Đồ Thị Phân Tán Scatterplot 2 – Phân Tán Giữa Phần Dư Và Giá Trị Dự Đoán


Hình 4.3 Đồ thị phân tán Scatterplot 2 – Phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán

Giả định phương sai thay đổi và phân phối chuẩn phần dư Xem xét đồ thị 1

- Giả định phương sai thay đổi và phân phối chuẩn phần dư: Xem xét đồ thị, có thể bác bỏ được giả định phương sai thay đổi, đồng thời cũng có thể chấp nhận được phần dư phân phối chuẩn.

Hình 4.4 Biểu đồ tần số Histogram 2 – Tần số của phần dư chuẩn hóa


Kết luận mô hình hồi quy 2 phù hợp với tập dữ liệu phù hợp với các 2


Kết luận mô hình hồi quy 2: phù hợp với tập dữ liệu, phù hợp với các tổng thể, các hệ số β4, β5, β6 có ý nghĩa thống kê, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, không vi phạm giả định tuyến tính, giả định phần dư như phương sai không đổi, phân phối chuẩn và độc lập. Các giả thuyết H2a, H2b, H2c được chấp nhận.

4.3 Kiểm định tác động của đặc điểm cá nhân tác động đến các nhân tố chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc và sự hài long trong công việc của nhân viên ngân hàng tại TP.HCM

4.3.1 Đặc điểm chức danh

Sử dụng kiểm định Independent-samples T-test. Kết quả T-test cho thấy giá trị sig trong kiểm định Levene của TT, QH, KT lớn hơn 0,05 nên phương sai giữa quản lý và nhân viên không khác nhau. Do vậy, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai bằng nhau. Kết quả kiểm định t cho thấy không có sự khác nhau về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ giữa quản lý và nhân viên ở độ tin cậy 95% (giá trị sig của kiểm định t đều lớn hơn 0,05).

Riêng HL và KQ thì giá trị sig trong kiểm định Levene bé hơn 0,05 nên phương sai giữa quản lý và nhân viên của sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc khác nhau. Sử dụng kết quả kiểm định t ở phương sai không bằng nhau, các giá trị sig của kiểm định t đều lớn hơn 0,05; do vậy, kết quả cho thấy cũng không có sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc giữa chức danh quản lý và nhân viên (với độ tin cậy là 95%).


Bảng 4.6 Kết quả T-test đối với đặc điểm chức danh


CHỨC DANH


Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình


Sig.

Sig.

TT

0,605

0,597

QH

0,279

0,912

KT

0,703

0,176

HL

0,026

0,234

KQ

0,011

0,377

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả SPSS)

4.3.2 Đặc điểm giới tính

Tương tự, ở độ tin cậy 95%, có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ và sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (TT, QH, KT) vì sig của t-test lần lượt bằng 0,004; 0,008; 0,032 - đạt mức ý nghĩa (với kiểm định Levene có Sig 0,405; 0,044; 0,205 – trường hợp phương sai bằng nhau). Nam được đánh giá là có sự thỏa mãn về nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu kiến thức đều cao hơn nữ (cảm nhận về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại của nữ là 3,86; còn nam là 4,20; cảm nhận sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ của nữ là 3,99; còn của nam là 4,29; cảm nhận sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức của nữ là 3,96; của nam là 4,21).


Bảng 4.7 Kết quả T-test đối với đặc điểm giới tính


GIỚI TÍNH



Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai


Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình


Sig.

Sig.

TT

0,405

0,004

QH

0,044

0,008

KT

0,205

0,032

HL

0,189

0,000

KQ

0,185

0,000

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Bảng 4.8 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo giới tính



Giới tính

Giá trị trung bình

Sai số thống kê

Trung bình lệch chuẩn


HL

Nam

4,4321

0,55627

0,05403

Nữ

4,0574

0,70612

0,07238


KQ

Nam

4,4292

0,54963

0,05338

Nữ

4,0878

0,39918

0,07212

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Đồng thời, có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc ở độ tin cậy 95%, vì Sig của T-test bằng 0,000 đạt mức ý nghĩa, với kiểm định Levene có Sig lần lượt bằng 0,189 và 0,185 – trường hợp phương sai bằng nhau). Nam cho rằng mình có sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc cao hơn nữ (sự hài lòng trong công việc của nam là 4,43, còn của nữ là 4,05; kết quả công việc của nam là 4,42, còn của nữ là 4,08). Việc này có thể giúp nhà quản trị các ngân hàng đánh giá được phần nào tình hình nhân sự thông qua phân khúc theo giới tính, để có thể đưa ra những hoạt động tác động đến những phân khúc mà công ty cho rằng cần phải điều tiết.


4.3.3 Đặc điểm tình trạng hôn nhân

Cũng tương tự như trên, sử dụng kiểm định Independent-samples T-test để đánh giá về đặc điểm tình trạng hôn nhân. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.9 Kết quả T-test đối với đặc điểm tình trạng hôn nhân


TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN



Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai


Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình


Sig.

Sig.

TT

0,175

0,031

QH

0,189

0,002

KT

0,070

0,004

HL

0,009

0,000

KQ

0,004

0,000

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Bảng 4.10 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo tình trạng hôn nhân



Giới tính

Giá trị trung bình

Sai số thống kê

Trung bình lệch chuẩn

HL

Độc thân

4,3770

0,64630

0,05313

Đã kết hôn

3,9115

0,56209

0,07795

KQ

Độc thân

4,3919

0,63279

0,05203

Đã kết hôn

3,9183

0,55067

0,07636

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Kết quả T-test cho thấy ở độ tin cậy 95%, tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến các nhân tố thuộc chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc vì Sig của T-test đều bé hơn 0,05, đạt mức ý nghĩa. Tình trạng độc thân được cho rằng sẽ có sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc cao hơn so với tình trạng đã kết hôn (kết quả công việc của tình trạng độc thân là 4,39 trong khi của tình trạng đã kết hôn là 3.91, còn sự hài lòng trong công việc của tình trạng độc thân là 4,37, của tình trạng đã kết hôn là 3,91). Nhà quản trị ngân hàng cần lưu ý vấn đề này trong công tác tuyển dụng nhân sự.


4.3.4 Đặc điểm mức thu nhập trung bình

Bảng 4.11 Kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với mức thu nhập trung bình


Mức ý nghĩa (Sig.)

Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại

0,252

Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ

0,124

Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức

0,304

Sự hài lòng trong công việc

0,940

Kết quả công việc

0,758

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Với các mức ý nghĩa thu được ở bảng 4.9 – kết quả kiểm định phương sai cho thấy phương sai của các yếu tố TT, QH, KT, HL, KQ giữa 3 mức thu nhập trung bình của nhân viên ngân hàng không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. (tất cả các sig đều lớn hơn 0,05). Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 4.12 Mức ý nghĩa trong kiểm định ANOVA đối với mức thu nhập bình quân của nhân viên


Mức ý nghĩa (Sig.)

Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại

0,000

Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ

0,004

Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức

0,000

Sự hài lòng trong công việc

0,000

Kết quả công việc

0,000

(Nguồn: Kết quả SPSS)


Bảng 4.13 Kết quả ANOVA thống kê nhóm theo mức thu nhập bình quân



Mức thu nhập bình quân

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại

Dưới 7 triệu

3,8118

0,81455

0,07315

Từ 7 đến 12 triệu

4,3750

0,79127

0,09891

Trên 12 triệu

4,6667

0,79127

0,09891

Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ

Dưới 7 triệu

4,0108

0,79853

0,07171

Từ 7 đến 12 triệu

4,3542

0,84176

0,10522

Trên 12 triệu

4,5833

0,51493

0,14865

Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức

Dưới 7 triệu

3,8602

0,79417

0,07132

Từ 7 đến 12 triệu

4,4531

0,79097

0,09887

Trên 12 triệu

4,6667

0,49237

0,14213

Sự hài lòng trong công việc

Dưới 7 triệu

4,0581

0,63337

0,05688

Từ 7 đến 12 triệu

4,5625

0,57666

0,07208

Trên 12 triệu

4,6667

0,49237

0,14213

Kết quả công việc

Dưới 7 triệu

4,0685

0,61596

0,05532

Từ 7 đến 12 triệu

4,5820

0,57053

0,07132

Trên 12 triệu

4,6667

0,49237

0,14213

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Kết quả kiểm định ANOVA và kết quả Post Hoc cho thấy có sự khác nhau về sự cảm nhận TT, QH, KT, HL, KQ giữa những nhân viên có mức thu nhập bình quân dưới 7 triệu/tháng và những nhân viên có mức thu nhập bình quân trên 12 triệu/tháng vì giá trị sig trong kiểm định ANOVA đều bé hơn 0,05, đạt mức có ý nghĩa và giá trị sig trong kiểm định Post Hoc cũng đều bé hơn 0,05 đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Kết hợp với kết quả từ bảng thống kê mô tả cho thấy các nhân viên có mức thu nhập bình quân từ 12 triệu/tháng trở lên có sự thỏa mãn công việc cao hơn các nhân viên có mức thu nhập bình quân dưới 7 triệu/tháng (xem phụ lục 9). Theo đó, kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc có xu hướng tăng so với mức tăng của thu nhập.


4.4 Phân tích sự đánh giá của nhân viên ngân hàng về chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc

Kết quả phân tích One-sample T-test cho thấy tất cả các yếu tố của thang đo chất lượng sống trong công việc đều được các nhân viên ngân hàng đánh giá ở mức khá cao, đều có điểm trung bình cao hơn mức giữa của thang đo Likert 5 điểm.

Nếu như theo kết quả phân tích hồi quy ở trên cho thấy, sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại có tác động mạnh nhất đến kết quả công việc cũng như là sự hài lòng trong công việc, thì trong kết quả phân tích One-sample T-test, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ lại là thành phần được đánh giá cao nhất trong các nhân tố tác động lên kết quả công việc cũng như sự hài lòng trong công việc trong mô hình này với điểm trung bình là 4,1550. Thành phần sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại được đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình 4,0433. Các thành phần này đều có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.14 Điểm trung bình của thang đo chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc, sự hài lòng trong công việc

STT

Nhân tố

Điểm trung bình

1

Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (TT)

4,0433

2

Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (QH)

4,1550

3

Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (KT)

4,0983

4

Kết quả công việc (KQ)

4,2688

5

Sự hài lòng trong công việc (HL)

4,2560

(Nguồn: Kết quả SPSS)

Đối với thang đo Kết quả công việc và Sự hài lòng trong công việc, phân tích giá trị trung bình cũng cho thấy đây là những thang đo được đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình lần lượt là 4,2688 và 4,2560 và có ý nghĩa thống kê.

Theo kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) về tâm lý của nhân viên tiếp thị tại Tp. Hồ Chí Minh, điểm của các nhân tố thuộc chất lượng sống trong công việc của nhân viên tiếp thị ảnh hưởng đến kết quả công việc thu được theo thứ tự sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ, sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức như sau: 0,70; 0,72; 0,62. Theo đó, trong các yếu tố

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí