Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre - 2

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng 3

Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn 19

Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi 20

Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn 22

Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi 22

Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 24

Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi 25

Hình 4.7 Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thống nuôi 27

DANH MUC

TỪ VIẾ T TẮ T


ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FCR: Hê ̣số chuyển hóa thứ c ăn.

K1, K2, K3: Các ao nuôi mật độ 120 con/m2

PL: postlarvae.

T1, T2, T3: Các ao nuôi mật độ 160 con/m2


1.1 Giới thiệu

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổng cục Thủy sản, 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 92,5% và chiếm 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở là 66.000ha với sản lượng đạt 280.000 tấn, tăng 57,9% về diện tích và 50,5% về sản lượng. Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú đang thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn như: bị nhiễm bệnh, thời gian nuôi lâu nên rủi ro cao, giá thức ăn cao, môi trường nuôi bị ô nhiễm nặng. Trong khi đó những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đang rất phát triển ở những vùng nước mặn, nước lợ và hiện nay có xu hướng chuyển sang vùng nước ngọt theo dạng tự phát. Do tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, khả năng thích ứng với môi trường lớn, nuôi được mật độ cao và thu hoạch nhanh, từ đó dẫn tới diện tích nuôi ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thì dịch bệnh là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến tỷ lệ sống, năng suất tôm nuôi và lợi nhuận của người nuôi.

Với những ưu điểm của tôm thẻ chân trắng mà rất nhiều người nuôi đã bất chấp rủi ro, chạy theo lợi nhuận, tăng mật độ nuôi dẫn đến quản lý trường nuôi không tốt, từ đó dịch bệnh xảy ra ngày càng lan rộng, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh càng thêm khó khăn hơn. Để giúp người nuôi nắm bắt được phần nào những bất cập cũng như những ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận kinh tế khi nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, từ đó có thể lựa chọn cho mình mật độ nuôi thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng khả năng thành công. Nên đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm xác định được mật độ nuôi phù hợp với thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi

1.3 Nội dung đề tài

Đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường ao nuôi trong thời gian thực nghiệm.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi khi nuôi với 2 mật độ 120 con/m2 và 160 con/m2.

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học

2.1.1 Phân loại

Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, (2014) tôm thẻ chân trắng phân loại như sau: Ngành: Arthropoda

Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca

Lớp phụ: Eumalacostraca Tổng Bộ: Eucarida

Bộ: Decapoda

Bộ phụ: Dendrobranchiata Tổng Họ: Penaeoidea

Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).

Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp.

Tên theo FAO: Tôm chân trắng, camaron patiblanco.

Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương.

2.1.2 Đặc điểm hình thái

2

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng thân có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm 1

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng thân có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân ngực và chân bụng có màu trắng ngà nên được gọi là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy, chân ngực 3-5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của con đực là 180 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).


Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng

2.1.3 Phân bố và nguồn gốc

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ biển phía Đông Thái Bình Dương, Châu Mỹ, ven biển Nam Mexico, vùng biển Ecuador (Elovara, 2003). Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam (Bone, 1931).

Tôm thẻ chân trắng sống tốt khi nền đáy là bùn, độ sâu 72m, nhiệt độ từ 27-320C, độ mặn từ 0,5-45%o, độ mặn phát triển tốt nhất là 10-15%o, pH từ 7,5-8,5, tôm thường hoạt động về đêm khi tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ và tôm tiền trưởng thành phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu dinh dưỡng (Trần Viết Mỹ, 2009).

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng phải trải qua quá trình lột xác để lớn lên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm. Thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1-3 tuần, tôm nhỏ hơn 3g trung bình mỗi tuần lột xác một lần, thời gian lột xác tăng dần theo sự phát triển của tôm, tôm lớn khoảng 15-20g, trung bình 2,5 tuần lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm đều ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).

Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong điều kiện nuôi thâm canh, tuy nhiên khi trọng lượng tôm vượt qua 20g thì tốc độ tăng trưởng chậm lại 1 g/tuần (Wyban and Sweeney, 1991). Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng. Từ ấu trùng đến thời kỳ ấu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ ấu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong

điều kiện nuôi phù hợp thì tốc độ phát triển trong 60-80 ngày là 8-10g và đạt 35-40g trong 180 ngày nuôi (Trần Viết Mỹ, 2009).

Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau vì vậy tôm thẻ chân trắng tăng trưởng khá đồng đều, ít phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009).

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, cũng giống như các loại tôm he khác, thức ăn của tôm thẻ chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng như: protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng. Nếu thiếu hay mất cân đối các chất trên sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và sinh sản (Thái Bá Hồ và Ngô Tọng Lưu, 2011).

Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng từ (30-35%), thấp hơn so với tôm sú (36-42%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh thì hệ số chuyển hóa thức ăn là từ 1,1-1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009).

Trong tự nhiên thức ăn của tôm thẻ chân trắng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy (Lục Minh Diệp và ctv, 2006).

Tôm thẻ chân trắng có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm thẻ chân trắng sử dụng nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã đến các loại động vật thủy sinh. Lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng vào ban ngày chiếm 25-35%, ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Thường, 2007).

2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng được nuôi ở một số nước trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng liên tục tăng nhanh qua các năm, Đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Theo James Anderson, cho biết năm 2011, sản lượng tôm toàn cầu tăng 5%/năm nhưng giảm 6,7% trong năm 2011-2012 và giảm 9,6% năm 2012-2013 xuống còn 3,5 triệu tấn. Hiện sản lượng tôm toàn cầu năm 2013 giảm khoảng 15%, tương đương 4 triệu tấn so với năm 2011 (GOAL, 2013).

2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) cho năng suất cao và thu hút sự chú ý của các người nuôi tôm (Bộ NN và PTNT 2010).

Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc. Và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày 25/01/2008, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Tuy mới được nược cho phép nuôi đại trà trong những năm gần đây, nhưng tôm thẻ chân trắng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích và sản lượng nuôi chỉ sau một thời gian ngắn.

Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng.


Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất bình quân (kg/ha)

2005

13.455

40.096

2.980

2006

18.441

57.185

3.100

2007

19.919

64.776

3.250

2008

15.079

47.827

3.170

2009

21.339

89.521

4.190

2010

25.397

136.719

5.380

2011

28.683

152.939

5.330

2012

41.789

186.197

4.460

2013

63.719

243.001

3.814

2014

93.000

328.000

3.527

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2014).

Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Báo cáo Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến giữa tháng 9 năm 2013, kim ngạch xuất

khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD, vượt mức 868,3 triệu USD thu từ xuất khẩu tôm sú (Thống kê của Tổng cục Thủy sản, 2013).

Năm 2012, diện tích nuôi tôm tăng khá cao nhưng sản lượng có dấu hiệu giảm do dịch bệnh hoại tử cơ (IMNV), hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Năm 2013, nước ta tăng cả diện tích và sản lượng do hạn chế được dịch bệnh.

2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre

Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre đạt 43.000 ha, trong đó nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230 ha còn thâm canh, bán thâm canh 3.980 ha, riêng tôm thẻ chân trắng là 1.250 ha, tăng 136% so với năm 2010. Diện tích thả lại vụ 2 trên 2.838 ha, sản lượng thu hoạch đạt 21.950 tấn, vượt 291%, tăng 334% so với năm 2010. Cuối năm 2011, tình hình dịch bệnh trên tôm sú phát triển mạnh (21% diện tích bị nhiễm bệnh) gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Báo cáo thuỷ sản Việt Nam, 2012).

Cuối tháng 2 năm 2012, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong toàn tỉnh đạt 1.497 ha, với 97,36 triệu con giống. Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã ra đời và mang lại lợi nhuận cao như: trại nuôi tôm công nghiệp K22 ở xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, đã chuyển diện tích nuôi cá da trơn sang nuôi tôm thẻ đạt 40 ha. Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận tại xã An Điền (Thạnh Phú), với diện tích 25 ha mặt nước, có 72 ao, mật độ thả nuôi trung bình 150-170 con/m2, lượng giống thả là 41 triệu con. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ- UBND, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 khoảng

4.390 ha, năm 2020 là 7.820 ha và năm 2030 là 8.300 ha, phân bố trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Cục Thuỷ Sản Việt Nam, 2013).

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre cho biết năm 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể. Năm 2008, diện tích thả nuôi là 176 ha, đến năm 2010 là 560 ha và vụ 1 của năm 2011 tăng 1.250 ha. Với mật độ thả nuôi trung bình 100-120 con/ m2, sản lượng trung bình đạt 10 tấn/ha, lợi nhuận trung bình khoảng 300-400 triệu đồng/ha/vụ nuôi (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013).

Theo báo cáo 4 tháng đầu năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thì tình hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đến nay đã thả giống khoảng 1.967 ha, giảm 5,6% so cùng kỳ, trong đó tôm sú là 650 ha giảm 48% so cùng kỳ, tôm thẻ chân trắng là 1.317 ha, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Do thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt gây bệnh trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, gây thiệt hại khoảng 93,12 ha tôm sú và 358,1 ha tôm thẻ chân trắng, tôm chết ở giai đoạn từ 25 đến 40 ngày tuổi, tập trung ở các xã An Đức, An Hòa Tây, Bảo Thạnh và An Hiệp ở huyện Ba Tri. Xã Đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022