dàng vay là từ họ hàng, bạn bè… tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít. iv) Vốn xã hội của các hộ nông dân còn thấp. Nguyên nhân là do sự tham gia của người nông dân vào cộng đồng còn hạn chế, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn tồn tại, người nông dân thiếu thông tin về thị trường. v) Đối với nguồn vốn tài nguyên, có nhiều nguyên nhân khiến các hộ nông dân gặp cản trở khi tiếp cận: vị trí địa lý không thuận lợi; khí hậu khắc nghiệt và suy thoái tài nguyên như thiếu nước, thiếu đất; tập quán canh tác lạc hậu ở các vùng nông thôn đặc biệt ở các vùng miền núi.
2.1.2. Những tác động liên quan đến phát triển du lịch
Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch xuất hiện tại các địa phương, có nhiều lý do để thu hút người dân bản địa tham gia vào ngành du lịch. Tuy nhiên, có những bất lợi khác nhau, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Cần lưu ý rằng, từ các quan điểm của các nhóm lợi ích khác nhau hoặc trong các bối cảnh và tình huống khác nhau, một số tác động tiêu cực có thể là tích cực và ngược lại (Walker, 1998). Hơn nữa, mỗi lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch không đứng một mình mà luôn có mối quan hệ với các lĩnh vực khác.
- Sự thay đổi lý sinh (Biophysical changes): Những tác động tích cực phải kể đến của phát triển du lịch đó là: Việc sử dụng các vùng đất mới giúp cải thiện đất đai và bảo tồn tài nguyên. Ngoài ra cũng giúp cung cấp cơ sở hạ tầng mới, cơ sở vật chất và dịch vụ tại các địa phương có hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng kéo theo một loạt các tác động tiêu cực. Việc sử dụng nguồn đất đai mới cũng có thể làm giảm diện tích đất nông nghiệp hoặc đất ở, gia tăng sử dụng khai thác tài nguyên quá mức; mất đi tính tuyền thống, phong tục, tín ngưỡng; khiến nhiều hộ dân có thể mất quyền tiếp cận và quyền sử dụng đất đai và các tài nguyên thiết yếu cho kế sinh nhai, đặc biệt ở các vùng miền núi; tạo ra những rủi ro về môi trường; gia tăng cạnh tranh và tiêu thụ tài nguyên khan hiếm (Pearce, 1981; Mathieson & Wall, 1982; Volkman, 1983; Doğan, 1989; Babbie, 1992; Shera & Matsuoka, 1992; Smith, 1992; Fenco Shawinigan Engineering Ltd., 1994; Lankford & cs., 1994; Sullivan & cs., 1995).
- Sự thay đổi về chính trị (Political changes): Phát triển du lịch tạo ra sự công nhận về mặt chính trị đối với văn hóa bản địa (Ryan, 1999). Phát triển du lịch cũng đòi hỏi sự tham gia của các cấp chính quyền để đưa ra các quyết định cũng như
ban hành chính sách mới hoặc thay đổi chính sách hiện có. Điều này luôn đi kèm theo sự phân quyền giữa các cấp đối với các điểm du lịch. Những thay đổi về quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là cần thiết trong phát triển du lịch và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức quản lý (Christian & cs., 2019). Các nhà quản lý cũng phải xem xét, cân nhắc giữa ý nghĩa, lợi ích kinh tế từ du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sinh kế truyền thống của người dân. Khi mà phát triển du lịch ảnh hưởng tới môi trường, trách nhiệm cho các chiến lược phát triển khu vực và du lịch bền vững thuộc về các nhà hoạch định địa phương (Romy, 2010).
