Ảnh hưởng của mật độ lên trăng trưởng và tỉ lệ sống của thát lát còm giai đoạn bột lên giống ương trong bể ComPosite - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN


NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG


NH HƯỞNG CA MT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ

TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala ornata) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG ƯƠNG TRONG BỂ COMPOSITE


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÍ NGHỀ CÁ


2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

LỜI CẢM TẠ


Ảnh hưởng của mật độ lên trăng trưởng và tỉ lệ sống của thát lát còm giai đoạn bột lên giống ương trong bể ComPosite - 1

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Dương Nhựt Long và thầy Nguyễn Hoàng Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Đua, thầy Nguyễn Thanh Hiệu và các anh chị trong trại cá thực nghiệm- Khoa Thủy Sản- Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm thí nghiệm và thu thập số liệu

Em xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31, Lớp Liên Thông Đồng Tháp và Bệnh Học K31.

Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quí Thầy Cô, cán bộ khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài và gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thường, cố vấn học tập lớp Quản Lý Nghề Cá K31, cùng tất cả các bạn trong lớp đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như động viên em trong suốt thời gian làm luận văn tại trường.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN


Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát Còm(Chitala Ornata) giai đoạn bột lên giống ương trong bể composite” đã được thực hiện từ tháng 02/2009 – 07/2009 tại Trại nghiên cứu thực nghiệm, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ nhằm góp phần hoàn thiện qui trình ương cá Thát Lát trong vùng. Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tháng trên 9 bể composite có cùng thể tích 60L; với 3 nghiệm thức 1 con/L, 2 con/L, 3 con/L và 3 lần lập lại. Số liệu sau khi thu đã được xử lý thống kê, phân tích, đánh giá và so sánh để đưa ra những nhận xét.

Kết quả cho thấy ở giai đoạn 30 ngày tuổi cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài là khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Và tỉ lệ sống ở NT II (61,7%) là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT I (94%) và NT III (94,3%). Giai đoạn 30-60 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tăng trưởng nhanh nhất ở mật độ 1 con/L (0,07 g/ngày), thấp nhất ở mật độ 3 con/L (0,01 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng giữa NT I và NT III là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), khác biệt giữa NT II với NT I và NT III là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở NT I là 0,08 cm/ngày, thấp nhất ở NT III 0,05 cm/ngày. Tỉ lệ sống cao nhất ở NT III (88,2%), thấp nhất ở NT II (61,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức (p<0,05). Nghiệm thức I có tỉ lệ sống 78,7% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT I và NT III. Kết quả ương saau 60 ngày ở mật độ 3 con/L sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất giống.

Từ những kết quả ghi nhận được, người sản xuất hòan tòan có khả năng chủ động ương và cung cấp con giống cá Thát Lát Còm có chất lượng tốt cho người nuôi góp phần đa dạng mô hình, sản phẩm nâng cao thu nhập cho người dân vùng ĐBSCL.

MỤC LỤC


Danh Mục Trang

Lời cảm tạ i

Tóm tắt ii

MỤC LỤC iii

Danh mục bảng v

Danh mục hình vi

Danh mục từ viết tắt vii

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Nội dung đề tài 2

1.4 Thời gian thực hiện 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học 3

2.2 Đặc điểm dinh dưỡng 4

2.3 Đặc điểm sinh trưởng 5

2.4 Đặc điểm sinh sản 5

2.5 Sinh học Moina 6

2.6 Sinh học trùn chỉ 6

2.7 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 6

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Vật liệu nghiên cứu 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu 8

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 8

3.2.2 Thực nghiệm ương 9

3.2.3 Quản lý thức ăn và nước trong bể 9

3.2.3.1 Thời gian cho cá ăn 9

3.2.3.2 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương 10

3.2.3.3 Cách thức cho ăn và bào quản thức ăn 10

3.2.3 Quản lý thức ăn và nước trong bể 10

3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu 11

3.3.1 Mẫu nước 11

3.3.2 Mẫu cá 11

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 12

3.4 Phương pháp thu, tính toán và xử lý số liệu 12

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13

4.1 Các yếu tố môi trường 13

4.1.1 Thủy lý 13

4.1.1.1 Nhiệt độ 13

4.1.2 Thủy hóa 14

4.1.2.1 pH 14

4.1.2.2 Hàm lượng oxi hòa tan 14

4.1.2.3 Độ kiềm (NH4+) 14

4.2 Ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng của cá ương từ ngày 1 đến ngày 30 15

4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi 15

4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi

đến 30 ngày tuổi 16

4.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi

đến 30 ngày tuổi 17

4.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá ương giai đoạn từ 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 17

4.3.1 Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá của cá giai đọan 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 17

4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 18

4.3.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá giai đoạn 30 ngày tuổi

đến 60 ngày tuổi 18

4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức 19

4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 30 ngày tuổi 19

4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi 20

PHẦN 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận 21

5.2 Đề xuất 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC 24

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Số lượng cá bố trí ở các nghiệm thức 9

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu môi trường trong nuôi Thát Lát Còm 9

Bảng 3.3 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương 11

Bảng 4.1 Kết quả trung bình của các chỉ tiêu môi trường 13

Bảng 4.2 Độ tăng khối lượng trung bình và chiều dài trung bình của cá ở 2 giai

đoạn 1-30 ngày tuổi và 30-60 ngày tuổi 15

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá ở 2 giai đoạn 1-30 ngày tuổi và 30-60 ngày tuổi 17

Bảng 4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi-- 19

DANH MỤC HÌNH


Trang


Hình 3.1 Cá Còm hay cá Nàng Hai 3

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 8

Hình 4.1 Đo chiều dài cá bột bằng thước đo cm ở ngày tuổi thứ 30 16

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 27/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí