Biến Động Độ Kiềm Và Độ Mặn Trong Thực Nghiệm

Tỷ số lợi nhuận = TR –TC / TC (3.11)

Trong đó:


TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa, tối thiểu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel xử lý thống kê bằng ANOVA một nhân tố và phép thử LSD bằng SPSS 16.0.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng trưởng của tôm nuôi, nhiệt độ thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ 24 - 320C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của tôm nuôi nếu nhiệt độ thấp hơn 24,50C hay cao hơn 330C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm từ 30 - 50% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv 1995). Trong quá trình thực nghiệm, nhiệt độ dao động từ 24 - 32,60C và đây là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ (0C) trong thực nghiệm


Nhiệt độ sáng (0C)

Nhiệt độ chiều (0C)

Hệ thống nuôi


Min - Max TB

Min - Max TB

120 con/m2

24 - 26,1 24,90 ± 0,03

29,0 - 32,5 30,92 ± 0,07

160 con/m2

24 - 26,2 24,91 ± 0,05

28,8 - 32,6 30,90 ± 0,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Nhiệt độ dao động buổi sáng và buổi chiều ở hai hệ thống nuôi là 24 - 32,60C. Đối với hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 thì nhiệt độ trung bình buổi sáng là 24,90 ± 0,030C thấp hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 24,91 ± 0,050C, nhưng vào buổi chiều thì nhiệt độ trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 30,92 ± 0,070C cao hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 30,90 ± 0,090C. Sự dao động như vậy là do thời tiết và một phần do thao tác kỹ thuật đo nhiệt độ không ổn định. Nhiệt độ ở cả 2 hệ thống nuôi vào buổi sáng thấp nhất là 240C và cao nhất vào buổi chiều là 32,60C. Riêng ngày nuôi thứ 9, 13, 19, 40, 49, 51, 58 trong quá trình thực nghiệm thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tương đối thấp từ 24 - 29,80C, nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết (trời mưa kéo dài). Tuy nhiên, nhiệt độ của các ngày tiếp theo đều đạt trên 240C. Nhìn chung nhiệt độ của nước vào buổi sáng và buổi chiều giữa 2 hệ thống trong suốt quá trình nuôi không có sự chênh lệch đáng kể chỉ dao động từ 24 - 32,60C. Mặt khác, giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng là 24,50C - 300C (Trần Viết Mỹ, 2009). Ngoài các ngày do tác động của thời tiết làm cho nhiệt độ giảm thấp thì các ngày nuôi tiếp theo nhiệt độ đều đạt từ 24,50C trở lên. Phần lớn nhiệt độ biến động nằm trong khoảng giới hạn cho phép, không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Nguyên nhân là do 2 hệ thống nuôi được bố trí trong cùng một thời gian địa điểm nên nhiệt độ không có sự chênh lệch lớn

trong khi hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao hơn. Như vậy từ kết quả của bảng 4.1 thể hiện cho thấy tuy có sự chênh lệch về mật độ nuôi ở 2 hệ thống nhưng không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của nhiệt độ ao nuôi, mà thời tiết là nguyên nhân chủ yếu làm biến động nhiệt độ.

4.1.2 pH

pH trong nước phụ thuộc vào sự phát triển của thực vật và độ kiềm trong nước, ban ngày tảo quang hợp tạo O2 giảm CO2 làm tăng pH và ngược lại khi đêm đến tảo lấy O2 và thải ra CO2 làm giảm pH. Độ kiềm trong nước cao thì pH ít biến động. Sự thay đổi bất thường làm cho pH biến động lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Bảng 4.2 Biến động pH trong thực nghiệm



