (Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch của nhà nước và địa phương. Luận án đã phân tích một số ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của người dân. Theo đó, với thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý, mức độ trung bình đánh giá của người dân địa phương lên đến 4,29 đối với tiêu chí du lịch góp phần phát triển kinh tế địa phương; tiêu chí tăng thu nhập cho nhiều người dân sống quanh vùng di sản đạt mức đánh giá trung bình là 4,23; tiêu chí tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương đạt mức trung bình 4,57; và tiêu chí đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở địa phương đạt mức trung bình lên đến 4,18. Nhiều làng nghề truyền thống bị mai một đã được phục hồi, các loại hình nghệ thuật truyền thống như Ca Huế, Nhã Nhạc tiếp tục phát triển, quần thể Di tích Cố đô Huế được trùng tu, tôn tạo.

Thi Thu Huong Hoang & cs. (2020) đã nghiên cứu Tác động của phát triển du lịch đến sinh kế địa phương và độ che phủ đất ở vùng cao miền Bắc Việt Nam. Nhóm tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa phát triển du lịch, sinh kế địa phương và thay đổi độ che phủ đất ở cấp hộ gia đình. Huyện Sa Pa được chọn làm nghiên cứu điển hình. Tại 25 bản, làng nông thôn ở Sa Pa, 487 hộ gia đình đã được phỏng vấn. Điều này cho phép tác giả phân loại các hộ gia đình nông thôn theo ba loại sinh kế: (1) canh tác toàn thời gian, (2) canh tác với sự tham gia hạn chế vào du lịch và (3) canh tác và tham gia chính vào các hoạt động du lịch. Tiếp theo, mối liên hệ giữa du lịch và thay đổi độ che phủ đất ở cấp hộ gia đình đã được định lượng. Kết quả cho thấy việc phát triển du lịch đã làm tăng mức sống của người dân tộc thiểu số và dẫn đến các hệ thống canh tác thâm canh hơn với sự tái sinh rừng trên các cánh đồng bị bỏ hoang. Tuy nhiên, sự tham gia vào du lịch là phụ thuộc vào vị trí địa lý của cộng đồng. Tác giả Ngô Thị Liên (2018) lại phân chia thành hai nhóm hộ: hộ có tham gia vào kinh doanh du lịch và hộ không kinh doanh du lịch để thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tham gia du lịch có sự cảm nhận tích cực hơn những người không tham gia du lịch, người dân nhận thức tích cực lợi ích du lịch mang

lại về mặt văn hóa – xã hội – môi trường và bảo tồn. Tuy nhiên, những người không tham gia kinh doanh du lịch cảm thấy lo lắng rằng du lịch sẽ tác động đến môi trường mạnh hơn nếu số lượng du khách tăng lên.

Quan tâm tới sự biến đổi về nguồn vốn xã hội, cụ thể là vấn đề văn hóa, các nghiên cứu của Lê Anh Tuấn & Nguyễn Thị Hồng Tâm (2013), Đặng Thị Diệu Trang (2013), Đặng Thị Diệu Trang & cs. (2019) được thực hiện. Trong đó Lê Anh Tuấn & Nguyễn Thị Hồng Tâm (2013) tập trung nghiên cứu sự giao lưu giữa văn hóa bản địa với văn hóa quốc tế. Trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch, các nét văn hóa đặc thù của hai bên đã được trực tiếp cảm nhận từ hai phía, nhờ đó, quá trình tiếp nhận văn hóa giữa khách du lịch và người dân bản địa, đặc biệt là giới trẻ được diễn ra. Đặng Thị Diệu Trang (2013), Đặng Thị Diệu Trang & cs. (2019) quan tâm tới biến đổi văn hóa của người dân tộc trước tác động của du lịch cộng đồng. Sự tham gia của cá nhân trong cộng đồng vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch sẽ vừa đảm bảo duy trì quyền sở hữu của người dân vừa giải quyết được vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và những giá trị văn hóa của cư dân địa phương. Du lịch gắn kết lợi ích cá nhân với cộng đồng thông qua việc làm, thu nhập…từ đó thúc đẩy mỗi cá nhân trong cộng đồng nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hóa địa phương. Phát triển du lịch đã làm biến đổi văn hóa địa phương trên bốn khía cạnh: (1) sự biến đổi sinh kế do chính sách phát triển du lịch cộng đồng với hoạt động cơ bản là hàng hóa hóa văn hóa địa phương để thu hút khách du lịch; (2) sự biến đổi mối quan hệ xã hội từ tác động của hoạt động kinh tế du lịch như biến đổi trong quan hệ cộng đồng và quan hệ với thế giới bên ngoài – khách du lịch; (3) biến đổi trong quan hệ giới với sự nổi lên vai trò quan trọng của những người phụ nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng; (4) các hoạt động trình diễn bản sắc của tộc người để thu hút khách du lịch như biểu diễn văn nghệ, ẩm thực…

