Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên tại các Ngân hàng thương mại cổ phần TP.HCM - 2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố văn h a tổ chức có ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

- Đối tượng khảo sát: Các nhân viên làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

1.4 Phương pháp nghiên cứu‌


1.4.1 Nguồn dữ liệu sử dụng‌‌

Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp c được bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp với bảng câu hỏi thiết kế sẵn.

1.4.2 Phương pháp thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện th ng qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện th ng qua phương pháp định tính. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết về văn h a c ng ty, l thuyết về sự gắn kết nhân viên để hình thành mô hình nghiên cứu. Sau đ tiến hành nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận nh m để điều chỉnh thang đo, các khái niệm cho phù hợp.

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy để làm rò hơn các vấn đề liên quan đến giả thiết nghiên cứu.


1.5 Kết cấu luận văn‌

Luận văn c kết cấu gồm 5 chương, cụ thể như sau: CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 5- HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


CHƯƠNG 2‌


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 2 trình bày khái niệm và l thuyết về văn h a tổ chức, sự gắn b của nhân viên với tổ chức, mối quan hệ giữa văn h a tổ chức với sự gắn b của nhân viên và xem x t các nghiên cứu thực hiện trước đây trên thế giới và trong nước về sự liên hệ giữa văn h a tổ chức và sự gắn b nhân viên với tổ chức. Chương 2 c ng đưa ra đặc điểm hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần và đặc trưng văn h a của ngân hàng thương mại cổ phần. Các l thuyết này s làm cơ sở cho việc lựa chọn, thiết kế m h nh nghiên cứu và các giả thiết.

2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần và một số đặc trưng của ngân hàng thương mại cổ phần‌

2.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần‌

Ngân hàng thương mại cổ phần là cách gọi ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động. Gọi là ngân hàng thương mại cổ phần để phân biệt với các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam [2].


2.1.2 Đặc trưng ngân hàng thương mại cổ phần

Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/06/2013 có 34 ngân hàng thương mại cổ phần [3]. Các ngân hàng đều trải qua quá trình hình thành trên 15 năm (Xem Phụ lục 1). Với thời gian hình thành và phát triển khá dài, mỗi ngân hàng thương mại cổ phần đã xây dựng được bản sắc văn h a riêng. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần c ng c những điểm tương đồng.

- Triết lý kinh doanh


Ngân hàng vừa là người huy động vốn, vừa cho vay với khách hàng; xuất phát từ vị trí trung gian đ , sứ mệnh – hay bản tuyên bố lý do tồn tại của ngân hàng thương mại là “kết nối các nhu cầu tiền khác nhau trong nền kinh tế”.

Từ sứ mệnh, chiến lược kinh doanh của ngân hàng s được xây dựng, kết hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thích hợp trong từng hoàn cảnh, sao cho tạo được những điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến gửi và vay tiền. Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng khác nhau là khác nhau và n c ng phụ thuộc vào môi trường kinh doanh tại từng thời điểm, tuy nhiên những nội dung chính về chiến lược mà ngân hàng phải bảo đảm đ là: Kh ng ngừng hoàn thiện các sản phẩm phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu của khách; có những dịch vụ hỗ trợ để khách hàng khai thác được tối đa các sản phẩm đã cung ứng; tạo những tiện nghi, cải tiến thủ tục hồ sơ…

Như vậy, triết l kinh doanh đ ng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng vì nó là hệ thống các tôn chỉ, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược… c vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động của ngân hàng. Việc xây dựng được bộ triết l kinh doanh đúng đắn s là điều kiện hàng đầu cho việc thực hiện các hoạt động tiếp theo.

