Ảnh hưởng của mật độ lên trăng trưởng và tỉ lệ sống của thát lát còm giai đoạn bột lên giống ương trong bể ComPosite - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO Food and Agriculture Organization

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

NT Nghiệm thức

Phần 1

ĐẶT VN ĐỀ


1.1 Giới thiệu

Nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích mặt nước 954.350 ha, chiếm gần 1/4 diện tích của ĐBSCL, trong đó diện tích mặt nước ngọt chiếm tới 641.350 ha với hệ thống sông ngòi chằng chịt thuộc hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt phát triển mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Trong vùng đã và đang có nhiều loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá Tra, cá Ba Sa,...được nuôi với nhiều qui mô khác nhau. Các đối tượng nuôi truyền thống và chiếm ưu thế này đã đem lại giá trị xuất khẩu rất cao, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên hiện nay chúng gặp không ít khó khăn về nhiều mặt như: giá cả trong năm biến động mạnh, rào cản kỹ thuật và rào cản kinh tế từ các nước nhập khẩu, sự bùng phát của dịch bệnh… Những điều này đang làm tăng rủi ro cho người nuôi. Vì thế những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế đang được các nhà lãnh đạo cũng như nhà khoa học và người nuôi quan tâm.

Cá Thát Lát Còm là loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và là loại cá nuôi mới chưa được phổ biến như những loài cá truyền thống. Nhưng với những giá trị về hình thái, chất lượng và đặc tính sinh trưởng như: màu sắc đẹp, thịt thơm ngon chất lượng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện sống tốt nên việc nuôi đối tượng này đã nhanh chóng vượt khỏi giới hạn nuôi cảnh mà hiện nay nó đang góp phần không nhỏ vào nguồn thực phẩm dinh dưỡng cung cấp cho con người. Các nghiên cứu trước đây về loài cá Thát Lát Còm phần lớn tập trung vào việc mô tả, nhận dạng và phân loại cùng một số đặc điểm sinh thái học của loài.

Theo Lê Ngọc Diện, Phan Văn Thành, Mai Bá Trường Sơn và Trịnh Thị Thu Hương (2006) đã đưa ra những kết quả nhất định về ương và nuôi cá Thát Lát Còm từ những nghiên cứu của mình. Đến năm 2008 Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy cũng đã cho ra những kết quả có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng trên đối tượng này. Về mặt sinh sản nhân tạo có nghiên cứu của Phạm Minh Thành, Phạm Phú Hùng và Nguyễn Thanh Hiệu năm 2008. Các nghiên cứu này đã phần nào góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề cần được nghiên cứu trên đối tượng Thát Lát Còm.

Để nhân rộng và phát triển một đối tượng nuôi cho người dân thì việc đảm bảo chủ động nguồn giống là rất quan trọng. Nhưng nguồn cá giống vớt từ tự

nhiên hoàn toàn không thể đáp ứng đủ nhu cầu bức thiết đó. Và một nhược điểm lớn của nguồn giống này là cá có kích thước không đồng đều, cá thường bị xây xát trong quá trình đánh bắt vận chuyển nên dễ bị mắc bệnh. Mặc khác nguồn giống cá Thát Lát Còm ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức nên không đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng cho người nuôi trong khi nhu cầu con giống ngày càng cao. Trong khi đó con giống sản xuất nhân tạo có thể khắc phục được nhược điểm này. Tuy cá có thể sinh sản ngoài tự nhiên tốt nhưng sinh sản nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn giống, bảo vệ nguồn cá tự nhiên cũng như đóng góp vào việc thuần hóa đối tượng này thành đối tượng nuôi đạt hiệu quả cao. Trước nhu cầu bức thiết về con giống với số lượng lớn, chất lượng cao như hiện nay thì việc đầu tư nghiên cứu ở giai đoạn con giống là rất phù hợp. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát Còm (Chitala Ornata) giai đoạn bột lên giống ương trong bể composite” đã được tiến hành.


1.2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát Còm bột trong điều kiện ương với các mật độ khác nhau nhằm tìm được mật độ ương thích hợp để ương nuôi cá đạt hiệu quả, từ đó làm tư liệu góp phần xây dựng qui trình ương cá Thát Lát trong vùng.

1.3 Nội dung của đề tài

Để đạt được những mục tiêu trên, cần thực hiện những công việc sau đây:

+

(1) Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường: pH, nhiệt độ, COD, NH4 .

(2) Khảo sát sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát ương với 3 mật độ

khác nhau: 1con/l, 2con/l, 3con/l.

(3) So sánh và phân tích hiệu quả kỹ thuật giữa 3 nghiệm thức.


1.4 Thời gian thực hiện đề tài:

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong vòng 5 tháng, bắt đầu từ tháng 2/2009, kết thúc tháng 7/2009.

Địa điểm thực hiện: Trại cá Thực Nghiệm- Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy Sản nước ngọt- Khoa Thủy Sản- Đại Học Cần Thơ.

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Đặc điểm sinh học

Ngành có dây sống: Chordata

Ngành phụ có xương sống: vertebrata Bộ: Osteoglossiformes

Họ: Notopteridae (Featherbacks or knifefishes) Giống: Notpterus

Tên tiếng anh: Clown featherback

Tên khoa học: Chitala Ornata (Gray, 1831) Tên Việt Nam: Cá Thát Lát Còm

Cá Thát Lát Còm hay còn gọi là cá Nàng Hai hay cá Đao (Chitala ornata) phân bố rộng trên thế giới nhưng chủ yếu ở Đông Nam Á. Cá có mặt trên toàn bộ lưu vực sông MeKong như: Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam cá tập trung ở ĐBSCL. Cá Thát Lát có cơ quan hô hấp phụ vì vậy cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường có hàm lượng oxi thấp (Theo Khoa hc Phthông).


Hình 2 1 Cá Còm hay cá Nàng Hai Thát Lát Còm có hình thái và màu sắc đẹp hình 1


Hình 2.1 Cá Còm hay cá Nàng Hai

Thát Lát Còm có hình thái và màu sắc đẹp, hình dáng bên ngoài rất giống với cá Thát Lát nhưng trên thân có nhiều đốm tròn đen vó viền trắng và phân bố dọc theo vây hậu môn. Cá có thân hình dẹp bên, cao, phủ vẩy tròn rất nhỏ. Viền lưng cong và nhô cao. Độ cong của lưng tăng dần theo sự lớn lên của cá. Đầu nhọn, miệng rộng hướng về phía sau ổ mắt. Vây lưng nhỏ và nằm ở giữa

lưng. Vây hậu môn rất dài bắt đầu từ mép vây ngực kéo dài về phía sau và nối liền với vây đuôi nhỏ.

Vây lưng: 8 - 9, vây ngực: 13 - 15, vây đuôi, vây hậu môn: 128 - 130, vảy đường bên 168 - 185. Gai sườn bụng 37 - 38. Đầu nhỏ, dẹt bên. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mặt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn, mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khầu cái, trên xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, có một đôi râu mũi ngắn nhỏ, mặt nhỏ (Sách đỏ Việt Nam).

Cá có màu xám bạc, lưng sẫm hơn. Cá trưởng thành có 4 -10 đốm đen, viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 -15 sọc đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rỏ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn.

Trong điều kiện tự nhiên, cá nàng hai sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm , nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng. Cá thích sống môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn , nước trung tính pH dao động từ 6,5 - 7. Cá có kích thước và trọng lượng nhỏ thì tiêu hao oxy lớn và ngược lại. Tiêu hao oxy trung bình của cá là 0.59 mgO2/g/giờ ở

nhiệt độ 28 - 29oC nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 - 28oC.


2.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Đây là loài ăn tạp, chủ yếu là ăn động vật, thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và côn trùng. Cá hoạt động săn mồi tích cực vào ban đêm. Hệ tiêu hóa của cá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trức, rộng, rạch miệng xiên kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trức hàm, trên xương khẩu cái, lá mía và lưởi. Ngoài ra, còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dài. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rỏ ràng. Đây là loài ăn động vật (Dương Nhựt Long, 2004).

Thêm vào đó, Thát Lát có miệng lớn, răng nhỏ sắc, săn mồi ở tầng giữa và tầng đáy. Ngoài những loài trên cá cũng ăn trùn sống và thức ăn tự chế biến từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như rau xanh, bèo hoa dâu, cám, cua, ốc băm nhỏ, các loài côn trùng, tép… (Nguyễn Chung, 2006).

2.3 Đặc điểm sinh trưởng


Cá Thát Lát phân bố chủ yếu ở trung và hạ lưu sông MeKong, vào mùa ngập nước cá cũng đi vào ruộng hoặc vùng rừng ngập nước. Trong điều kiện tự nhiên, cá thường sống ở vùng tầng giữa và đáy của mực nước. Cá thích sống

trong môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính có độ pH từ 6,5 - 7, nhiệt độ thích hợp 26 - 28oC. Cá cũng có thể được nuôi với mật độ khá cao trong các hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Ngoài ra cũng có thể nuôi ghép cá Thát Lát với một số loại cá khác như Sặc Rằn, Rô đồng, Mè,

Chép nhưng không nuôi với cá Lóc. Ngoài ra cá cũng có khả năng sống ở điều kiện nước có độ cứng khoảng 6ppm (Dương Nhựt Long, 2004).

2.4 Đặc điểm sinh sản

Cá có chiều dài 20 cm, trọng lượng có thể đạt đến 2 kg có sức sinh sản tối đa khoảng 1.500 trứng. Trong điều kiện tự nhiên cá tự tái phát dục sau 7 - 10 tuần và có thể sinh sản hai đến ba lần trong mùa mưa. Cá được nuôi trong ao, hồ có thể chủ động nuôi thành thục cho sinh sản kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11 nếu được nuôi dưỡng đúng mức và cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Sau khi con cái đẻ xong con đực sẽ theo sau thụ tinh cho trứng và bảo vệ trứng, dồn trứng thành cụm và quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng. Số lượng trong một lần đẻ khoảng 100 - 150 trứng và đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 - 15 trứng. Trong tự nhiên cá thường đẻ ở vùng nước cạn có thực vật thủy sinh. Tuỳ vào nhiệt độ, thời gian nở của trứng sẽ khác nhau, ở 24o C trứng sẽ nở 5 - 6 ngày (Dương Nhựt Long, 2004).

2.5 Sinh học của Moina

Moina thuộc họ Daphnidae. Toàn bộ cơ thể phủ bởi vỏ giáp, hình dẹp, không phân đốt. Moina sinh sống trong các ao hồ chứa nhưng chủ yếu chiếm cứ trong các ao hoặc mương tạm thời. Thời gian đạt tới thành thục sinh sản chiếm khoảng 4-5 ngày ở 260C. Vào giai đoạn trưởng thành những đặc điểm lưỡng hình theo giới tính rõ ràng có thể quan sát thấy về kích thước của con vật và hình thái học của râu. Con đực (0,6-0,9 mm), con cái (1,0- 1,5 mm). Con đực

có đôi càng dài dùng để giữ con cái trong lúc giao cấu. Con cái thành thục giới tính mang chỉ có hai trứng được bao bọc trong một hố yên mà hố yên này là một phần của vỏ giáp ngoài phần lưng (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

2.6 Sinh học trùn chỉ

Trùn chỉ thuộc họ Tubificidae, giống Tubifex. Trùn chỉ hay còn gọi là giun đỏ, tìm thấy ở vùng nước nhiều dinh dưỡng và là sinh vật chỉ thị đáng tin cậy nhất cho vùng bị ô nhiễm. Trùn chỉ hơi giống với giun đất còn non nhưng hơi mảnh hơn. Chúng sống bằng cách vùi một phần cơ thể xuống đáy bùn và phần lớn cơ thể hướng lên và uốn lượn như gợn sóng. Khối trùn thường không chỉ đơn thuần một loài Tuxbifex mà vẫn còn nhiều loài khác (Limnodrilus). Vì thế chính xác hơn người ta còn gọi trùn chỉ là Tubuficids. Tubificids sống ở nơi có dòng nước chảy, nhiều chất hữu cơ đang phân hủy và bẩn, nhất là phân hữu cơ. Chỉ cần một dấu hiệu nhỏ, chúng nhanh chóng rút than vào đáy, sau đó lại thò đuôi ra vẩy sóng để lấy oxy ít ỏi trong nước bẩn (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

2.7 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam


Ở Việt Nam, ngành thủy sản là một trong những ngành đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường. Sản lượng của ngành đã phát triển không ngừng với tỉ lệ tăng trưởng cao (trung bình 10,1% hàng năm) kể từ 1993 đến 2003. Trong cơ cấu sản lượng thủy sản đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ sản lượng khai thác và tăng tỉ lệ sản lượng nuôi trồng. Năm 1992 sản lượng khai thác chiếm 83% và sản lượng nuôi trồng chiếm 17%, nhưng đến năm 2003 số liệu tương ứng là 65% và 35% (Phụ lục D). Mặt khác tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Diện tích mặt nước: hệ thống ao, hồ, ruộng có diện tích khoảng 1 triệu ha; vùng triều khoảng 0,7 triệu ha; hệ thống eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được qui hoạch khoảng 300.000-

400.000 ha; ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằn chịt trên phạm vi cả nước (Nguyễn Văn Nam, 2005). Bên cạnh tiềm năng về diện tích nuôi, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản tự nhiên nội địa và biển khá phong phú. Cá nước ngọt có 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao; cá nước lợ, mặn có 186 loài chủ yếu. Ngoài ra còn có tôm, nhuyễn thể…là những loài có giá trị kinh tế trong vùng. Tuy nhiên khả năng khai thác thủy sản nội địa chỉ khoảng 200 ngàn tấn/năm do diện tích khai thác bị thu hẹp dần và sự quản lí khai thác thiếu chặt chẽ.

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng được thiên nhiên rất ưu đãi về tiềm năng thủy sản. Nơi đây có diện tích mặt nước và có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản (Phụ lục E), với sự phong phú và đa dạng về các chủng loại cá cũng như các loại

hình thủy vực và chất nước nhất cả nước. Nghề khai thác thủy sản ở đây đã được người dân biết đến từ rất sớm với những cấp độ thô sơ và hiện đại khác nhau. Song song đó nuôi trồng thủy sản cũng được chú ý ngay từ buổi đầu, và nó cũng không ngừng được cải tiến theo sự phát triển của xã hội. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển từ những hình thức đơn giản như giữ nuôi cá trong nhà để phục vụ những bữa ăn gia đình cho đến những mô hình đơn canh, đa canh, thâm canh,...Các hình thức nuôi này đã trở nên quen thuộc với những nông dân trong nghề thủy sản. Không dừng lại ở phạm vi nuôi trong vùng nước ngọt, mà đã có rất nhiều thử nghiệm ương nuôi cá ở nước lợ và những vùng nước có độ mặn tương đối cao (Phụ lục F). Và phần lớn kết quả của những nghiên cứu đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu như giá trị từ sản phẩm khai thác đã từng đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu, thì ngày nay giá trị đó đã giảm nhiều và thay vào đó là các sản phẩm từ nuôi trồng. Trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt chiếm từ 54-56% trong sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước. ĐBSCL là vùng cung cấp sản phầm nuôi nước ngọt lớn nhất cả nước chiếm 63,1% (2003) tổng sản lượng cả nước (Phụ lục G).

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 27/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí