Quản Lý Thức Ăn Và Nước Trong Bể 3.2.3.1Thời Gian Cho Cá Ăn

Phần 3


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn cá bột 3-6 ngày tuổi lấy từ Hậu Giang.

Dụng cụ: cân điện tử, bể nhựa 60l, máy bơm nước, ống si phông, hệ thống sục khí, vợt mịn…

Hóa chất: muối…

Thức ăn cho cá: trứng nước, trùn chỉ, cá tạp. Máy đo pH, bộ test nhanh, nhiệt kế.

3.2 Phương pháp nghiên cứu.


3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Tất cả các thí nghiệm được tiến hành trên bể composite (60l) chứa cùng thể tích nước là 50l.


Hình 3 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ba nghiệm thức thí nghiệm I II III và 3 1


Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ba nghiệm thức thí nghiệm I, II, III và 3 lần lập lại 1, 2, 3. Các bể được đặt song song nhau một cách ngẫu nhiên. Mỗi bể đều có lưới đậy kín để phòng cá nhảy ra ngoài. Lưới đậy phải đảm bảo được giặt sạch trước khi sử dụng nhằm tránh mầm bệnh.

Nước được lấy từ sông vào ao lắng lục bình, nước được bơm từ ao lắng vào hệ thống bể lọc. Hệ thống bể lọc gồm 5 bể lọc trung gian và một bể chứa trung tâm, tất cả được âm dưới đất. Trong mỗi bể lọc chứa đá to, đá nhuyễn và cát.

Nước được cấp lên hệ thống bể thí nghiệm thông qua máy bơm đặt ở bể chứa trung tâm. Nước qua lưới lọc và được kiểm tra các yếu tố môi trường, đảm bảo các yếu tố môi trường thõa mãn những chỉ tiêu môi trường trong ương nuôi cá Thát Lát.

Bảng 3.1: Những chỉ tiêu môi trường trong nuôi Thát Lát Còm (Nguyễn Chung, 2006).


Chỉ tiêu pH DO (mg/l) H2S (mg/l) CO2 (mg/l) NH4 (mg/l)



Giá trị 6.5- 8.0 > 4 < 0.1 8-14 < 1.0

3.2.2 Thực nghiệm ương

Sau khi đã cấp nước từ bể lọc vào các bể composite đã chuẩn bị, lượng nước cấp đều (50l/1bể) cho 9 bể. Đặt giá thể ny lông (màu đen) vào mỗi bể. Giá thể dài khoảng 60 cm, được xé nhỏ và cột lại thành chùm, giặt và phơi vài nắng (đối với ny lông mới mua về), ny lông cũ có thể dùng ngay sau khi đã được giặt sạch và buộc đá vào giữa giá thể để tránh cho chúng nổi lên mặt nước. Lấp hệ thống sục khí để đảm bảo cung cấp đủ oxi cho cá trong mọi điều kiện.

Hệ thống ương phải sẵn sàng trước ngày thả cá từ 2-4 ngày. Nước được kiểm tra các yếu tố môi trường lại một lần trước khi thả cá.

Cá được cân, đo (chiều dài trung bình:1,62 cm, khối lượng trung bình: 0,64g) sau đó bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào các bể với 3 nghiệm thức (I, II, III) và 3 lần lập lại (1, 2, 3) ở mỗi nghiệm thức, cụ thể như Bảng 3.1.

Bảng 3.2: Số lượng cá bố trí ở các nghiệm thức

Đơn vị: con


Nghiệm thức


Số lần lập lại

I II III


1 50 100 150

2 50 100 150

3 50 100 150


3.2.3 Quản lý thức ăn và nước trong bể 3.2.3.1Thời gian cho cá ăn

Cá được cho ăn mỗi ngày 2 lần (9h và16h30) với 3 loại thức ăn ứng với các giai đoạn khác nhau.

3.2.3.2 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương

Cá ở giai đoạn 5-8 ngày tuổi cho ăn Moina, kế đó là trùn chỉ đến ngày thứ 35, sau đó chuyển hẳn qua cá tạp biển.

