Cơ Sở Lý Luận Về Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Tới Sinh Kế Hộ Nông Dân

cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân. Đến nay, một số dự án có quy mô lớn được đầu tư như hạ tầng khu du lịch Him Lam giai đoạn II; đường dạo, leo núi Khu du lịch hồ Pá Khoang; dự án cải tạo, nâng cấp đường Nà Nhạn – Mường Phăng; dự án tu bổ, tôn tạo di tích Điện Biên Phủ. Năm 2019, tỉnh Điện Biên đón 845 nghìn lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2018 (khách quốc tế đạt 183 nghìn lượt, tăng 21,2% so với năm trước); Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 1.366 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2018; Giải quyết việc làm cho trên 14 ngàn lao động (Cục Thống kê Điện Biên, 2019). Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Điên Biên thông qua Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đề ra mục tiêu chung ―…phấn đấu đến năm 2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đậm bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Điện Biên; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tạo nền tảng đưa Điện Biên trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và cả nước…‖ và một trong những mục tiêu cụ thể là: ―Đến năm 2030, đón 1.600.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 350.000 lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 3.500 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 35.000 lao động, trong đó có trên 10.000 lao động trực tiếp‖ (Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, 2016).

Những số liệu về ngành du lịch cho thấy phát triển du lịch đã tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đánh thức các nghề thủ công, giúp gìn giữ các di tích,… Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân. Nghiên cứu của Dressler & Fabyinyi (2011), Tổ chức lao động Quốc tế ILO (2012), Khima & cs. (2014), Tiwari (2014), Tomankova (2018) đã chỉ rõ: phát triển du lịch có những tác động tích cực và tiêu cực tới sinh kế hộ. Du lịch giúp tăng thu nhập; kích thích sự sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giao thông vận tải mới; nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động; tạo kinh phí để bảo vệ tài nguyên; công bằng về giới; khôi phục văn hóa và làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, du lịch cũng gây nên sự cạnh tranh về đất đai; giá cả leo thang; chia rẽ văn hóa; gia tăng tệ nạn xã hội. Những số liệu về nguồn thu từ du lịch và số lượng lao động có việc làm nhờ du lịch đã cho thấy phát triển du lịch là hướng đi cần thiết cho tỉnh Điện Biên. Đồng thời tỉnh Điện Biên cũng xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm phát triển, năm 2019 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh mới đạt 11.340, 87 tỷ đồng (mặc dù đã tăng 7,2% so với năm 2018 và đạt kế hoạch đã đề ra), cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (19,34%), dịch vụ chiếm 55,3%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 29,7 triệu đồng/người/năm; toàn tỉnh vẫn còn 44.387 hộ, chiếm tỷ lệ 33,97% (mặc dù đã giảm 2.949 hộ và giảm 3,11% so với năm 2018) (Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên còn chiếm tỷ lệ rất cao so với toàn quốc (năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc chỉ còn 3,75%, tương đương 984.764 hộ) (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2020). Các sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên vẫn chủ yếu là dựa vào các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, số hộ nông dân có các sinh kế có liên quan đến du lịch bao gồm cả hoạt động trực tiếp và gián tiếp mới chiếm khoảng 40% và không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh (Số liệu điều tra năm 2019). Từ thực tế trên đòi hỏi cần có một nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tại tỉnh Điện Biên nhằm trả lời các câu hỏi: thứ nhất, những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân là gì? Thứ hai, những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân của tỉnh Điện Biên? Thứ ba, các giải pháp và biện pháp cụ thể nào nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên?

Nghiên cứu được tiến hành thực hiện để trả lời thoả đáng những câu hỏi đặt ra trên đây, sau đây là các mục tiêu nghiên cứu của luận án.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Xác định các yếu tố và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân của tỉnh Điện Biên nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch đến sinh kế của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân;

- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và sự tham gia của các hộ nông dân trong tỉnh vào kinh doanh du lịch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

- Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên;

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch của hộ nông dân tỉnh Điện Biên.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 3

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân; các ảnh hưởng của phát triển du lịch tới toàn bộ các yếu tố của sinh kế như: nguồn vốn sinh kế, kết quả sinh kế; các giải pháp tăng cường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên.

1.3.2. Đối tượng điều tra

Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối tượng điều tra bao gồm:

(1) Các hộ nông dân (đại diện là chủ hộ) có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau;

(2) Các cán bộ quản lý tại xã, huyện, thành phố và tỉnh.

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân; các tác động của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế, kết quả sinh kế của hộ nông dân.

Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tập trung chủ yếu vào các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch.

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2016 đến năm 2020. Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2020. Số liệu sơ cấp điều tra người dân trong năm 2019 và 2020.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận:

- Góp phần hệ thống, làm rõ, chỉ ra các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân.

- Đưa ra khung phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên dựa trên khung sinh kế bền vững, từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Rút ra được bài học, kinh nghiệm và khoảng trống cho nghiên cứu.

Về thực tiễn:

- Đánh giá tình hình phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên, sự tham gia của hộ nông dân trong ngành du lịch của tỉnh.

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các thành phần trong sinh kế hộ nông dân. Luận án đã ước tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế (livelihood effect index – LEI), phân tích sự khác biệt giữa các nhóm hộ nông dân trong tỉnh dựa vào việc kết hợp phương pháp nhóm và phương pháp phân tích biệt số.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận, bên cạnh kết quả đóng góp vào việc hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, luận án còn trình bày cơ sở khoa học và các bước tính chỉ số LEI. Luận án đã đưa ra cách kết hợp hai phương pháp: phương pháp nhóm và phương pháp phân tích biệt số để phân nhóm các hộ nông dân trong tỉnh Điện Biên dựa trên tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh du lịch và làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm hộ này.