- Đạo đức kinh doanh


Đối với nhân viên ngân hàng, các tiêu chuẩn về đạo đức, tr nh độ lại càng có vai trò quan trọng hơn ai hết, vì họ là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của khách hàng và do đặc trưng của hoạt động ngân hàng là gắn liền với “tiền” – lĩnh vực rất nhạy cảm – rất dễ làm cho con người thay đổi. Từng ngân hàng đều có những quy định về tiêu chuẩn cần phải có của nhân viên ngân hàng, cụ thể như “vừa có Tâm vừa có Tầm, giỏi nghiệp vụ, hành động theo pháp luật, c đạo đức trong kinh doanh ngân hàng, văn minh trong giao tiếp, có nếp sống lành mạnh”…

- Văn hoá của ban lãnh đạo ngân hàng


Nếu h nh dung ngân hàng thương mại như một con tàu, th ban lãnh đạo của ngân hàng s có vị trí của một thuyền trưởng, ban lãnh đạo chính là linh hồn và là người có vai trò quyết định trong việc tạo nên văn h a kinh doanh của ngân hàng thương mại. Có thể ban lãnh đạo ngân hàng không liên tục có mặt, không tham gia trực tiếp vào các hoạt động của ngân hàng, nhưng khi cần thiết, đặc biệt là những lúc kh khăn, họ luôn là chỗ dựa vững chắc cả trong công việc lẫn tinh thần cho toàn ngân hàng. Họ không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ, chiến lược hoạt động, nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của ngân hàng, là người tạo ra m i trường cho các cá nhân phát huy tính sáng tạo và là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong ngân hàng. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn h a của người lãnh đạo s phản chiếu lên văn h a ngân hàng. Những g nhà lãnh đạo quan tâm, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách nhân viên s ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền.

Bên cạnh đ , các nhà lãnh đạo c ng g p phần tích cực trong việc đ ng g p kinh nghiệm, những giá trị văn h a học hỏi được trong quá trình xử lý các vấn đề chung. an lãnh đạo ngân hàng s sử dụng các kinh nghiệm này để đạt hiệu quả quản trị cao, tạo nên m i trường văn h a hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của ngân hàng.

- Khen thưởng và chế độ đãi ngộ


Những quy tắc đạo đức, hình thức khen thưởng và chế độ đãi ngộ là một trong những nội dung của đạo đức kinh doanh của ngân hàng, nó có tác dụng điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của ngân hàng, răn đe đội ng nhân viên tu dưỡng rèn luyện đạo đức giúp hình thành nên những con người hết lòng vì sự nghiệp chung trong một tổ chức có kỷ luật và ứng xử c văn hoá.

Việc tổ chức đánh giá kết quả làm việc tại các ngân hàng thường tổ chức định kỳ 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần. Việc thưởng dựa trên kết quả đánh giá nhân


viên và thường khen thưởng tại buổi tiệc tổng kết tổ chức cuối năm. Ngân hàng c ng thường tổ chức các chuyến du lịch, lễ hội kỷ niệm ngày thành lập ngân hàng,… cho các nhân viên và gia đ nh cùng tham gia tạo sự thân mật và đoàn kết. Các ngày lễ chính là dịp các nhân viên thoải mái cùng nhau, tạm quên công việc để vui chơi.

- Đào tạo và sự phát triển


C thể n i, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - nơi mà áp lực c ng việc, áp lực cạnh tranh rất lớn lu n đòi hỏi đội ng cán bộ, nhân viên phải thường xuyên trau dồi tr nh độ, chuyên m n, nghiệp vụ c ng như các kỹ năng mềm để phục vụ cho c ng việc. Th ng qua việc đào tạo, nhân viên s được nâng cao kiến thức, tr nh độ nghiệp vụ chuyên m n cùng các kỹ năng khác, từ đ tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và ngân hàng. Đồng thời, qua quá tr nh đào tạo, nhân viên c ng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.

Các ngân hàng thường xuyên tổ chức các kh a học về nghiệp vụ chuyên m n, các kh a học nâng cao nghiệp vụ và kĩ năng. Thậm chí c ngân hàng đã c trung tâm đào tạo riêng như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Điều này c thể cho thấy là các ngân hàng thương mại cổ phần khá là chú trọng đến việc đào tạo nhân viên.

- Các hình thức vật thể và phi vật thể khác


Biểu tượng:

Là một công cụ biểu thị đặc trưng của văn h a kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó biểu thị niềm tin giá trị mà ngân hàng muốn gửi gắm. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại truyền thuyết, khẩu hiệu, hình thức mẫu mã của sản phẩm, cách bố trí trong ngân hàng… đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, những ý niệm, những nghĩa tiềm ẩn bên trong, sâu xa cho


khách hàng tiếp nhận theo các cách thức khác nhau. Nên biển hiệu của các chi nhánh các cấp c ng phải thống nhất về kiểu mẫu và mầu sắc.

Ngôn ngữ, khẩu hiệu, trang phục và quy cách kiểu mẫu:

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể lựa chọn một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, song trong xu thế hội nhập thì việc sử dụng thành thạo tiếng Anh c ng là một trong những điều kiện thiết yếu của cán bộ công nhân viên ngân hàng.

Khẩu hiệu:

Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm, ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ và là cách diễn đạt ngắn gọn nhất của triết lý kinh doanh. Không chỉ nhân viên mà cả các đối tác luôn nhắc đến khẩu hiệu. Khẩu hiệu thường được sử dụng với các ngôn từ đơn giản nên để hiểu được nghĩa tiềm ẩn của chúng, cần liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của ngân hàng.

Về trang phục:

Trong giờ làm việc, tại trụ sở, quầy giao dịch thì cán bộ c ng nhân viên đều phải thực hiện mặc đồng phục, mang phù hiệu, huy hiệu logo theo quy định thống nhất. Màu sắc của trang phục được thống nhất theo màu nền của logo.

Ấn phẩm điển hình:

Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan nhận thấy rò hơn về văn h a kinh doanh của ngân hàng. Những tài liệu này giúp làm rò hơn về mục tiêu, phương châm hành động, niềm tin, giá trị chủ đạo, thái độ với cán bộ công nhân viên, khách hàng và xã hội của ngân hàng. Nó là một biểu trưng quan trọng và là căn cứ quan trọng để nhận biết về văn h a kinh doanh của một ngân hàng.

Các tập quán:

Trong hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt tập thể, các cá nhân và từng chi nhánh thành viên s xây dựng nên những tập quán ứng xử mang nghĩa xã hội và


tính nhân văn trong nội bộ, đối với cộng đồng xã hội n được mọi người ủng hộ. Nó được thể hiện bằng các hình thức như: Tập quán trong nội bộ ngân hàng; Tập quán với cộng đồng xã hội; Tập quán với khách hàng...

Mỗi ngân hàng có một văn h a khác nhau. Trong từng bộ phận, phòng ban, đơn vị từ Hội sở đến các Chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng lại hình thành thêm những n t văn h a riêng. Tuy nhiên, dù c những n t văn h a riêng khác nhau tại từng đơn vị nội bộ, từng ngân hàng nhưng do hoạt động trong cùng một tổ chức cùng một lĩnh vực nên vẫn có những văn h a chung đặc trưng.

Trong t nh h nh ngân hàng hoạt động kh khăn đặc biệt từ năm 2012, tại các ngân hàng c một số những thay đổi như:

- T m cách cắt giảm chi phí và rất nhiều ngân hàng mạnh tay cắt giảm thưởng. Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội trong tháng 11/2012, thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rò quan điểm, s dứt khoát nghiêm cấm các ngân hàng chia thưởng, tăng lương nếu như kh ng trích lập đủ dự phòng rủi ro và phải dành lợi nhuận để xử l nợ xấu. Ý kiến của Thống đốc được văn bản h a trong nội dung của Chỉ thị số 06 về hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2012 và năm 2013 ban hành h m 9/11. Theo một số chuyên gia tài chính ngân hàng, mức thưởng của ngành ngân hàng kh ng loại trừ nhiều ngân hàng cắt hẳn khoản thưởng bởi v làm ăn thua lỗ [4].


H nh 2 1 iểu đồ tăng giảm mức chi b nh quân cho nhân viên tại các ngân hàng 1


H nh 2.1: iểu đồ tăng/giảm mức chi b nh quân cho nhân viên tại các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013, so với cùng kỳ năm 2012 (Nguồn http://cafebiz.vn/viec-lam/thu-nhap-nganh-ngan-hang-6-thang-dau-nam)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022