- Sự thay đổi về kinh tế (Economic changes): Có thể nói, tác động của phát triển du lịch tới kinh tế là rõ ràng nhất. Phát triển du lịch đem lại cho các nền kinh tế ở các quốc gia và địa phương hàng loạt lợi ích, bao gồm: Cung cấp ngoại hối, tiền mặt và tăng nguồn thu từ thuế; tạo ra mức tiền lương mới dựa trên các cơ hội và đem lại sự độc lập, tự chủ về tài chính cho phụ nữ; gia tăng sự giàu có và mức sống của các cá nhân và hộ gia đình; cải thiện tình trạng kinh tế cận biên (marginal economic status) và giảm sự phụ thuộc của một bộ phận dân cư vào phúc lợi xã hội; cung cấp việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm; tạo ra thị trường mới cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; cung cấp cho người dân một lựa chọn sinh kế khác ngoài sinh kế truyền thống; gia tăng quyền sở hữu cơ sở hạ tầng. Nhưng phát triển du lịch cũng kéo theo rất nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Nó có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp khi kỹ năng của người dân địa phương không thể đáp ứng yêu cầu công việc; tạo nên những cú sốc do thay đổi từ nền kinh tế truyền thống, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường; phân bổ lợi ích, chi phí không đồng đều; tăng chi phí do phải xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập công nghệ từ nước ngoài; tăng nhu cầu địa phương đối với sản phẩm ngoại nhập và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước; tính mùa vụ trong du lịch dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời; các nhà đầu tư quan tâm tới tối đa hóa lợi nhuận thay vì lợi ích cộng đồng; sự phụ thuộc kinh tế quá mức vào du lịch (Chang-Hung, 2006).
- Sự thay đổi về xã hội (Social changes): Phát triển du lịch có thể tạo ra nhiều cải thiện trong xã hội. Trong đó phải kể đến gia tăng trình độ học vấn do nhu cầu học cao hơn để tiếp cận với các công việc mới và cải thiện công việc hiện tại; tạo nên đạo đức, thái độ làm việc tốt để đáp ứng yêu cầu trong ngành dịch vụ; gia tăng liên kết giữa các gia đình; tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi các nền
văn hóa khác; cung cấp các dịch vụ xã hội và cơ hội giải trí cho người dân; chất lượng cuộc sống được cải thiện. Mặt khác, phát triển du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới xã hội. Việc tăng cường giao tiếp với văn hóa ngoài có thể làm thui chột các giá trị, văn hóa truyền thống; gây nên những thay đổi xã hội do gia tăng dân số; những thay đổi về vai trò giới, trách nhiệm công việc; sự di cư để tìm công việc mới; có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội và các tệ nạn xã hội; người dân địa phương trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình; những quảng cáo về địa phương và lối sống của người dân có thể bị sai lệch; sự không hòa hợp giữa khách du lịch và người dân địa phương; sự phát triển có thể vượt ra ngoài sự điều khiển của chính quyền địa phương (Chang-Hung, 2006).
- Sự thay đổi về văn hóa (Cultural changes): Phát triển du lịch tạo ra cơ hội chia sẻ văn hóa và lịch sử ra bên ngoài địa phương và các nước khác, tạo ra nhận thức về sự quan trọng về văn hóa cho người dân bản địa, từ đó giúp duy trì các hình thức nghệ thuật truyền thống; khuyến khích các giá trị văn hóa tốt đẹp và trao đổi văn hóa giữa những người dân với nhau; sự hồi sinh của các làng nghề truyền thống, các kỹ năng thủ công mỹ nghệ; đem lại sự nhận dạng cho các cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó, mặt trái của phát triển du lịch đó là: việc gia tăng mối liên hệ và trao đổi giữa cư dân địa phương với khách du lịch có thể làm mất đi các chuẩn mực văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và thay thế bằng các văn hóa hiện đại; tạo nên thách thức trong giữ gìn đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số; những thay đổi về văn hóa có thể thúc đẩy những rạn nứt về tư tưởng và hành động giữa thế hệ người trẻ và người lớn tuổi; văn hóa có thể chỉ để ―trưng bày‖ cho khách du lịch (Chang-Hung, 2006).
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Tới Sinh Kế Hộ Nông Dân
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Sinh Kế Hộ Nông Dân
- Các Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Tới Sinh Kế Hộ Nông Dân
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Pháp Nhóm (Clustering Method) Và Nhóm Sinh Kế (Clustering Livelihoods)
- Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Điện Biên Giai Đoạn 2015 - 2019
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
- Sự thay đổi về tâm lý (Psychological Changes): Những tác động tích cực tới tâm lý từ phát triển du lịch như: Giảm áp lực về nợ nần và thất nghiệp nhờ sự gia tăng về lợi ích tài chính do du lịch đem lại; gia tăng sự tự tin, tăng nhận thức cá nhân nhờ tham gia vào các hội nhóm và được trao quyền và ra quyết định; tạo ra tâm lý lành mạnh nhờ xã hội phát triển và các cơ hội giải trí đem lại. Tuy nhiên, khi phát triển du lịch khiến kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng người dân địa phương không thể theo kịp với các thay đổi, thu nhập giảm có thể dẫn đến tâm lý sợ hãi, mất quyền lực, bi quan về tương lai; sự đánh đổi chất lượng cuộc sống xã hội để gia tăng lợi ích kinh tế; gia tăng căng thẳng, bạo lực và tội
phạm; sự tăng lên nhanh chóng của dân số và các phương tiện giao thông dẫn đến suy giảm cảm giác an toàn; những thay đổi trong cuộc sống được gây nên bởi sự phát triển dẫn đến thái độ thù địch (Himamowa, 1975; Davis & cs., 1988; Jafari, 1989; Shera & Matsuoka, 1992; King & cs., 1993; Ryan, 1999).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân
2.1.3.1. Phát triển du lịch ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế
Phát triển du lịch có tác động mạnh mẽ tới các nguồn vốn con người, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và vốn tài chính.
- Vốn con người: Đối với con người, việc phát triển du lịch giúp tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân sở tại về môi trường địa phương (Mathieson & Wall, 1982). Thông qua đào tạo, hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, năng lực của người dân ở nông thôn tăng, mở rộng ra các cơ hội kinh tế cho tương lai (Renaud, 2010). Du lịch là ngành sử dụng rất nhiều lao động và là nguồn cung cấp việc làm đáng kể. Lao động ngành du lịch đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề khác nhau và cho phép thanh niên, phụ nữ và người lao động nhập cư tham gia nhanh vào lực lượng lao động. Nếu như hoạt động du lịch không được quản lý chặt chẽ, lao động trong ngành phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro. Điển hình như các cơ hội bán hàng rong cho khách du lịch tạo sinh kế chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động nhu các quầy bán hàng ăn, đồ nữ trang rẻ tiền và đồ thủ công mỹ nghệ. Các nhóm đối tượng như phụ nữ, trẻ em, người nhập cư thường phải chịu thiệt thòi và thường xuyên chịu những điều kiện làm việc bất hợp pháp bao gồm: lương thấp, các cơ hội về bất bình đẳng, dễ bị lạm dụng và bóc lột (ILO, 2012)
- Vốn xã hội: Phát triển du lịch còn giúp bảo tồn các di sản văn hoá của địa phương, đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền để phục vụ du lịch. Tăng cường về hiểu biết của người dân địa phương và niềm tự hào của họ về nền văn hoá địa phương. Tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hoá giữa khách du lịch và cư dân để cùng học hỏi lẫn nhau và đi đến một sự tôn trọng bản sắc văn hoá của nhau và nhận dạng bản sắc văn hoá truyền thống, trong khi các khách du lịch cũng đem lại sức sống cho các khu vực xa xôi (Nguyễn Văn Đính & cs., 2006; Bixia Chen & cs., 2018). Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng sẽ tạo ra nhiều vấn
đề tiêu cực có liên quan đến văn hoá - xã hội: sức ép cho việc sử dụng cơ sở vật chất của dân cư địa phương, phá vỡ những hoạt động thường nhật của cộng đồng. Phát triển du lịch có thể làm mất văn hóa truyền thống và khiến kết nối xã hội yếu đi. (Weiye Wang & cs., 2018). Sự suy giảm và huỷ hoại dần các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán của địa phương, làm thui chột tính truyền thống và tính dân gian trong các lễ hội truyền thống, các sản phẩm thủ công, các bài hát, điệu múa; Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như sử dụng và buôn bán các chất ma tuý, gái mại dâm, trộm cắp (Vũ Đức Minh, 1999).
- Vốn tự nhiên: Phát triển du lịch có ảnh hưởng lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Môi trường thiên nhiên và nhân tạo có tác dụng tốt lẫn xấu tới các điểm du lịch và ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch. Những tác động tích cực: giữ gìn và tôn tạo các điểm du lịch có vẻ đẹp đáng trân trọng, cũng như cuộc sống hoang dã của các loài động, thực vật. Nâng cao chất lượng môi trường của khu du lịch, bởi vì khách du lịch chỉ muốn đến những nơi hấp dẫn, sạch sẽ và không bị ô nhiễm. (Ballantyne & cs., 2009; Worku, 2017; Job & Paesler, 2013; Dong & cs., 2008). Khima & cs. (2014) khẳng định phát triển du lịch là chìa khóa xử lý chất thải rắn và cải thiện môi trường. Mặt khác, phát triển du lịch cũng có những mặt tiêu cực như: Ô nhiễm môi trường nước từ các nguồn nước thải. Ô nhiễm không khí do việc sử dụng quá mức các phương tiện giao thông. Ô nhiễm tiếng ồn do tập trung quá đông khách và các phương tiện, phá rừng từ du lịch (Gaughan & cs., 2009; Wang & Liu, 2013; Atik & cs., 2010) và thu nhập cao hơn từ du lịch cũng sẽ làm ảnh hưởng tới thoái hoá đất (ví dụ xói mòn đất), giảm tính đa dạng sinh học của các loài động thực vật (Obua and Harding, 1997; Wong, 1998; Rasekhi & cs., 2016; Mukherjee & Abir, 2017). Vấn đề rác thải, sự phá huỷ các di tích lịch sử và những di tích có giá trị khảo cổ, sự phá vỡ môi trường và vấn đề khó khăn của việc sử dụng đất và quy hoạch các khu du lịch (Lê Thành Chơn, 2005; Mathieson & Wall, 1982).