pH sáng

pH chiều

Hệ thống nuôi


Min - Max TB

Min - Max TB

120 con/m2

7,5 - 8,5 8,25 ± 0,05

8,0 - 8,7 8,47 ± 0,04

160 con/m2

7,3 - 8,5 8,28 ± 0,11

7,9 - 8,8 8,45 ± 0,04

Bảng 4.2 cho thấy, pH dao động sáng và chiều ở 2 hệ thống nuôi trong khoảng từ 7,3 - 8,8 thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 8,25 ± 0,05 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 8,28 ± 0,11 nhưng vào buổi chiều thì pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 8,45 ± 0,04 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2. Sự dao động pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,3 (ngày nuôi 40) và cao nhất ở buổi chiều là 8,8 (ngày nuôi 29) điều nằm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2. Nguyên nhân là do hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao làm cho quá trình quản lý thức ăn trong ao nuôi gặp khó khăn dẫn đến sự phát triển của tảo trong ao không ổn định. Tuy nhiên ngoài ngày 29, 40 thì pH ở các ngày còn lại điều nằm trong khoảng thích hợp. Theo Nguyễn Trọng Nho, (1994) và Trần Viết Mỹ, (2009) thì pH thích hợp cho sự phát triển của nuôi là 7,5 – 8,5, như vậy khoảng biến động pH giữa 2 hệ thống là nằm trong giới hạn cho phép. Tuy có sự khác biệt mật độ nuôi giữa 2 hệ thống nhưng sự chênh lệch pH là không có sự biến động lớn, vì các nghiệm thức được bố trí trong cùng một thời điểm và điều kiện thời tiết, kỹ thuật xử lý, quản lý và chăm sóc là như nhau. Mặt khác hệ thống nuôi mật nuôi 160 con/m2 là khá cao nên cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự biến động của pH hơn hệ thống nuôi mật nuôi 120 con/m2 nhưng với kỹ thuật quản lý ao nuôi tốt làm cho sự biến động vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.

4.1.3 Độ kiềm và độ mặn

Độ kiềm thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng là 80 - 200 mgCaCO3/L, độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ trắng thấp hơn 40 mgCaCO3/L sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Charantchakool et at., 2003).

Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong thực nghiệm



Độ kiềm (KH)

Độ mặn (ppt)

Hệ thống nuôi


Min - Max TB

Min - Max TB

120 con/m2

125 - 197 156 ± 21,7

7,4 - 10 9,03 ± 0,76

160 con/m2

125 - 187 155 ± 19,9

7,2 - 10 8,9 ± 0,88

Độ kiềm của 2 hệ thống tôm nuôi dao động từ 125 - 197 mgCaCO3/L và độ kiềm trung bình ở 2 hệ thống nuôi tôm là tương đương nhau . Theo (Vũ Thế Trụ, 1999) độ kiềm nuôi tôm biển phải luôn lớn hơn 80 mgCaCO3/L, độ kiềm lúc thả giống là 125 mgCaCO3/L và tăng dần cho đến thu hoạch là 197 mgCaCO3/L điều này là phù hợp vì tôm thẻ chân trắng cần nhu cầu kiềm cao cho lột xác để mau cứng vỏ và là hệ đệm làm cho pH ổn định ít dao động lớn. Nguyên nhân làm cho độ kiềm tăng dần trong quá trình nuôi là do cấp thêm nước giếng (độ kiềm 300 - 400 mgCaCO3/L) và ao nuôi.

Độ mặn cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Độ mặn càng cao thì kéo dài thời gian lột xác của tôm, ngược lại độ mặn thấp thì thời gian tôm lột xác sớm nên phát triển nhanh (Nguyễn Đình Trung, 2004).

Bảng 4.3 cho thấy biến động độ mặn trong 2 hệ thống tôm nuôi giảm dần theo thời gian nuôi từ 10%o xuống 7,2%o. Trong đó hệ thống nuôi 160 con/m2 có độ mặn trung bình là 8,9%o thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m2 (9,03%o) Nguyên nhân do nhu cầu cấp nước ở hệ thống nuôi 160 con/m2 lớn vì nuôi ở mật độ cao nên độ mặn thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m2. Theo (Nguyễn Đình Trung, 2004) thì độ mặn thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển là 5 -25%o, mục đích giảm độ mặn trong quá trình nuôi như vậy là hạn chế mầm bệnh khi nuôi ở độ mặn thấp và thay đổi môi trường giúp tôm tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi ở độ mặn cao.


4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu

4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu

Chiều dài của tôm trong 2 hệ thống nuôi có chiều hướng tăng dần đều theo thời gian nuôi.


Hình 4 1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn Chiều dài của tôm nuôi ơ ̉ 1

Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn

Chiều dài của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2 luôn cao hơn tôm nuôi mật độ 160 con/m2 trong suốt vụ nuôi.

Tai

thời điểm D30, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 2,74 ± 0,07 cm/con

cao hơn 1,2 lần chiều dài ở mât đô ̣ 160 con/m2(2,25 ± 0,06 cm/con). Đến ngày nuôi

thứ 65, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn so với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2 (7,22 ± 0,40 cm/con) gấp 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhìn chung, chiều dài của tôm tăng dần theo thời gian nuôi và tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2 có chiều dài luôn cao hơn tôm nuôi với 160 con/m2.

4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm nuôi

Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi ở cả 2 hệ thống tăng nhanh ở giai đoạn nuôi đầu và có khuynh hướng giảm dần vào các giai đoạn nuôi sau (Hình 4.1).


Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi

Sự tăng trưởng chiều dài (LG) và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2 trong suốt vụ nuôi. Trong đó sự phát triển của tôm nhanh nhất trong khoảng thời gian 30 ngày nuôi đầu của vụ nuôi, sau đó sự tăng trưởng giảm dần và có khuynh hướng tăng chậm, khuynh hướng này phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian nuôi đầu chủ yếu tôm tăng trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về khối lượng.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 cao nhất ở ngày nuôi D37 đạt 2,95 ± 0,09 cm/con, cao hơn 1,5 lần tôm nuôi 160 con/m2 (1,91 ± 0,02 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về cuối vu ̣nuôi, tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D65 (1,23 ± 0,26 cm/con) đối với hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 và 0,32 ± 0,03 cm/con ở hệ thống 160 con/m2. Trong đó ở hệ thống nuôi 120 con/m2 tôm vẫn có sự tăng trưởng nhanh gấp 3,8 lần so với tôm nuôi 160 con/m2.

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm giữa 2 hệ thống nuôi là do ở hệ thống tôm nuôi với mật độ 160 con/m2 là cao nên sức tải và năng suất sinh học của ao nuôi không đáp ứng đủ khả năng phát triển của tôm nuôi. Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên môi trường nuôi sớm bị biến đổi (nước ao đục, đáy ao

nhiều chất thải) ảnh hưởng tới hoạt động bắt mồi, hô hấp và phát triển của tôm cao hơn nhiều so với nuôi mật độ 120 con/m2.

DLG của tôm hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 cao nhất ở ngày nuôi D30 - D37 đạt 0,42 ± 0,01 cm/con/ngày, lớn hơn 1,5 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2 (0,27 ± 0,01 cm/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). DLG sau đó giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D58 - D65 (0,17 ± 0,01 cm/con/ngày) của tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2 nhưng vẫn lớn hơn gấp 3,4 lần so với DLG của tôm nuôi 160 con/m2 (0,05 ± 0,01 cm/con/ngày).

Như vậy, trong suốt vụ nuôi, sự tăng trưởng chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 cao hơn mật độ nuôi 160 con/m2. Điều này chứng tỏ mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều dài và chiều dài tuyệt đối của tôm nuôi.

4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu

Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống trong suốt vụ nuôi đều tăng liên tục từ ngày nuôi D30 cho đến cuối vụ nuôi.




Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn

Khối lượng của tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2. Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống nuôi trong thời gian đầu hầu như không chênh lệch nhau nhiều, nhưng càng về cuối vụ thì sự chênh lệch càng lớn, cụ thể như ở ngày nuôi D30 của hệ thống nuôi 120 con/m2đạt 1,71 ± 0,04 g/con lớn hơn 0,25 g/con và gấp 1,2 lần khối lượng tôm nuôi 160 con/m2(1,46 ± 0,09 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về cuối vu ̣ nuôi, khối lượng của tôm tăng dần và đạt cao nhất ở ngày nuôi

D65. Tôm nuôi với mật độ 120 con/m2 đat khối lượng là 11,07 ± 0,10 g/con, cao hơn

gấp 1,4 lần tôm nuôi 160 con/m2 (7,79 ± 0,13 g/con) (Phụ lục 2).

4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG) của tôm nuôi

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thì sự tăng trưởng của tôm về khối lượng và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối là rất quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Qua hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng (WG) và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (LWG) ở 2 hệ thống có khuynh hướng tăng lên theo thời gian nuôi.


Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi

Tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm ở hệ thống nuôi với mật độ 120 con/m2luôn lớn hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2từ đầu cho đến cuối vu ̣ nuôi (Hình 4.4). Đầu vụ nuôi, tăng trưởng khối lượng của tôm chậm và có khuynh hướng tăng mạnh vào cuối vụ, nhanh nhất ở ngày nuôi thứ 65 của vụ nuôi. Khuynh hướng này phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian

nuôi đầu chủ yếu tôm tăng trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về khối lượng (Ngô Trong Lư, 2011).

Tốc độ tăng trưởng khối lượng ở ngày nuôi D37 là 1,35 ± 0,11 g/con ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 lớn hơn 1,2 lần so với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2 (1,10 ± 0,01 g/con). Đến ngày nuôi D44 thì tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm trong hệ thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022