3.2.3.3 Cách thức cho ăn và bảo quản thức ăn

a. Moina: Moina mua về được đổ vào trong thao lớn chứa 2/3 nước và có sục khí mạnh; đến khi cần vớt Moina thì tắt sục khí và dùng vợt mịn đảo theo vòng tròn, việc đảo theo vòng tròn giúp ta loại bỏ được xác của những con Moina chết. Sau khi vớt đủ lượng Moina cần thì ta đặt sục khí vào ngay để tránh thiếu oxi cho những con còn lại. Với cách bảo quản này thì Moina có thể được bảo quản trong vòng 1-2 ngày và tỉ lệ sống khoảng trên 70%. Khi sử dụng Moina cho cá ăn ta có thể rải đều trong bể hoặc để ở một góc bể, đều không ảnh hưởng tới khả năng bắt mồi của cá.

b. Trùn chỉ: Trùn chỉ mua về được rửa vài lần để loại bỏ bớt bùn, sau đó đặt trùn chỉ vào một cái thao chứa một ít nước. Cho nước chảy tràn nhẹ trong suốt quá trình bảo quản trùn chỉ. Với cách này ta có thể giữ cho trùn chỉ không bị chết nhiều và trùn sẽ sạch hơn. Khi vớt trùn chỉ cho cá ăn ta chỉ cần dùng vợt vớt và rửa lại bằng nước sạch vài lần là được. Khi cho cá ăn bằng trùn chỉ ta nên gom lại một góc nhưng lấy một ít trùn khuấy động trên mặt nước để kích thích khả năng nhận biết thức ăn của cá.

c. Cá tạp: Cá tạp mua về được trữ trong tủ đông, do đó ta có thể mua đủ lượng sử dụng từ 5-10 ngày cho cá.Trước lúc cho cá ăn phải đem rã đông- dùng nước lạnh cho chảy từ từ lên cá trong khoảng 30 phút. Cá sau khi rã đông được lóc thịt (chỉ lấy phần thịt mà không lấy da) đem bâm nhuyễn. Với cá tạp ta phải cho cá ăn từ từ để tránh thức ăn dư thừa nhiều, đồng thời thao tác phải nhẹ nhàng để tránh làm thức ăn tan rã nhiều. Với cách cho ăn từ từ và nhẹ nhàng này giúp ta có thể hạn chế được việc làm dơ nước và tiết kiệm thức ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp bữa ăn đầy đủ cho cá.

Chú ý: Phải linh động tăng hoặc giảm thức ăn dựa trên hoạt động ăn của cá và thức ăn dư thừa. Chỉ cho ăn vừa đủ để tránh phí thức ăn và dơ nước. Mặt khác khi chuyển đổi thức ăn phải chuyển từ từ bằng cách cho ăn kết hợp hai loại thức ăn cũ và mới, sau đó giảm dần thức ăn cũ, tăng dần thức ăn mới.

Quản lý nước trong bể: si phông nước mỗi ngày. Ở giai đoạn cho ăn Moina và trùn chỉ nước rất ít dơ nên chỉ cần thay 1/3 lượng nước trong bể là đủ; ở giai đoạn cho ăn cá tạp ta phải thay 2/3 lượng nước trong bể mỗi tuần một lần. Nước được cấp vào hệ thống bể ương thông qua lưới lọc đường kính 3mm, cho nước chảy từ từ đến mức nước qui định thì ngừng.

Bảng 3.3: Thức ăn sử dụng trong quá trình ương


Thức ăn

Trứng nước (lon/ngày/9 b

Trùn chỉ

ể) (kg/ngày 9 b

Cá tạp (kg/ngày/9

ể) bể)

Ngày tuổi




1-8

0.5

0

0

9-16

0

0.5

0

17-24

0

0.7

0

25-32

0

0.9

0

33-59

0

0

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

.

3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu


3.3.1 Mẫu nước

Mẫu thu định kì 1tuần/ lần. Mỗi lần thu ở hai thời điểm khác nhau trong cùng một ngày: 8-9 h sáng, 3-4 h chiều.

Các yếu tố COD, NH4 được đo bằng bộ test có bán trên thị trường, pH được đo bằng máy đo pH, nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế.


3.3.2 Mẫu cá

Cân điện tử được sử dụng để cân khối lượng cá trước và sau khi thả. Khi sử dụng cân nên dùng một cái chén khô để vào hộp cân, hiệu chỉnh về 00,00, rồi vớt cá đặt vào chén, sau đó đậy nắp hộp cân lại để giảm thiểu sai số, đọc số liệu khi giá trị hiển thị đã cố định. Thao tác tương tự trước khi cân mẫu mới. Nên lao chén sau khoảng 10 lần cân để giảm sai số.