- Vốn vật chất: Lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, thay đổi về môi trường, xã hội và thay đổi cơ sở hạ tầng (Seiler & Norman, 2014). Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng… đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc… của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết
cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động. Mặc khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà còn trước và sau đó, khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông vận tải phát triển (Nguyễn Văn Đính & cs., 2006).
- Vốn tài chính: Du lịch giúp người dân gia tăng thu nhập, từ đó giúp tăng tài sản, các khoản tiết kiệm. Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế giúp người dân tiếp cận với nguồn ngoại tệ. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư. Quảng bá cho sản xuất của địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đồng thời giúp khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một. Tăng nguồn thu cho nhà nước từ các khoản thuế của việc sử dụng các dịch vụ, thuế tại sân bay, phí hải quan về các hàng hoá dùng cho du lịch, thuế từ các doanh nghiệp du lịch và người lao động, các khoản thu từ bất động sản của cơ sở kinh doanh du lịch (Mbaiwa, 2011; Truong & cs., 2014; Adiyia & cs., 2017). Tuy nhiên, nếu hoạt động du lịch không được kiểm soát một cách cẩn trọng có thể dễ gây ra các tác động xấu đối với nền kinh tế như tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác, nước này sang nước khác, tạo sự phụ thuộc của ngành kinh tế vào dịch vụ du lịch, giá cả sinh hoạt tăng ở các khu du lịch, đất đai trở lên khan hiếm và đắt đỏ do quy hoạch du lịch.
2.1.3.2. Phát triển du lịch ảnh hưởng tới kết quả của sinh kế
Các hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành kinh tế liên quan. Du lịch giúp cải thiện sinh kế và có thể coi là một sinh kế thay thế cho một nhóm cư dân. Bên cạch đó, việc tạo ra thu nhập cho người dân tại các điểm du lịch cũng giúp ngăn chặn sự di cư của những người trẻ tuổi sang các khu vực khác (Seiler & Norman, 2014; Renaud, 2010; Khima & cs., 2014). Đối với khu vực nông thôn, phát triển du lịch có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong cải thiện sinh kế của cộng đồng nông thôn, sự tăng trưởng về du lịch khiến thu nhập của các hộ tăng lên và đóng góp cho phát triển kinh tế nông thôn (Karin & Zyl, 2002; Gilliland & cs., 2016).
Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới: du lịch là một ngành tạo ra việc làm, có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán và Marketing. Thu hút nhiều lao động trực tiếp, gián tiếp, ngoài ra còn thu hút lao động theo mùa vụ và lao động tham gia vào các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch. (Mitchell, 2012; Michaud & Turner, 2006; Seiler & Norman, 2014). Đặt biệt với vùng nông thôn thì việc làm trong ngành du lịch có ý nghĩa vô cùng lớn khi đem đến cho
phụ nữ, thanh niên và các cá nhân ở nông thôn có cơ hội hỗ trợ bản thân, gia đình, hòa nhập sâu rộng hơn vào xã hội…
Du lịch được coi như một sinh kế thay thế cho các sinh kế truyền thống của người dân sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, do đó phát triển du lịch không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân mà còn giảm tính tổn thương và tăng tính ổn định. Tại các vùng nông thôn, vai trò của phụ nữ chưa được coi trọng, phụ nữ nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và đối diện với một loạt các vấn đề bấp bênh như việc làm, bất bình đẳng, bạo lực, căng thẳng. Thống kê của ILO (2012) cho thấy, phụ nữ chiếm 60-70% trong ngành du lịch. Ngành du lịch sử dụng phụ nữ nhiều gấp đôi so với các ngành khác. Phụ nữ trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ lao động tự tạo cao hơn so với các ngành khác. Như vậy, đẩy mạnh phát triển du lịch giúp nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới sinh kế. Phát triển du lịch khiến lĩnh vực sinh kế truyền thống bị ảnh hưởng. Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên như hoạt động nông nghiệp, khai thác thủy sản, lâm sản… bị sụt giảm khi phát triển du lịch (Khima & cs., 2014; Gilliland & cs., 2016; Waltham & cs., 2015). Ngoài ra, xung đột lợi ích giữa các nhóm cộng đồng dân cư trong cùng địa phương hoặc ngoài địa phương, giữa hoạt động sinh kế truyền thống với hoạt động du lịch xảy ra liên quan đến các nguồn lực khan hiếm khác, ví dụ: khi quỹ đất bị hạn chế để phục vụ việc bảo tồn, sự sụt giảm nguồn nhân lực (Schott & cs., 2016; Mingming, 2018). Phân chia lợi ích không công bằng cũng là một vấn đề mà phát triển du lịch tạo ra. Sự tham gia của du lịch của cộng đồng ở một số nơi ở mức thấp làm hạn chế việc phân phối lợi ích, lợi ích thuộc về cư dân ngoài cộng đồng địa phương đến tham gia kinh doanh du lịch (Mingming, 2018; Seiler & Norman, 2014).
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân
Đã có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu trên thế giới về phát triển du lịch, phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đã chỉ ra kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với hộ nông dân, nông nghiệp và nông thôn:
Trung Quốc là quốc gia có ngành kinh tế du lịch phát triển. Là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới nên Trung Quốc có nhiều địa điểm du lịch và các khu danh lam thắng cảnh cùng với nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Nghiên cứu của Fujun (2009) về Du lịch và phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững: Ứng dụng trong bối cảnh Trung Quốc ―Tourism and the sustainable livelihoods approach: Application within the Chinese context‖ đã chỉ ra rằng: Ngành du lịch ngày càng phát triển, và trực tiếp gắn kết với việc xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây nó bị chỉ trích bởi các nhà phát triển nông thôn về sự thiếu quan tâm đối với người nghèo ở nông thôn và việc quá tập trung đặc biệt vào du lịch. Thay vào đó, người ta lập luận rằng những bất cập có thể được giải quyết bằng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA), một khung phân tích được sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo. Ruiying & cs. (2015) nghiên cứu các mô hình sinh kế bền vững của nông dân ở các vùng du lịch nông thôn đang đô thị hoá cho thấy: Sinh kế là nền tảng cho các gia đình nông thôn. Một mô hình sinh kế tốt có thể giúp tăng hạnh phúc của nông dân và thúc đẩy sự phát triển hài hòa của địa phương. Trong quá trình đô thị hóa, sinh kế nông dân thay đổi liên tục. Ở các vùng du lịch nông thôn, du lịch là một lực lượng mạnh mẽ cho sự phát triển đô thị hóa, và nghiên cứu về sinh kế nông dân là đặc biệt quan trọng. Dựa trên khung lý thuyết sinh kế bền vững cơ bản, nghiên cứu này phân loại nông dân ở vùng du lịch Jixian (một quận ở Thiên Tân) thành bốn loại, bao gồm hộ gia đình lao động, hộ gia đình du lịch, hộ gia đình bán thời gian và hộ gia đình không du lịch bán thời gian, để tiến hành phân tích toàn diện về vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế bằng cách tích hợp bảng câu hỏi, phỏng vấn, phân tích thống kê quan sát, GIS và phân tích dữ liệu. Tác giả Mingming & cs. (2018) đã nghiên cứu về tác động của du lịch tới thay đổi sinh kế của cộng đồng trong các khu di sản thế giới. Nghiên cứu cho thấy cả mặt được và mặt mất của phát triển du lịch. Du lịch góp phần nâng cao đời sống, phúc lợi xã hội cho người dân địa phương nhưng nó cũng là tác nhân phá vỡ các hệ thống sinh kế, các mối quan hệ xã hội và các truyền thống văn hóa. Áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích sự thay đổi các nguồn lực sinh kế, như việc thu hồi đất cho các dự án phát triển du lịch và việc hạn chế tiếp cận, khai thác các sản vật tự nhiên từ rừng để bảo tồn, người dân phải chuyển từ làm nông nghiệp, khai thác lâm sản sang làm các