Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 11


Tóm tắt chương 5

Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu các thành phần giá trị thương hiệu tác động lên quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế. Qua đó khám phá được đâu là thành phần giá trị thương hiệu tác động mạnh nhất lên quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế. Giá trị thương hiệu của công ty là tài sản quý giá nhất của công ty, nó có thể cao hơn giá trị sổ sách tài sản của công ty, nó giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên thương trường ngày nay.

Nghiên cứu đã đi sâu vào các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới cũng như trong nước, xác định được các thành phần giá trị thương hiệu tác động lên quyết định của khách hàng. Nó đã đóng góp thêm vào những kiến thức cho các ngân hàng về giá trị thương hiệu, vì đối với Việt Nam là nước đang phát triển với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khái niệm giá trị thương hiệu chưa được quan tâm nhiều.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đông Phong, 2014. Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ. HCM: NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Cục thống kê TP.HCM, 2016. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. [online] có sẵn tại: < http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nam-2016 > [Truy cập ngày 15.09.2016].

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1, 2). HCM: NXB Hồng Đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

4. Lê Ngọc Liên, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 11

HCM: NXB Lao động Xã hội.

6. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Nghiên cứu thị trường. HCM: NXB Lao động.

7. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Nghiên cứu khoa học trong Marketing. NXB Lao Động.

8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002. Các thành phần giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, B2002 – 22 – 23.

9. Nguyễn Trường Sơn và Trần Trung Vinh, 2011. Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng: điều tra thực tế tại thị trường ô tô Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê.


11. Phillip Kotler & Kevin Keller, 2013. Quản trị Marketing. NXB Lao Động - Xã Hội.

12. Trần Hoàng Ngân, 2008. Thanh toán quốc tế. NXB Thống kê.

13. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Hà Nội: NXB Lao Động – Xã Hội.

Danh mục tài liệu tiếng Anh:

14. Aaker, D. A., 1991. Managing brand equity. New York: The Free Press.

15. Aaker, D. A., 1991. The value of brand equity. Journal of business strategy, Vol. 13, No. 4, pp. 27-32.

16. Aaker, D.A. ,1996. Measuring Brand Equity across Products and Markets.

California Management Review, 38(3), 102-120.

17. Aaker, D.A., Kumar, V., & Day, G. S., 1995. Marketing research. New York: Wiley.

18. Almossawi, M., 2001. Bank selection criteria employed by college students in Bahrain: an empirical analysis. International Journal of Bank Marketing, 19 (3), pp.155-125.

19. Ambler, T. & Styles, C., 1996. Brand development versus new product development: towards a process model of extension decisions. Marketing Intelligence and Planning, Vol. 14, No. 7, pp. 10-19.

20. Anderson, W.vT., Jr., Cox, E.P. and Fulcher, D.G., 1976. Bank Selection Decision and Market Segmentation. Journal of Marketing, Vol. 40, pp. 40-5.

21. Barwise, P., 1993. Introduction to special issue on brand equity. International Journal of Research in Marketing, Vol 10, Issue 1, PP 3-8.

22. Bollen, K. A., 1989. Structural equations with latent variables. New York: Wiley.

23. Bowen, J.T. and Shoemaker, S., 1998, Loyalty: A stategic commitment, Cornell Hotel anh Restaurant Administration Quarterly, 29 (1): 12-25.


24. Chaudhuri, A., and Holbrook, M.B., 2001. The chain of effect from brand trust and brand effect to brand performance; the role of brand loyalty. Journal of marketing, 65 (2), 81-93.

25. Chen, A. C. H., 2001. Using free association to examine the relationship between the characteristics of brand associations and brand equity. Journal of product & brand management, 10 (7), pp 439 – 451.

26. Chen, C.F., Chang, Y-Y. Airline brand Equity, Brand Preference and Purchase Intensions – The Moderating Effect of Switching Cost. Journal of Air Transport Management, 14 (1) 40-42.

27. Cobb-Walgren, C.J., Ruble, C.A., & Donthu, N., 1995. Brand Equity, Brand Preference, and Purchase Intent. Journal of Advertising, 24(3), 25-40.

28. Don E. Schultz, Beth E Barnes, 1999. Strategic Brand Communication Campaigns, PP 35.

29. Eric, A.G. & Paul, W.A., 2009. Perspectives on brand equity. Darden business publishing, University of Virginia.

30. Farquhar, Peter H., 1989. Managing Brand Equity. Marketing Research, 1 (September), 24-33.

31. Gerbing, D. W. & Anderson, J. C., 1988. An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research 25 (2), pp186-192.

32. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., 2010. Multivariate Data Analysis. Seventh Edition. Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.

33. Hankinson, G. & Cowking, P., 1996. The reality of global brands: Cases and Strategies for Successful Management of Inrternational Brands. The Marketing Society.

34. ICC – International Chabel of Commerce, 2007. UCP600 – The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit.


35. Jalilvand, M. R. & Samiei, N., 2011. The effect of brand equity components on purchase intention: An application of Aaker’s model in the automobile industry. Journal of international business and management, 2(2), pp 149-158.

36. Kapferer, J. N., 1992. Strategic Brand Management. Free Press, New York, NY and Kogan Page, London.

37. Kapferer, J. N., 1998. Strategic Brand Management. 2nd edn, Kogan page, New York, NY and London.

38. Keller, K. L., 1993. Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand equity. Journal of Marketing, 57(1):1 -22.

39. Keller, K. L., 1996. Brand equity and integrated communication. in: E. Thorson and J. Moore (eds), Integrated communications: Synergy of persuasive voices, NJ: Lawrence Erlbaum associates, pp 103-132.

