Thang Đo Sự Hài Lòng Trong Công Việc (Job Satisfaction)


CHƯƠNG III

THU THẬP & XỬ LÝ DỮ LIỆU

Chương II đã trình bày cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chương III nhằm mục đích giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết.

3.1 Các nguồn thông tin

3.1.1 Thông tin sơ cấp

Thực hiện điều tra lấy ý kiến của các nhân viên ngân hàng liên quan đến vấn đề chất lượng sống trong công việc và sự hài lòng trong công việc, kết quả công việc.

3.1.2 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc, kết quả công việc của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới và chủ yếu được thu thập thông qua phương tiện Internet.

3.2 Thiết kế mẫu – Chọn mẫu

Tổng thể:

- Đối tượng khảo sát là các nhân viên của các ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Nhân viên ngân hàng được chọn để khảo sát bao gồm các nhân viên văn phòng làm việc tại các bộ phận kế toán, hành chính, tín dụng, giao dịch, thẩm định, xây dựng cơ bản, công nghệ thông tin… tại Hội sở, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch tại các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các nhân viên làm hợp đồng tự do, bán thời gian hay cộng tác viên đều bị loại trừ khỏi các đối tượng điều tra.

Kích thước mẫu

- Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn, khi tăng kích thước mẫu thì độ tin cậy của thông tin tăng nhưng tăng thêm thời gian, nguồn lực và chi phí lớn. Nếu cỡ mẫu nhỏ thì có lợi về chi phí, thời gian thực hiện nhưng thông tin có độ tin cậy kém.


- Nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA, hồi quy bội (MLR). Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường đạt từ 10:1 trở lên.

- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức:

n > = 8p + 50 Trong đó: n: kích thước mẫu

p: số biến quan sát của mô hình Theo Green (1991) trích trong Nguyễn (2011) cho rằng công thức trên tương

đối phù hợp nếu p < 7. Trong trường hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn mức cần thiết.

Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 300 nhân viên ngân hàng là hợp lý.

Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi được gửi đến các đối tượng hiện đang là nhân viên làm việc tại các Ngân hàng trên địa bàn TP.HCM.

3.3 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn gửi trực tiếp, qua địa chỉ email, nhờ bạn bè, đồng nghiệp gửi đến các cá nhân là nhân viên đang làm việc tại các Ngân hàng ở Tp. HCM và thông qua công cụ khảo sát trực tuyến.

Công cụ thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin là bảng câu hỏi dùng để thăm dò ý kiến của các đối tượng, trong đó:

Dạng câu hỏi là câu hỏi cấu trúc (đóng) với các loại câu hỏi và câu trả lời đã được liệt kê sẵn và người trả lời chỉ việc chọn, bao gồm: câu hỏi hai câu trả lời,


chọn một; câu hỏi nhiều câu trả lời, một lựa chọn; đánh giá theo thang điểm cho trước.

Và nội dung bảng câu hỏi bao gồm bốn phần chính (Phụ lục 2)

- Phần thứ 1: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về các khía cạnh chất lượng sống trong công việc.

- Phần thứ 2: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về sự hài lòng trong công việc.

- Phần thứ 3: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về kết quả công việc.

- Phần thứ 4: Thiết kế để thu thập thông tin mô tả đối tượng tham gia trả lời và gạn lọc đối tượng.

Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo những thông tin cần thiết thu thập đáng tin cậy phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu.

- Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan.

- Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách kiểm tra mức độ hiểu các câu hỏi, việc đánh giá được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp cho những đồng nghiệp quen biết để xem mức độ hiểu và trả lời (n = 30).

- Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát, sau đó tiến hành gửi trực tiếp và qua địa chỉ mail để thu thập thông tin.

Các câu hỏi đo lường các khía cạnh chất lượng sống trong công việc được phát triển dựa trên câu hỏi khảo sát của những nghiên cứu trước đây liên quan đến chất lượng sống trong công việc.


Các câu hỏi đo lường sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc được thiết kế dựa trên câu hỏi khảo sát của các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc trước đó.

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Chương trình vi tính thống kê được sử dụng để phân tích kết quả các câu hỏi dữ liệu thu thập là phần mềm SPSS 16.0.

Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, một số phương pháp phân tích sẽ được sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể như sau:

a. Phân tích mô tả

Phân tích này là phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: hình thức sở hữu ngân hàng, thâm niên làm việc, chức danh, giới tính, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập.

b. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sử dụng Cronbach alpha để kiểm tra độ tin cậy (reliability) các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu.

c. Phân tích nhân tố (Factor analysis)

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị (validity) được xem xét đến thông qua phân tích EFA, kiểm định KMO và Bartlett. Phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.

d. Phân tích mối quan hệ :

Để kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh chất lượng sống trong công việc và sự hài lòng trong công việc, kết quả công việc của nhân viên trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient”, được ký hiệu bởi chữ “r”. Giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1.

Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.


|r| → 1 : quan hệ giữa hai biến càng chặt

|r| → 0 : quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau:

< 5% : mối tương quan khá chặt chẽ

< 1% : mối tương quan rất chặt chẽ

Bước kế tiếp, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình.

Thực hiện phân tích T-test, ANOVA giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.

Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này cũng được tiến hành tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo chất lượng sống trong công việc, sự thỏa mãn trong công việc & kết quả công việc, và kiểm định mô hình lý thuyết.

3.5 Các thang đo

Trong nghiên cứu về tâm lý nhân viên tiếp thị tại TP.HCM, Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) đã nghiên cứu và xây dựng thang đo cho chất lượng sống trong công việc của nhân viên tiếp thị trong điều kiện Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, trong luận văn này, tác giả sử dụng lặp lại thang đo về chất lượng sống trong công việc của nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) để kiểm định trong thị trường ngân hàng.

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu gồm chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc.

3.5.1 Thang đo chất lượng sống trong công việc

Nguyễn & cộng sự (2011) đã xây dựng và kiểm định thang đo gồm 3 thành phần của chất lượng sống trong công việc dành cho nhân viên marketing tại Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đề xuất thang đo chất lượng sống trong công


việc gồm 9 biến quan sát thuộc 3 thành phần bao gồm: Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ, Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức.

Tác giả giữ nguyên thang đo của Nguyễn & cộng sự (2011) áp dụng cho nhân viên ngân hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Thang đo chất lượng sống trong công việc


Tên biến

Nhãn biến

1. Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (Survival Needs)

TT1

Công việc cung cấp cho tôi chế độ phúc lợi tốt

TT2

Tôi hài lòng với thu nhập của tôi tại ngân hàng này

TT3

Công việc hiện tại của tôi tại ngân hàng đảm bảo cho cuộc sống của tôi

2. Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (Belonging Needs)

QH 1

Tôi có bạn bè tốt tại ngân hàng này

QH2

Sau giờ làm tôi có đủ thời gian để giải trí

QH3

Tôi được tôn trọng tại ngân hàng này

3. Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (Knowledge Needs)

KT1

Công việc của tôi cho tôi thể hiện hết khả năng của mình

KT2

Công việc giúp tôi nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình

KT3

Công việc giúp tôi phát huy khả năng sáng tạo của bản thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011))

3.5.2 Thang đo sự hài lòng trong công việc

Nghiên cứu này sử dụng thang đo lường chung về sự thỏa mãn đối với công việc. Đây là sự cải tiến của thang đo JDI và cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong điều kiện Việt Nam. Tổng kết từ thang đo của Brayfield và Rothe (1951); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010), thang đo sự thỏa mãn chung trong công việc của đề tài gồm năm biến quan sát giải thích phù hợp cho sự thỏa mãn của nhân viên đang làm việc trong ngành truyền thông. Sau khi tiến hành nghiên cứu thử, kết quả cho thấy thang đo này không cần phải điều chỉnh câu chữ hay thêm bớt biến.


Bảng 3.2 Thang đo sự hài lòng trong công việc (Job satisfaction)


Tên biến

Nhãn biến

HL1

Ngân hàng này là nơi tốt nhất để tôi làm việc

HL2

Ngân hàng này như mái nhà thứ hai của tôi

HL3

Tôi vui mừng khi chọn ngân hàng này để làm việc

HL4

Nếu được chọn lại nơi làm việc, tôi vẫn chọn ngân hàng này

HL5

Nhìn chung, tôi cảm thấy hải lòng khi làm việc tại đây

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh (2010))


3.5.3 Thang đo kết quả công việc

Tương tự như đã thực hiện trên, dựa vào nghiên cứu của Nguyễn & cộng sự (2011), thang đo kết quả công việc gồm 4 biến quan sát, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thử nhằm khẳng định và hiệu chỉnh thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quan sát và ngôn từ sử dụng trong các biến quan sát này phù hợp với ngành ngân hàng. Vì vậy, tác giả giữ nguyên thang đo của Nguyễn & cộng sự (2011) áp dụng cho nhân viên ngân hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Thang đo kết quả công việc (Job performance)


Tên biến

Nhãn biến

KQ1

Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả

KQ2

Tôi luôn hài lòng với chất lượng công việc tôi đã làm

KQ3

Cấp trên tôi luôn tin rằng tôi là một người làm việc có hiệu quả

KQ4

Đồng nghiệp tôi luôn đánh giá tôi là người làm việc có hiệu quả

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) Đối với tất cả các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo Likert

5 điểm từ 1 đến 5 như sau: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, , (3) Phân vân, không ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý.


3.6 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Có 300 bảng câu hỏi được phát ra, kết quả thu về 267 bảng. Sau khi tiến hành loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời thiếu, câu trả lời mâu thuẫn nhau…), tác giả có được 234 bảng khảo sát để tiến hành nhập liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 200 mẫu.

- Về giới tính: trong 200 mẫu khảo sát thu thập được tỷ lệ nam và nữ không có chênh lệch lớn: mẫu khảo sát có 106 người là nam (chiếm 53%) và 94 người là nữ (chiếm 47%).

- Về chức danh: mẫu khảo sát có 13 người là quản lý (chiếm 6%) và 187 người là nhân viên (chiếm 94%).

- Về tình trạng hôn nhân: Trong nhóm các đối tượng khảo sát, chiếm 74% thuộc nhóm còn độc thân (tương đương 148 người) và 26% còn lại thuộc nhóm đối tượng đã kết hôn (tương đương 52 người).

- Về mức thu nhập: mẫu khảo sát có 124 người có mức thu nhập dưới 7 triệu/tháng (chiếm 62%), 64 người có mức thu nhập từ 7 triệu đến 12 triệu/tháng (chiếm 32%) và 12 người có mức thu nhập trên 12 triệu/tháng (chiếm 6%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022