Đánh giá toàn diện về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các nguồn vốn sinh kế, nghiên cứu của Đỗ Hải Yến (2017) và Bùi Văn Mạnh (2020) có những kết luận khá giống nhau. (1) Nguồn vốn tự nhiên: Phát triển du lịch đã giúp tôn tạo các điểm du lịch, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, việc thu hồi đất canh tác nông nghiệp cũng khiến nhiều hộ nông dân thiếu hoặc không có đất sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế truyền thống. (2) Nguồn vốn con người: Tỷ lệ đỗ đại học ở các địa bàn nghiên cứu tăng cho thấy sự gia tăng về chất lượng con người. Các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động

địa phương cũng giúp cải thiện trình độ, kỹ năng của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc đào tạo vẫn chưa thực sự bài bản và chuyên sâu nên người lao động vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng. (3) Nguồn vốn xã hội: Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được giữ gìn khá tốt. Phát triển du lịch đã làm gia tăng sự gắn kết, hình thành mối quan hệ cộng sinh giữa các chủ thể cung cấp các dịch vụ du lịch có liên quan với nhau. Bên cạnh đó cũng nảy sinh mâu thuẫn, cạnh tranh về lợi ích của các cơ sở kinh doanh cùng ngành. (4) Nguồn lực tài chính: Nhờ sư gia tăng thu nhập, nguồn tài chính có thể huy động từ trong hộ gia đình, các quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng. (5) Nguồn lực vật chất: Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tại các điểm du lịch và khu dân cư được đầu tư, nâng cấp.

2.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp nhóm (clustering method) và nhóm sinh kế (clustering livelihoods)

2.2.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp nhóm (clustering method)

Phương pháp phân cụm hay phương pháp nhóm (clustering method) là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số đặc tính của chúng. Các kỹ thuật này nhận diện và phân loại các đối tượng hay các biến sao cho các đối tượng trong cùng một cụm tương tự nhau xét theo các đặc tính được chọn để nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo Mitri & cs. (2018), phân tích cụm có thể được sử dụng để phân loại cấu trúc của một cộng đồng. Nó đặc biệt hữu ích để nhận dạng/phân loại một hệ thống phức tạp (Deford & cs., 2019). Trong thực tế, phân tích cụm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu hành vi, xã hội, tâm lý, kinh doanh.

Trong lĩnh vực kinh doanh, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, điều cần thiết là sự đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, rất khó để các doanh nghiệp có thể thỏa mãn các nhu cầu riêng lẻ của từng khách hàng. Do đó, việc phân nhóm khách hàng để đáp ứng nhu cầu cho từng nhóm khách hàng này là điều cần thiết ở các doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp cụm thường được sử dụng (Mieczyslaw & Banaœ, 2016). Một vài trường hợp điển hình như lĩnh vực kinh doanh điện. Cung cấp điện cho khách hàng ngày nay được đặt trong bối cảnh cạnh tranh. Các nhà cung cấp điện cần có thông tin chính xác về hành vi thực tế của khách hàng để thiết lập các ưu đãi thương mại. Phân tích cụm dựa trên dữ liệu về lượng điện tiêu dùng của các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

khách hàng để phân nhóm là kỹ thuật hữu ích được sử dụng trong trường hợp này (Chicco Gianfranco, 2012).

Trong lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên, sự phức tạp của các mô hình sử dụng đất ngày nay là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu. Một giải pháp của vấn đề này là thực hiện tổng hợp không gian dựa trên lưới điện thông thường hoặc các đơn vị hành chính như quốc gia. Tuy nhiên, phương pháp này làm phẳng nhiều sự khác biệt trong khu vực và tạo ra một bản đồ đồng nhất về thế giới. Dietrich & cs. (2013) sử dụng phương pháp phân cụm giúp giảm mất thông tin bằng cách chọn một mẫu tổng hợp thích hợp. Phan Nguyễn Hồng Ngọc & cs. (2017) sử dụng phương pháp cụm để đánh giá nhiễm mặn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Kết quả phân tích cụm đã nhóm 18 giếng quan trắc thành 3 cụm đặc trưng cho chất lượng nước của các giếng quan trắc (hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và nhiễm mặn) dựa vào đặc tính tương đồng của bộ dữ liệu.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 7

Trong lĩnh vực mạng cảm biến không dây (Wireless sensor networks- WSN), phân tính cụm là kỹ thuật đặc biệt hữu ích để đạt được các mục tiêu như: tối đa hóa tuổi thọ mạng và đạt được hiệu quả năng lượng. Mạng cảm biến không dây là tập hợp các nút không dây thường được triển khai ngẫu nhiên trong một khu vực được nhắm mục tiêu trong các môi trường liên tục thay đổi. Các nút này có thể cảm nhận, xử lý và chuyển tiếp dữ liệu đến các nút lân cận và trạm gốc. Các thiết bị nhỏ này có những hạn chế như bộ nhớ nhỏ, tính toán, xử lý thấp, ít năng lượng (thường sử dụng pin). Do nguồn lực hạn chế, điển hình là nguồn pin khan hiếm, các nút không dây này được nhóm thành các cụm để truyền thông tiết kiệm năng lượng. Trong các sơ đồ phân cấp phân cụm đã đạt được sự quan tâm lớn để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Các sơ đồ phân cấp thường được phân loại thành các cách tiếp cận dựa trên cụm và dựa trên lưới. Trong các cách tiếp cận dựa trên cụm, các nút được nhóm thành các cụm, trong đó nút cảm biến tài nguyên được chỉ định làm đầu cụm (Bilal & cs., 2017).

2.2.3.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhóm sinh kế (clustering method)

Sinh kế và quá trình thay đổi nông nghiệp trên khắp vùng Đông Nam Á đã được khám phá trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng kiến thức về các chiến lược sinh kế hiện nay và sự phụ thuộc vào đất đai ở những khu vực

trước đây không thể tiếp cận được với nghiên cứu học thuật. Nghiên cứu của Laura & cs. (2018) tại Myanmar sử dụng kỹ thuật phân cụm đã đưa ra một số kết quả: các hộ gia đình tham gia vào sáu chiến lược sinh kế tương đối khác biệt: hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp, làm thuê, dựa vào kiều hối, trồng cây hoặc tự kinh doanh. Nghiên cứu đã tìm thấy sự bất bình đẳng thu nhập đáng kể giữa các cụm. Phát hiện này chỉ ra các lỗ hổng khác biệt liên quan đến các chiến lược sinh kế đã được xác định trước rủi ro khí hậu, thay đổi chế độ quản lý đất đai và lực lượng thị trường lao động. Bằng thuật toán phân cụm Elodie & cs. (2010) đã xem xét tác động của chiến tranh đối với danh mục đầu tư sinh kế và các kết quả phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn Kosovo. Bằng cách nhóm các hộ gia đình có các hoạt động sinh kế tương tự, nghiên cứu phát hiện bằng chứng về mối quan hệ giữa trải nghiệm chiến tranh của các gia đình với các lựa chọn sinh kế của họ và việc tiếp xúc với chiến tranh có tác động khác nhau đến phúc lợi hộ gia đình tùy thuộc vào danh mục sinh kế được thông qua.

Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước là nền tảng cho an ninh lương thực, bảo tồn môi trường, phát triển kinh tế và sinh kế. Trong các lưu vực phức tạp như lưu vực sông Ấn, nước được sử dụng bởi độ che phủ và sử dụng đất khác nhau. Cheema & Bastiaanssen (2010) dùng kỹ thuật phân cụm không gian để phân loại 27 lớp đất để hỗ trợ phân tích, quản lý nước, giúp phân biệt cây trồng và luân canh phù hợp.

Thi Thu Huong Hoang & cs. (2020) sử dụng phân tích cụm để đánh giá tác động của phát triển du lịch tới sinh kế của các hộ dân vùng cao phía Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy, mức độ mà các hộ gia đình tham gia vào du lịch và thu nhập từ du lịch rất khác nhau. Nhìn chung, có ba loại hộ gia đình có thể được phân cụm: hộ gia đình canh tác nông nghiệp toàn thời gian; hộ gia đình canh tác hạn chế và có tham gia vào du lịch; hộ gia đình có hoạt động sinh kế chính là du lịch. Các hộ được nhóm thành ba cụm trên cơ sở các biến: số lượng thành viên hộ tham gia du lịch, thu nhập đến từ du lịch, đầu tư vào du lịch.

Øystein & cs. (2013) tiến hành nghiên cứu về sinh kế hộ nông dân tại các nước đang phát triển là Bolivia, Nepal và Mozambique. Bằng phương pháp nhóm, tác giả đã xác định 5 chiến lược sinh kế chính được các hộ gia đình theo đuổi. Nhóm 1 là nhóm hộ nông dân quy mô nhỏ; nhóm 2 là các hộ nông dân quy

mô lớn; nhóm 3 là công nhân hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp (off-farm workers); nhóm 4 là những người chăn nuôi và công nhân phi nông nghiệp; nhóm 5 là những người điều hành công việc kinh doanh. Cũng dựa vào chiến lược sinh kế để phân nhóm, Rui Sun & cs. (2019) đã điều tra 2042 hộ tại vùng nông thôn Trung Quốc và phân thành 4 nhóm. Trong đó, các hộ thuần nông (agricultural households) là nhóm hộ có thu nhập thấp do phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và thiếu tài sản cần thiết để phát triển các hoạt động sinh kế; nhóm hộ tự làm chủ (self – employed households) có thu nhập cao hơn nhóm hộ thuần nông; nhóm hộ gia đình không lao động (non- labor households) là nhóm hộ không phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất, đây là nhóm hộ có thu nhập từ kiều hối, lương hưu, trợ cấp là chủ yếu và chịu gánh nặng bệnh tật, dân số già; nhóm 4 là các hộ gia đình làm công ăn lương (wage-employed households) chịu gánh nặng lớn việc giáo dục trẻ em.

2.2.4. Khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân

Xuất phát từ kết quả của phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, cho thấy:

Thứ nhất, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích về những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ gia đình, tuy nhiên các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào ảnh hưởng của phát triển du lịch tới một số yếu tố nhất định của sinh kế, ví dụ: vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế… Chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích một cách toàn diện về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới toàn bộ các thành phần trong sinh kế hộ nông dân.

Thứ hai, các nghiên cứu trước đây dựa trên phương pháp cụm để phân chia các hộ theo nhóm, tùy thuộc vào mức độ liên quan tới sinh kế chính. Các yếu tố để phân nhóm thường là thời gian hoạt động, số lao động hay thu nhập từ sinh kế. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu nào kết hợp giữa phương pháp cụm và phương pháp phân tích biệt số để tìm hiểu sự tồn tại khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm xét theo các biến độc lập, xác định biến độc lập nào là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt giữa các nhóm.

Thứ ba, nếu như trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế hộ gia đình, các chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế được tính toán nhằm đo lường mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trước biến đổi khí hậu, thì trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ, không

có các chỉ số nào được ước tính để đo lường mức độ tác động của phát triển du lịch tới sinh kế.

Thứ tư, tác giả đề xuất nghiên cứu trong bối cảnh tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, đời sống người dân đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tỉnh Điện Biên có tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch, mức độ phát triển du lịch tại các địa bàn khác nhau. Những năm gần đây, đối với nhiều hộ nông dân, du lịch trở thành một sinh kế thay thế sinh kế truyền thống là nông nghiệp; bên cạnh đó, du lịch đã tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp gìn giữ văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần bảo vệ các di tích lịch sử,… Tuy nhiên, phát triển du lịch tại tỉnh Điện Biên cũng cho thấy nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tự nhiên, gây ô nhiễm, làm tăng chi phí sinh hoạt,…

Như vậy, mảng đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên những phạm vi, khía cạnh khác nhau. Nhưng vẫn tồn tại một số khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu như các lý do được nêu ra ở trên. Chính vì vậy việc nghiên cứu Sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân của tỉnh Điện Biên là cần thiết. Các khía cạnh nghiên cứu của Luận án về khoa học, thực tiễn có tính độc lập cao và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trong và ngoài nước về mục tiêu, nội dung, địa điểm, thời gian nghiên cứu. Các cơ sở lý luận, thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã được tác giả nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa, làm rõ thêm, phát triển thêm trong luận án của mình, nhằm đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và logic.

2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế được coi trọng do tạo việc làm và giảm nghèo tại các khu vực nông thôn của các nước đang phát triển và kém phát triển. Du lịch được ghi nhận như là một nguồn lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở những nước nghèo. Chuỗi giá trị và quan hệ của du lịch với các ngành kinh tế như nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ công ích và giao thông vận tải đã tác động đáng kể tới sinh kế của cộng đồng dân cư. Nghiên cứu các lý luận về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ gia đình và từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước đó trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra một số bài học

kinh nghiệm cho nghiên cứu ảnh hưởng phát triển du lịch tới sinh kế hộ gia đình tỉnh Điện Biên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế cộng đồng dân cư tức là nghiên cứu sự thay đổi về nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân khi có sự xuất hiện của du lịch tại địa phương. Các nguồn vốn con người, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tài chính đều bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch theo cả chiều hướng tốt lẫn xấu.

- Những tác động tích cực của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân như: nâng cao nhận thức, tay nghề của người dân; tăng thu thập, tạo công ăn việc làm; bảo tồn di sản văn hóa của địa phương; giao lưu văn hóa giữa địa phương và khách du lịch; nâng cao chất lượng môi trường của khu du lịch, bảo vệ cuộc sống của các loài động, thực vật; đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng ở các vùng nông thôn, v.v…

- Những tác động tiêu cực của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân: tạo sức ép lên môi trường cũng như cơ sở vật chất; mất văn hóa truyền thống và khiến kết nối xã hội yếu đi; nảy sinh các tệ nạn xã hội; phân phối lợi ích không công bằng, nhất là đối với người dân bản địa; giá cả sinh hoạt tăng,…

- Những ảnh hưởng của phát triển du lịch đối với kết quả sinh kế như: tạo việc làm, thu nhập, cải thiện cơ sở vật chất,… được định lượng cụ thể.

- Phương pháp so sánh thường được dùng để phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân. Trong đó, các tác giả thường so sánh sự thay đổi về sinh kế trước và sau khi phát triển du lịch; so sánh giữa các nhóm hộ nông dân có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động du lịch, nhóm hộ có liên quan đến hoạt động du lịch và nhóm hộ hoạt động nông nghiệp truyền thống.

- Phương pháp nhóm (clustering method) là một kỹ thuật phổ biến để phân tích dữ liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: y tế, sinh học, marketing, kinh tế, tài chính,… Phân cụm là quá trình phân loại các điểm dữ liệu vào các nhóm cụ thể. Trong đó, các dữ liệu trong cùng một nhóm phải có thuộc tính tương tự. Mục tiêu của phân cụm là tìm ra các nhóm dữ liệu tương đồng. Trong nghiên cứu sinh kế, phương pháp phân cụm được sử dụng để phân loại các nhóm hộ. Các biến thường được sử dụng để phân cụm là: chiến lược sinh kế, mức thu nhập, mức chi tiêu, tài sản, …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023