Về thực tiễn, cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên, sự tham gia của người dân trong ngành du lịch của tỉnh. Đánh giá được sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các thành phần trong sinh kế hộ nông dân. Kết quả nghiên cứu là tài liệu có thể sử dụng làm đầu vào cho các chính sách liên quan tới phát triển du lịch, chính sách liên quan tới sinh kế hộ nông dân và là nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu.

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu

2.1.1.1. Khái niệm liên quan tới du lịch và phát triển du lịch

a. Khái niệm du lịch

Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất tại các quốc gia trên thế giới. Nó tạo ra rất nhiều việc làm và là nguồn phát triển quan trọng và việc làm, đặc biệt cho những đối tượng khó tiếp cận thị trường lao động như phụ nữ, thanh niên, lao động nhập cư và cư dân nông thôn. Du lịch có thể đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có nhiều định nghĩa về du lịch của nhiều tác giả nghiên cứu khác nhau.

Trên thế giới, các quan điểm về du lịch xuất hiện từ rất sớm. Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đu a ra định nghĩa (United Nations, 1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hẹ , hiện tu ợng và các hoạt đọ ng kinh tế bắt nguồn từ các cuọ c hành trình và lu u trú của cá nhân hay tạ p thể

ở bên ngoài no ở thu ờng xuyên của họ hay ngoài nuớc họ với mục đích hoà

bình. No i họ đến lu u trú không phải là no i làm viẹ c của họ. Định nghĩa này đu ợc đu a ra với mục đích quốc tế hoá du lịch và đã trở thành co sở cho định nghĩa du khách. Năm 1976, Viện Du lịch (sau này trở thành Hiệp hội Du lịch) cho rằng du lịch là sự di chuyển ngắn hạn của người dân đến các điểm đến bên ngoài những nơi họ thường sống và làm việc. Các tác giả Cooper (2008), Holloway & Taylor (2006), Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc UNWTO (United Nations and World Tourism Organisation) (1994) đều nhìn nhận du lịch là hoạt động di chuyển của con người để giải trí, kinh doanh hoặc mục đích khác. Mill &

Morrison (1992) cụ thể hơn khái niệm du lịch khi đề cập tới cả không gian và thời gian của du lịch. Theo đó, du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu lại tại đó ít nhất 24h nhưng không quá 1 năm...

Tại Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đã chỉ rõ ―Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác‖ (Quốc hội, 2017).

Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO (2012), du lịch được định nghĩa là các hoạt động đi lại của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình không quá một năm liên tục để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanh hoặc với mục đích khác.

Nhìn chung các nhà khoa học đều coi du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh kế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước đã đem lại không chỉ lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn cả lợi ích về mặt chính trị.

Từ những phân tích trên cho thấy ―Du lịch tổng hợp các mối quan hệ và các hoạt động giữa khách du lịch với nơi đến bao gồm các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân, các cấp chính quyền sở tại nhằm thoả mãn nhu cầu của các bên có mối quan hệ và tham gia các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định‖.

b. Sản phẩm du lịch

Khái niệm luôn đi kèm với du lịch là sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch (Quốc hội, 2017). Sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hóa du lịch.

Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ.

Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:

Dịch vụ vận chuyển: bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến và thăm quan các điểm du lịch bằng các phương tiện giao thông như: máy bay, ô tô, tàu

hoả, xe đạp, xe máy, thuyền... Phương tiện vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của nó. Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyển trên các phương tiện máy bay, tàu biển liên quốc gia. Đối với khách du lịch nội địa phương tiện vận chuyển chủ yếu là ô tô hoặc máy bay nội địa phù hợp với địa hình và thời gian lưu trú.

Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống: đây là thành phần chính cấu thành lên sản phẩm du lịch, nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng...

Dịch vụ tham quan, giải trí: hoạt động tham quan và giải trí đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Song song với việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các phong tục tập quán, các vùng đất mới... tạo điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động cho con người. Tham quan, giải trí làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách...

Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm: Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một loại hàng hoá được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng của khách du lịch, thường được cụ thể hoá bằng các sản phẩm vật chất mang tính đặc trưng của địa phương, khu vực, quốc gia. Quà tặng, sản phẩm lưu niệm không những mang lại nguồn lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của các điểm du lịch, khuyến khích chi tiêu của du khách đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại các làng nghề, góp phần gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống.

Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: bao gồm các dịch vụ như dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, các dịch vụ visa, hộ chiếu...

Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị). Do đó, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, thường mang tính chủ quan và phụ thuộc vào khách du lịch (Nguyễn Văn Đính & cs., 2006). Cũng chính vì đặc điểm này mà thuật ngữ ―dịch vụ du lịch‖ thường được dùng thay ―sản phẩm du lịch‖ để chỉ kết quả của quá trình lao động du lịch.

c. Các loại hình du lịch

Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi

phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác. Như vậy, trong du lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít nhất hai quốc gia. Du lịch quốc tế được phân thành du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế thụ động. Du lịch quốc tế chủ động: Là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến di ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước họ đang cư trú.

Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Theo khoản 2, Điều 10 của Luật Du lịch, (2017): ―Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam‖.

- Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau:

Du lịch chữa bệnh: khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ.

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người.

Du lịch thể thao: Bao gồm du lịch thể thao chủ động nghĩa là khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao. Ví dụ: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá… Du lịch thể theo thụ động bao gồm những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olymic v.v…

Du lịch văn hóa: Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch.

Du lịch công vụ: mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ, v.v…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023