40. Keller, K.. L., 2003. Strategic Brand Management (2nd edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

41. Kennington, C., Hill, J., and Rakowska A., 1996. Consumer Selection Criteria for Banks in Poland. International Journal of Bank Marketing, 14/4, 12-21.

42. Kotler, P., 2000. Marketing Management: Analysis, Planning, Implementation and Control, 10th ed., Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NK.

43. Kotler, P. & Keller, K. .L., 2006. Marketing Management (12th edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

44. Lassar, W., Mittal, B., & Sharma, A., 1995. Measuring Customer-Based Brand Equity. Journal of Consumer Marketing, 12(4), 11-19.

45. Mohammad Reza Jalivand, Neda Samiei & Seyed Hesamaldin Mahdavinia, 2011. The effect of Brand Equity components on purchase intention. International business and management, Vol 2, 149-158.

46. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H., 1994. Psychometric theory (3rd ed.). New York: McGraw-Hill.


47. Philip Kotler, 1988. Principles of marketing (Third edition), Prentice Hall

48. Sonu Dua, Ramandeep Chahal, Aradhana Sharma, 2013. Interrelationship of Aaker’s customer based brand equity dimensions: offering a model to banking sector. Asian Journal of Management Research, ISSN 2229-3795.

49. Swait, J., Erdem, T., Louviere, J. & Dubbelaar, C., 1993. The equalization price: An ensure of consumer-perceived brand equity. International Journal of research in Marketing, Vol. 10, pp. 23-45.

50. Ta, H.P., and Har, K.Y., 2000. A Study of Bank Selection Decisions in Singapore using the Analytical Hierarchy Process. International Journal of Bank Marketing, 18, 170-180.

51. Tabachnick, B. G. & Fidell, L. S., 1996. Using multivariate statistics (3rd ed). New York: Harper Collins.

52. Talatu Raiya Umar, Nik Kamariah Nik Mat, Fatima Alfa Tahir, Jamal Mohammed Alekam, 2012. The Practicality and Application of Aaker’s Customer Based Brand Equity Model in the Nigerian Banking Sector. American Journal of Economics, Special Issue: 149-152.

53. Turnbull, P. and Gibbs, M., 1989. The selection of banking services among corporate customers in South Africa. International journal of bank marketing, (7)(5), PP36-39.

54. Tyler, K. and Stanley, E., 1999. UK bank-corporate relationship: large corporates' expectations of service. International journal of bank marketing, (17)(4), PP158-170.

55. Yoo, B. & Donthu, N., 1999. Developing and validating multidimensional consumer-based brand equity scale. Journal of business research, 52(1), pp 1–14.

56. Yoo, B. & Donthu, N. Lee, Sungho., 2000. An examination of selected marketing mix elements and brand equity. Journal of the academy of marketing science, 28(2), pp195-211.


PHỤ LỤC 1

GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ


1. Chuyển tiền (Telegraphic Transfer – TT)

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

Ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng:

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng và nhận phí dịch vụ chứ không bị ràng buộc gì cả. Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vảo khả năng và thiện chí của mỗi bên, Vì vậy, quyền lợi của người xuất khẩu khó đảm bảo nếu chuyển tiền trả sau. Trái lại, quyền lợi của người nhập khẩu khó đảm bảo nếu chuyển tiền trả trước.

Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng và phí dịch vụ ngân hàng thấp so với các phương thức khác.

Bên xuất khẩu và nhập khẩu thường áp dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng mua bán không lớn lắm. Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau, trong thương lượng hai bên sử dụng phương thức khác thích hợp.

2. Nhờ thu (Collection)

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra.

Các loại nhờ thu căn bản

- Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collections)


Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, trong đó, người bán gửi hàng và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người mua, sau đó gửi yêu cầu đòi tiền (hối phiếu ký phát) qua ngân hàng phục vụ mình để ngân hàng này thu hộ số tiền hối phiếu.

Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, người bán mất quyền kiểm soát hàng hóa và chưa được thanh toán cũng như không có bảo lãnh thanh toán ngay từ lúc hàng gửi đi, do đó rủi ro thanh toán hoàn toàn thuộc về người bán.

- Nhờ thu kèm chứng từ dạng DA (Document Collection DA)

Đây là nhờ thu, trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở bộ chứng từ. Bộ chứng từ nhờ thu bao gồm yêu cầu đòi tiền (hối phiếu) và kèm theo chứng từ thương mại.

Điều kiện trao bộ chứng từ thương mại cho người mua đi nhận hàng là: người mua phải ký chấp nhận thanh toán hối phiếu tại một thời điểm nhất định trong tương lai với chỉ thị rằng “Document against Acceptance – DA”. Như vậy, trong phương thức này thì rủi ro thanh toán hoàn toàn vẫn thuộc về người bán, bới vì người mua nhận hàng chỉ với lời hứa sẽ được thanh toán trong tương lai, còn việc thanh toán hay không thì chưa chắc chắn.

- Nhờ thu kèm chứng từ dạng DP (Document Collection DP)

Điều kiện trao bộ chứng từ thương mại trong phương thức này là: trao chứng từ khi được thanh toán “Document against Payment – DP”. Do chứng từ chỉ được trao khi nhận được thanh toán, do đó rủi ro đối với người bán có giảm so với phương thức DA. Bởi vì, nếu người mua không thanh toán thì người bán vẫn còn nguyên quyền định đoạt hàng hóa.

Ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng:

Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ là trung gian thu hộ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và nhận phí dịch vụ. Đối với phương thức thanh toán theo D/P, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo đủ tiền thanh toán theo DA, việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của bên nhập khẩu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022