Dùng thước đo cm có chia vạch mm để đo cá. Khi đo ta cố định đầu cá ở một

đầu thước, đầu kia dùng tay vuốt nhẹ cho cá thẳng rồi đọc giá trị. Cá được bắt ngẫu nhiên 30 con/ bể để cân và đo.


3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Tổng số cá giống thu đươc

Tỉ lệ sống (%) = * 100 3.1

Tổng số cá bột

Với: Wc: khối lượng cuối W đ: khối lượng đầu t: thời gian nuôi

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG, g/ ngày) =


Wc - W đ

t


3.2


3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu

Thông tin thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí.

Số liệu sơ cấp lấy từ kết quả đo đạt trong quá trình thí nghiệm.

Số liệu sau khi nhập được xử lý bằng chương trình Excel và so sánh thống kê bằng phương pháp phân tích ANOVA với phần mềm Statistical 11.5.

Phần 4


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 Các yếu tố môi trường


4.1.1 Thủy lý


4.1.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ ở các bể thí nghiệm vào buổi sáng dao động từ 26,90C- 27,50C, buổi chiều từ 28,20C- 290C (Bảng 4.1). Giữa các mật độ khác nhau có sự chênh lệch nhiệt độ nhưng không lớn và nhiệt độ trung bình của nước tăng dần theo sự tăng mật độ cá. Cụ thể nhiệt độ trung bình ở mật độ 1 con/L luôn thấp nhất (sáng: 26,90C; chiều: 28,20C), kế đó là mật độ 2 con/L (sáng: 27,50C; chiều:28,50C), nhiệt độ cao nhất ở mật độ 3 con/L (sáng: 27,60C; chiều: 290C). Mặc dù có sự chênh lệch nhưng nhìn chung nhiệt độ trong suốt quá trình ương dao động trong khoảng thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá. Sự thuận lợi về yếu tố nhiệt độ có thể là nhờ vào nguồn nước cấp luôn đầy đủ cộng với việc si phông đáy bể thường xuyên, thay nước đều đặn hệ thống bể thí nghiệm và không có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường. Nhiệt độ là nhân tố

quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động sống của sinh vật như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư thủy sinh vật... Và nhiệt độ đặt biệt quan trọng đối với những loài động vật biến nhiệt. Khi nhiệt độ cao thì nhu cầu oxi của chúng tăng và ngược lại. Nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 10C. Thường nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là từ 20 – 300C. Giới hạn cho phép là từ 10 – 400C, nếu nhiệt độ lớn hơn 400C hay nhỏ hơn 100C ít loài nào có khả năng sống sót (Trương Quốc Phú, 2006).

Bảng 4.1: Kết quả trung bình của các chỉ tiêu môi trường


Các chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức

I II III

Nhiệt độ trung bình (oC)

Sáng

26,9±0,55

27,5±0,57

27,6±0,34


Chiều

28,2±0,40

28,5±0,50

29,0±0,48

pH trung bình

Sáng

7,6±0,10

7,7±0,18

7,8±0,28


Chiều

7,9±0,22

8,1±0,29

8,1±0,21

COD trung bình (mg/L)

Sáng

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

NH+4 trung bình (mg/L)

Chiều Sáng

Chiều

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

0,5±0,00

4.1.2 Thủy hóa


4.1.2.1 pH

Kết quả thí nghiệm có độ pH buổi sáng từ 7,6- 7,8 buổi chiều từ 7,9- 8,1. Ở mật độ 1 con/L có giá trị pH thấp nhất (sáng: 7,6; chiều:7,9), mật độ 2 con/L có pH cao hơn (sáng: 7,7; chiều: 8,1) và pH cao nhất ở mật độ 3 con/L (sáng: 7,8; chiều: 8,1) (Bảng 4.1). Độ biến động pH trong ngày không lớn, pH chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều khoảng 0,3 đơn vị do đó ta có thể kết luận pH trong suốt quá trình thí nghiệm không gây hại đến sự tăng trưởng của cá. Điều này có thể được giải thích là do nguồn nước cấp ổn định và việc quản lí tốt hệ thống ương. pH là nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống , sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH thay đổi thì sự tiêu hao oxi của cá cũng thay đổi theo, dù pH tăng hay giảm thì tiêu hao oxi của cá đều tăng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5- 9 (Trương Quốc Phú, 2006).

4.1.2.2 Hàm lượng oxi hòa tan

Hàm lượng oxi hòa tan trong nước của các bể thí nghiệm luôn ở mức ổn định 0,5 mg/L ở những thời điểm kiểm tra. Mặc dù với bộ test nhanh không cho ra những giá trị chính xác nhưng vẫn đảm bảo chính xác các khoảng giá trị do đó vẫn đảm bảo độ tin cậy cao. Với giá trị oxi đo được trong các bể thí nghiệm thì hàm lượng oxi hòa tan trong nước không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cá. Sự ổn định này có thể là do nguồn nước không có sự biến đổi lớn và hệ thống sục khí được trang bị hoạt động xuyên suốt thời gian ương. Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Oxi rất cần cho đời sống sinh vật, đặc biệt là thủy sinh vật do hệ số khếch tán của oxi trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với trong không khí nên dễ đưa đến hiện tượng thiếu oxi cục bộ trong thủy vực. Nồng độ oxi hòa tan trong thủy quyển chỉ chiếm 3/4% thể tích. Nồng độ oxi hòa tan lí tưởng cho sự phát triển của tôm cá là trên 5ppm (Trương Quốc Phú, 2006).

4.1.2.3 Amonium (NH4+)

Amonium trong thí nghiệm cũng không có sự biến động mạnh, chỉ dao động trong phạm vi 0,5 mg/L. Điều đó cũng có thể được giải thích là do không có sự biến động của nguồn nước cung cấp. Tuy có xuất hiện một vài đợt mưa lớn trong quá trình ương, nhưng do nước đã được cấp vào hệ thống bể lọc nên những lúc mưa việc thay nước các bể thí nghiệm vẫn được tiến hành bình

thường mà không sợ có sự thay đổi đột ngột của môi trường. NH4+ trong nước

rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật làm thức ăn tự nhiên, nhưng nếu

hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá (thiếu oxi vào sáng sớm, pH dao động...). Hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2- 2 mg/L.


4.2 Ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng của cá ương từ 1 ngày tuổi

đến 30 ngày tui.

Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng cá trong 30 ngày đầu được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá Thát Lát Còm

ở 2 giai đoạn 1-30 ngày tuổi và 30- 60 ngày tuổi.



Các chỉ tiêu tăng trưởng I (Mật độ 1

con/L)

Nghiệm thức II

(Mật độ 2 con/ L)


III

(Mật độ 3 con/L)

Khối lượng trung bình cá bột (g/con) Khối lượng trung bình cá giống 30 ngày

0,56±0,1a

0,63±0,02ab

0,73±0,04b

(g/con)

4,5±0,66

3,77±0,55

3,07±1,10

Khối lượng trung bình cá giống 60 ngày (g/con)

6,68±0,53a

4,82±0,5b

3,31±1,25b

Độ tăng khối lượng trung bình (g/con)

3,94

3,14

2,34

Chiều dài trung bình cá bột (cm/con)

1,64±0,12

1,63±0,15

1,60±0,38

Chiều dài trung bình cá giống 30 ngày




(cm/con)

7,77±0,60

7,27±0,15

6,83±0,91

Chiều dài trung bình cá giống 60 ngày

(cm/con)

10,12±0,32a

9,08±0,15ab

8,18±0,93b

Độ tăng chiều dài trung bình (cm/con)

6,13

5,64

5,23


(Những giá trị trong cùng một hàng có những chữ cái a, b, c khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05)


4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi

Trong giai đoạn 30 ngày tuổi đầu, sự tăng trưởng về chiều dài của cá không đều nhau giữa 3 mật độ. Cụ thể, ở mật độ 1 con/L cá có chiều dài trung bình (7,77 cm/con) lớn nhất so với chiều dài trung bình ở nghiệm thức II (2 con/L) (7,27 cm/con) và nghiệm thức III (3 con/L) (6,83 cm/con) . Bảng 4.2 cho ta thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Như vậy chiều dài trung bình của cá không có sự chênh lệch lớn giữa các mật độ, tuy nhiên chiều dài trung bình của cá giảm dần theo sự tăng mật độ nuôi 1 con/L, 2 con/L, 3 con/L. Chiều dài trung bình của cá trong thí nghiệm này là lớn hơn so với thí nghiệm trước đây về ương cá Thát Lát Còm ở mật độ thưa hơn (mật độ lần lượt là 25 con/60L, 50 con/60L, 75 con/60L).

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 27/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí