Kiểm Định Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Theo Đặc Điểm Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Đối Với Quyết Định Lựa Chọn


NBs

NB1

Tôi nhận biết được sản phẩm/dịch vụ

của ngân hàng X

Nhận biết thương hiệu

NB2

Ngân hàng X dễ nhận diện so với

những ngân hàng khác

NB3

Nhân viên của ngân hàng X hiểu rò về

ngân hàng hơn

NB4

Khi nói đến tên một ngân hàng X tôi

có thể nhớ đến logo của nó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

4.3.2 Phân tích nhân tố - Biến phụ thuộc

Thang đo quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế gồm 3 biến là QD1, QD2 và QD3. Hệ số KMO và kiểm định Barlett cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu (KMO = 0.610 > 0.5) và các biến tương quan với nhau trong tổng thể (sig = 0.000 < 0.5)

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5, điều này đảm bảo phân tích EFA là có ý nghĩa thực tiễn.


Bảng 4.9 Hệ số tải nhân tố biến phụ thuộc


Biến quan sát

Ban đầu

Hệ số tải nhân tố

QD1

1,000

0,628

QD2

1,000

0,826

QD3

1,000

0,624

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 4.10 cho thấy theo tiêu chuẩn Eigenvalue > 1 thì có 1 nhân tố được rút ra và nhân tố này giải thích được 69.3% biến thiên của dữ liệu.


Bảng 4.10 Phương sai giải thích của biến phụ thuộc



Nhân tố

Eigenvalues ban đầu

Tổng bình phương hệ số tải đã trích

xuất

Tổng cộng

Phần trăm của phương

sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

Tổng cộng

Phần trăm của phương

sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

1

2.078

69.257

69.257

2.078

69.257

69.257

2

.633

21.112

90.369




3

.289

9.631

100.000




(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả cho thấy 3 biến QD1, QD2 và QD3 được gom thành 1 nhân tố duy nhất làm giá trị cho biến phụ thuộc QD “Quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh”.

4.4 Phân tích hồi quy

4.4.1 Phân tích ma trận hệ số tương quan


Phân tích ma trận hệ số tương quan là bước phân tích rất quan trọng trước khi thực hiện phân tích hồi quy để xem các nhóm biến độc lập và nhóm biến phụ thuộc có đủ điều kiện để phân tích hồi quy hay không.

Bảng 4.11 Ma trận hệ số tương quan




QD

NB

LT

CL

TT


QD

Pearson Correlation

1

.458**

.653**

.187**

.155*

Sig. (2-tailed)


.000

.000

.006

.022


NB

Pearson Correlation


1

.034

.008

-.024

Sig. (2-tailed)



.615

.912

.725



LT

Pearson Correlation



1

-.035

-.148*

Sig. (2-tailed)




.611

.029


CL

Pearson Correlation




1

-.012

Sig. (2-tailed)





.855


TT

Pearson Correlation





1

Sig. (2-tailed)






(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả phân tích tương quan cho thấy các biến độc lập không có mối tương quan với nhau vì hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều rất nhỏ và có giá trị Sig

>0.05. Mặt khác, các biến độc lập đều có mối tương quan với biến phụ thuộc vì hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đều khác 0 và có giá trị Sig. <0.05.

Với kết quả ma trận hệ số tương quan ở bảng 4.11 các biến độc lập và biến phụ thuộc đủ điều kiện để thực hiện mô hình hồi quy.

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính


Phân tích hồi quy bội được thực hiện với 4 biến độc lập bao gồm: Nhận biết thương hiệu (NB), Liên tưởng thương hiệu (LT), Chất lượng cảm nhận (CL) và Lòng trung thành thương hiệu (TT).

Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân, mô hình đưa ra bao gồm biến độc lập được rút ra từ phần phân tích nhân tố khám phá bao gồm: (1) Nhận biết thương hiệu (NB),

(2) Liên tưởng thương hiệu (LT), (3) Chất lượng cảm nhận (CL), (4) Lòng trung thành thương hiệu (TT).


Bảng 4.12 Tóm tắt mô hình hồi quy


R


R2


R2

hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn sai số của ước lượng

Mức độ thay đổi giá trị thống kê


Durbin - Watson

Mức độ thay đổi

R2


Mức độ thay đổi F

Bậc tự do của tử số

Bậc tự do của mẫu

số

Mức độ thay đổi mức ý nghĩa F

.855

.730

.725

.33259

.730

144.159

4

213

.000

2.481

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) R2 hiệu chỉnh = 0.725 có ý nghĩa là: các biến độc lập trong mô hình giải thích 72.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc và còn lại sự biến thiên của biến phụ thuộc

không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, hay nói cách khác do các

yếu tố ngoài mô hình.

Ngoài ra, kiểm định từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 144.159 giá trị Sig. = 0.000 rất nhỏ (< 0,05), từ kết quả này cho thấy tồn tại ít nhất một biến độc lập giải thích có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợp

Kết quả mô hình hồi quy được thể hiện qua bảng 4.13 cụ thể như sau:

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy



Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa


Giá trị kiểm định t


Mức ý nghĩa

Thống kê đa cộng tuyến


B

Sai số chuẩn


Beta


Chấp nhận


VIF

Hằng số

.914

.142


6.420

.000



Nhận biết thương hiệu

.280

.023

.439

12.334

.000

.998

1.002


Liên tưởng thương hiệu

.362

.019

.686

19.032

.000

.976

1.025

Chất lượng cảm nhận

.155

.026

.211

5.917

.000

.998

1.002

Lòng trung thành thương hiệu


.161


.022


.269


7.483


.000


.977


1.023

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng

Căn cứ vào kết quả trên bảng 4.13, các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm: nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng trung thành thương hiệu có mức ý nghĩa <0.05 (Sig.<0.05).

Dựa vào kết quả mô hình hồi quy (Bảng 4.13) cho phép đưa ra một số kết luận

sau:

Thứ nhất, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 được xây dựng trong mô hình đề xuất

ở hình 2.7 được chấp nhận. Đồng thời mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau:

QD = 0.914 + 0.280*NB+ 0.362*LT + 0.155*CL + 0.161*TT

Viết lại:

Quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế = 0.914 + 0.280*Nhận biết thương hiệu + 0.362*Liên tưởng thương hiệu + 0.155*Chất lượng cảm nhận + 0.161*Lòng trung thành thương hiệu.


4.4.3 Kiểm tra sự vi phạm các giả định hồi quy


Giả định liên hệ tuyến tính


Hình 4.6 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa


(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Hình 4.6: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường thẳng đi qua tung độ 0 mà không tuân theo một qui luật (hình dạng) nào. Vì thế, cho phép kết luận giả định liên hệ tuyến tính không vi phạm.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư



Hình 4.7 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa


(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Quan sát biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram (hình 4.7) cho thấy, giá trị trung bình của các quan sát Mean = xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,991 (xấp xỉ =1). Vì thế, cho phép kết luận giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Giả định không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Kết quả phân tích trên bảng 4.5 cho thấy giá trị hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1.0250, đều nhỏ hơn 5 nên theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.217, 218), không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội vừa xây dựng.


Tóm lại, các kết quả kiểm định trên cho thấy, các giả định trong mô hình hồi quy tuyến tính không bị vi phạm. Vì thế, cho phép khẳng định mô hình hồi quy và các giả thuyết: H1, H2, H3, H4 đã được kiểm định trong nghiên cứu này được chấp nhận.

4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo đặc điểm doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

4.5.1 Doanh số giao dịch thanh toán quốc tế


Trước khi thực hiện kiểm định sự khác biệt theo doanh số giao dịch thanh toán quốc tế cần phải thực hiện kiểm định phương sai của các thuộc tính có bằng nhau hay không, nếu phương sai của các nhóm doanh số bằng nhau thì mới có thể tiếp tục thực hiện kiểm định sự khác biệt về sự lựa chọn ngân hàng giữa các nhóm doanh số. Tác giả sử dụng kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai và sử dụng kiểm định ANOVA về sự bằng nhau của giá trị trung bình.

Các giả thuyết được đặt ra như sau:

Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm doanh số về quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế.

H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm doanh số về quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế.

Kết quả kiểm định (phụ lục) cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.939

> 0.05 và giá trị thống kê Sig của bảng ANOVA = 0.674 > 0.05. Vì thế, cho phép kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhóm doanh số khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp được khảo sát có doanh số giao dịch và quy mô công ty khác nhau nhưng đều có chung nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

4.5.2 Số lượng ngân hàng giao dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022